Cách trị mề đay bằng muối không còn xa lạ với nhiều bệnh nhân. Nhờ có đặc tính sát khuẩn mạnh, nguyên liệu này có thể giúp làm sạch bề mặt da, chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, lạm dụng muối quá mức hoặc dùng không đúng cách có thể đem đến một số rủi ro nhất định, bệnh nhân nên thận trọng.
Có nên chữa mề đay bằng muối không?
Muối là một loại gia vị nấu ăn truyền thống không thể thiếu trong gian bếp của các gia đình Việt. Ngoài ra, nguyên liệu này còn nổi tiếng với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh nên thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về da liễu, bao gồm cả bệnh nổi mề đay mẩn ngứa.
Theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng, cách trị mề đay bằng muối có thể đem đến nhiều tác dụng tốt như:
- Diệt khuẩn, kháng nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Giảm sưng đỏ da, làm dịu các vùng da bị kích ứng.
- Làm dịu cơn ngứa tức thì.
- Làm sạch da, tạo điều kiện cho các mô bị tổn thương nhanh hồi phục.
- Ngăn chặn bệnh tiến triển và ảnh hưởng đến các vùng da lành.
Tuy nhiên, việc dùng muối để chữa mề đay cần cẩn trọng vì phương pháp này có thể đem đến một số rủi ro, đặc biệt là khi bạn lạm dụng nguyên liệu này quá mức. Cụ thể:
- Kích ứng da: Nếu dùng muối trực tiếp lên da bị mề đay hoặc vùng da nhạy cảm, vị mặn của muối có thể gây cảm giác nóng rát, bỏng xót, nhất là khi da có vết thương hở.
- Khô da: Sử dụng muối quá nhiều có thể khiến da bị khô và mất nước, từ đó làm tăng nặng cơn ngứa và các triệu chứng khác của nổi mề đay.
- Không cho hiệu quả lâu dài: Việc dùng muối có thể chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời, không điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra mề đay nên bệnh có thể dễ dàng tái phát trở lại.
- Chỉ phù hợp với người bị mề đay nhẹ: Sử dụng muối chỉ giúp hỗ trợ điều trị mề đay ở mức độ nhẹ. Trường hợp bị nặng, bệnh nhân cần được điều trị bằng các phương pháp y tế chuyên sâu.
Với những lợi ích và nguy cơ kể trên, bất cứ ai cũng nên thận trọng cân nhắc kỹ và khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng muối trị mề đay. Chỉ áp dụng phương pháp này dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bỏ túi: 4 Cách Dùng Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Hiệu Quả Nhất
7 Cách trị mề đay bằng muối đơn giản
Trong dân gian hiện đang lưu truyền nhiều công thức chữa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bằng muối. Bệnh nhân nên tắm nước muối ấm, chườm nóng hoặc kết hợp cùng các nguyên liệu thiên nhiên khác để đẩy lùi bệnh nhanh hơn.
1. Tắm hoặc ngâm nước muối ấm chữa nổi mề đay
Bệnh nhân bị mề đay thường được khuyến cáo nên tắm bằng nước ấm có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng. Việc thêm muối biển vào trong nước tắm còn giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trường hợp chỉ bị nổi mề đay ở tay, chân hay các vùng da nhỏ, bạn có thể dùng nước muối ấm để ngâm hoặc vệ sinh da, giúp cho khu vực này luôn sạch sẽ.
Chuẩn bị:
- 1/2 bát muối hạt
Cách làm:
- Bỏ muối hạt vào trong chậu hay buồn nước tắm
- Hòa tan muối dùng nước này để tắm rửa hoặc ngâm mình trong khoảng 10 phút.
- Cuối cùng, dội lại toàn bộ cơ thể với nước sạch để loại bỏ các tinh thể muối bám dính trên da.
2. Mẹo trị mề đay bằng muối kết hợp với lá trầu không
Đây là cách trị mề đay tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Trong lá trầu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất quý như phenolic, betal – phenol, muối khoáng, chavicol, protein và vitamin C. Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc diệt khuẩn, ức chế dị ứng, giảm hiện tượng ngứa da, nổi mẩn và cải thiện sức đề kháng cho làn da, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị mề đay của muối.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá trầu không bánh tẻ
- Một ít muối hạt
Cách làm:
- Trước tiên, bạn hãy lần lượt rửa từng lá trầu dưới vòi nước cho sạch tạp chất và bỏ vào tô nước muối loãng ngâm thêm 15 phút nữa.
- Vớt lá trầu ra cho ráo nước, thái nhỏ và bỏ vào cối giã nát cùng với muối.
- Làm sạch khu vực bị nổi mề đay, sau đó đắp hỗn hợp lá lên da để trong thời gian từ 20 – 30 phút.
- Sử dụng nước ấm lại sạch vùng da vừa điều trị rồi thấm khô bằng khăn mềm.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
3. Chườm muối nóng giảm ngứa, chống nổi mề đay
Thêm một cách trị mề đay bằng muối đơn giản để bạn tham khảo đó chính là chườm muối rang nóng. Phương pháp này có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa và kích thích lưu thông máu, tạo điều kiện cho các vết phát ban nhanh lặn.
Tuy nhiên, bạn không nên chườm muối quá nóng. Nhiệt độ cao không chỉ dễ gây bỏng mà còn kích thích nổi mề đay nghiêm trọng hơn.
Chuẩn bị:
- 1 bát muối hạt
- 1 túi vải sạch
Cách làm:
- Bỏ muối vào chảo và rang trên bếp cho đến khi muối nóng lên
- Đổ hết muối vào trong túi vải. Sờ thử bên ngoài túi để đánh giá nhiệt độ, nếu thấy quá nóng thì chờ vài phút cho muối nguội bớt.
- Tiến hành chườm bọc muối lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 15 phút.
- Lặp lại cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu.
Tham khảo thêm: Bị nổi mề đay vào ban đêm nguy hiểm không? Có chữa được không?
4. Bài thuốc chữa mề đay từ muối và lá ngải cứu
Để nâng cao hiệu quả chữa mề đay của muối, bạn có thể kết hợp chung với lá ngải cứu. Thảo dược này được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa, tiêu viêm, giải độc, an thần, giảm căng thẳng. Tất cả đều góp phần giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ đẩy lùi bệnh nổi mề đay mẩn ngứa nhanh hơn.
Chuẩn bị:
- 50g muối
- 1 nắm ngải cứu
- 1 miếng vải sạch
Cách làm:
- Rửa ngải cứu thật sạch, bỏ ra rổ cho ráo nước hoàn toàn.
- Muối bạn đem rang nóng rồi tiếp tục bỏ ngải cứu vào, đảo đều tay cho đến khi lá héo và tiết ra tinh dầu.
- Bọc hỗn hợp vào trong miếng vải sạch rồi chