Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp thường gặp ở vùng đốt sống lưng. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức, yếu và tê ở vùng lưng và cổ, đôi khi cơn đau có thể lan xuống vùng cánh tay hoặc chân. Những triệu chứng này có thể nghiêm trọng đến mức khiến bạn không thể đi lại, vận động như bình thường. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh, bạn có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm dưới đây.
8 loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyên dùng
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí ban đầu. Sau đó chúng chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống, khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội tại vùng sống lưng.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. Dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ đau và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn dùng loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm phù hợp.
Dưới đây là tổng hợp một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, thường có mặt trong các đơn thuốc của bác sĩ:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một trong các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến và hiệu quả nhất. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, thích hợp dùng cho những trường bị đau xương khớp ở mức độ nhẹ và trung bình. Tuy nhiên do thuốc không có tác dụng kháng viêm nên không dùng cho những trường hợp bị viêm xương khớp.
Loại thuốc nên dùng: Paracetamol.
Thận trọng:
- Thuốc có thể gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày, vì vậy không nên uống quá liều.
- Thuốc chống chỉ định cho người bị dị ứng với thành phần thuốc, người mắc bệnh phổi, tim mạch, thiếu máu, suy gan nặng.
Thuốc kháng viêm không có chứa thành phần steroid (NSAID)
Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định dùng cho những trường hợp người bệnh không có chuyển biến tốt sau khi dùng thuốc giảm đau. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng, hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Người bệnh cần dùng theo đơn của bác sĩ và không nên uống dài ngày vì nó có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Các loại thuốc phổ biến: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam.
Thận trọng:
- Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như loét dạ dày tá tràng, suy thận, suy gan, suy hô hấp, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau nhức đầu, giảm thính lực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Phụ nữ mang thai, người bị suy gan, suy thận, suy tim, viêm loét dạ dày tá tràng tuyệt đối không được dùng nhóm thuốc này.
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng cho những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau nhức khó chịu và không thể vận động đi lại được. Sử dụng loại thuốc này sẽ giúp bạn hạn chế các cơn đau ở dây thần kinh, hỗ trợ người bệnh khắc phục những cơn đau một cách nhanh chóng.
Các loại thuốc phổ biến: Amitriptyline, Duloxetine, Gabapentin, Pregabalin, Tramadol.
Thận trọng:
- Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt.
- Không dùng cho người bị dị ứng với thuốc, người không dung nạp glucose, galactose, người bị suy gan, thận, tiểu đường, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc giúp giảm đau gây nghiện (Opioids)
Trường hợp người bệnh bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm ở mức độ trung bình đến nặng có thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioids. Những loại thuốc này có thể được dùng cùng với nhóm thuốc giảm đau thông thường nhằm chống lại các cơn đau nhức khó chịu tại vùng cột sống. Tuy nhiên thuốc cũng cần hạn chế dùng trong thời gian dài do nó dễ gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe.
Các loại thuốc phổ biến: Codein, Morphin.
Thận trọng:
- Thuốc dễ gây ra các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn.
- Không dùng cho người bị dị ứng với thành phần của thuốc, người có các dấu hiệu như suy gan, suy hô hấp, động kinh.
Thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ thường được chỉ định khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài, gây co thắt các cơ. Loại thuốc này có tác dụng giảm co cơ, giảm co cứng tại cột sống, giảm lực của thần kinh tủy sống. Vì vậy nó sẽ hỗ trợ cải thiện đau nhức khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên những loại thuốc này cần đáp ứng yêu cầu đó là không gây yếu lực cơ và hạn chế tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Các loại thuốc phổ biến: Diazepam, Metaxalone, Mydocalm, Metropole.
Thận trọng:
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, gây hại cho gan thận.
- Không dùng cho người bị dị ứng với thành phần thuốc, người bị bệnh nhược cơ nặng.
Thuốc tăng tái tạo bao myelin
Thuốc tăng tái tạo bao myelin được chỉ định dùng cho những người bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 hoặc bị ở vùng đốt sống cổ. Nhóm thuốc này có tác dụng tái tạo lại bao myelin của những sợi thần kinh đã bị thoái hóa, hỗ trợ tăng tốc độ dẫn truyền xung động và các xung điện hóa của các dây thần kinh.
Các loại thuốc phổ biến: Cytidine, Uridine.
Thận trọng:
- Không dùng cho những người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
- Người bị co thắt cơ hoặc bị động kinh.
- Phụ nữ có thai và những đang cho con bú cần thận trọng.
Thuốc giảm đau dạng bôi
Bên cạnh các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm dạng uống người bệnh cũng có thể kết hợp thêm với một số loại thuốc dạng bôi. Nhóm thuốc này rất an toàn, dùng để bôi ngoài da, các hoạt chất trong thuốc sẽ thẩm thấu qua da và giúp giảm đau tại chỗ. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên những khu vực bị thoát vị đĩa đệm đều đặn mỗi ngày từ hai đến ba lần.
Các loại thuốc phổ biến: Capsaicin, Lidocain, Difelene,…
Thận trọng:
- Vùng da bôi thuốc có thể bị nóng đỏ, ngứa, phồng rộp nếu bôi quá nhiều.
- Không dùng thuốc cho những người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Không bôi lên vết thương hở hoặc đang bị tổn thương.
Tiêm Corticosteroid ngoài màng
Sử dụng thuốc Corticosteroid để tiêm ngoài màng cứng là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu áp dụng cho những người bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ trung bình đến nặng. Bác sĩ sẽ dùng một chiếc kim nhỏ để đưa thuốc vào khu vực chứa chất béo giữa xương và túi bảo vệ của các dây thần kinh cột sống. Loại thuốc này có tác dụng giúp giảm đau nhức, sưng viêm khá hiệu quả. Người bệnh sẽ cần tiêm mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau tối đa 7 ngày.
Các loại thuốc phổ biến: Methylprednisolone, Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Dexamethasone…
Thận trọng:
- Thuốc có thể gây biến chứng đau, xuất huyết tại chỗ tiêm.
- Vùng da bị kích ứng, teo da, nhạt màu, nhiễm trùng.
5 Loại thực phẩm chức năng cho người thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm do bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng có thể tham khảo một số sản phẩm viên uống bổ trợ xương khớp. Những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe này được bào chế chủ yếu từ tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ. Nhờ đó người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Glucosamine DHC
Glucosamine DHC là viên uống hỗ trợ xương khớp do Nhật Bản sản xuất. Sản phẩm chứa các hợp chất tự nhiên giúp nuôi dưỡng sụn khớp, giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp tăng cường sức khỏe của xương khớp.
Thành phần: Protein Mucopolysaccharide, Chiết xuất sụn gà, Collagen peptide, Bột chiết xuất xương, Protein hoạt tính whey đậm đặc, Glucosamine, Cellulose, Ester axit béo glycerin, Axit hyaluronic, Silicon dioxide tốt, CMC-Ca, Ca stearate.
Công dụng:
- Giảm đau xương cột sống do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Giảm triệu chứng sưng viêm tại khớp.
- Ngăn ngừa thoái hóa khớp.
- Tăng cường dịch nhầy tại khu vực lớp đệm của sụn khớp.
- Tái tạo và thúc đẩy quá trình phát triển của xương.
- Hỗ trợ duy trì xương sụn khớp luôn khỏe mạnh.
Cách sử dụng:
- Uống mỗi ngày 2 lần.
- Mỗi lần 3 viên.
- Dùng viên uống cả trước hoặc sau bữa ăn đều được.
- Uống cùng với nước lọc.
Giá bán: 450.000 đồng/túi 180 viên.
ZS Chondroitin
Với những người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung đều có thể sử dụng được viên uống bổ khớp ZS Chondroitin. Sản phẩm này được chiết xuất từ sụn vi cá mập và các loài giáp xác ở biển, giúp bổ sung các hoạt chất cần thiết cho sụn khớp như Glucosamine và Chondroitin MSM.
Thành phần: Chondroitin Sulfate, Nhôm silicat, natri saccharin, Carboxymethylcellulose canxi, magie stearate, hương thơm.
Công dụng:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng để tham gia vào quá trình nuôi dưỡng sụn khớp.
- Phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp.
- Giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, bôi trơn dịch khớp, tránh các xương ma sát với nhau gây đau.
- Tăng khả năng hấp thu hàm lượng lớn canxi vào trong xương.
- Giảm tình trạng đau nhức cột sống, đau mỏi vai gáy, đau đầu gối,…
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày uống 3 lần.
- Mỗi lần 2 viên.
- Nên dùng viên uống theo chỉ định từ bác sĩ.
Giá bán: 1.350.000 đồng/hộp 270 viên.
Jex Max
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Jex Max là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây viêm. Từ đó ngăn ngừa được quá trình phá hủy sụn khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe, toàn diện, ngăn ngừa tái phát bệnh. Những người bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên sử dụng Jex Max sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng khả năng vận động và chống nhức mỏi.
Thành phần: Hydrolyzed Collagen Peptide, Undenatured Type II Collagen, White Willow Bark Extract, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root Extract, Soy Lecithin Powder, Bromelain, Eggshell Membrane Extract, Corn Starch, Gelatin, Stearic Acid, Microcrystalline Cellulose & Magnesium Stearate.
Công dụng:
- Giảm đau cho những trường hợp bị thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.
- Bảo vệ và tái tạo sụn khớp.
- Bảo vệ màng hoạt dịch.
- Tăng độ bền và sự dẻo dai linh hoạt cho các khớp.
- Làm chậm tiến trình xương khớp bị thoái hóa.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày uống 2 lần.
- Mỗi lần 1 viên.
- Nên dùng vào buổi sáng tối.
- Nên uống Jex Max thường xuyên để đạt được hiệu quả cao.
Giá bán: 630.000 đồng/hộp 60 viên.
Blackmores Glucosamine
Blackmores Glucosamine là sản phẩm giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp. Đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp, giúp người bệnh đi lại vận động dễ dàng hơn. Đặc biệt hàm lượng Glucosamine có trong sản phẩm còn giúp sản sinh dịch nhầy để khớp hoạt động trơn tru hơn.
Thành phần: Hoạt chất Glucosamine sulfate sodium chloride complex và Equivalent to glucosamine sulfate.
Công dụng:
- Cung cấp các dưỡng chất giúp phục hồi, duy trì và tái tạo sụn khớp.
- Phòng ngừa cá bệnh như thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, loãng xương.
- Giúp giảm đau, kháng viêm, tăng cường dịch nhầy để các khớp hoạt động trơn tru.
- Tái tạo sụn khớp, duy trì sụn khớp khỏe mạnh, tránh bị hư tổn bởi gốc tự do.
Cách sử dụng:
- Uống mỗi ngày 1 viên.
- Nên uống sau bữa ăn.
- Duy trì thực hiện đều đặn để bệnh nhanh khỏi.
Giá bán: 550.000 đồng/hộp 180 viên.
Kwang Dong Joint Free Max 2000
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kwang Dong Joint Free Max 2000 là sản phẩm do hãng Kwang Dong của Hàn Quốc sản xuất. Viên uống có tác dụng giúp cải thiện các bệnh về khớp, tăng sinh sụn, tăng dịch khớp, cải thiện độ nhầy để bôi trơn khớp. Đặc biệt, sản phẩm hoàn toàn lành tính, không chứa chất tạo màu, tạo mùi, phụ gia độc hại, rất thích hợp với những bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương,….
Thành phần: Glucosamine, Chondroitin, MSM, Vitamin D, Canxi, Collagen, Vitamin B1, B6, C, D3, E, Tinh chất ngọc trai, Tảo biển…
Công dụng:
- Tác động tích cực tới sụn khớp, giúp phục hồi sụn, tái tạo mô sụn, tăng cường dịch nhầy để các khớp hoạt động trơn tru hơn.
- Cung cấp dưỡng chất phù hợp với nhu cầu hấp thu của cơ thể.
- Chắc khỏe xương, phòng ngừa loãng xương, xốp xương.
- Hỗ trợ sản sinh collagen tự nhiên duy trì sự đàn hồi của khớp.
- Giảm đau nhức xương do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày uống 2 viên.
- Nên uống Kwang Dong Joint Free Max 2000 trong hoặc sau bữa ăn.
- Uống cùng với nhiều nước để viên uống phát huy công dụng.
Giá bán: 1.300.000 đồng/hộp 200 viên.
Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để quá trình sử dụng các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được diễn ra an toàn, hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép của người có chuyên môn.
- Tham khảo thành phần thuốc, nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào thì không nên sử dụng.
- Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người bị suy gan, thận , viêm loét dạ dày,… là những đối tượng không nên sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Hỏi kỹ về tác dụng phụ của thuốc, một số loại có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy bạn nên lựa chọn những loại có ít tác dụng phụ hơn.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Không nên cùng lúc nhiều loại thuốc khác nhau để tránh tình trạng tương tác thuốc, gây ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin D, canxi, photpho, magie, omega-3, kali,… để giúp xương khớp luôn khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
- Nên tích cực vận động đi lại và tập luyện các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… Tránh bê vác nặng hoặc tập luyện quá sức sẽ khiến xương cột sống bị ảnh hưởng.
Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay. Căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như bạn kịp thời phát hiện và có những phương pháp điều trị đúng cách. Mong rằng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thể lựa chọn cho mình một loại thuốc phù hợp để mang lại hiệu quả cao.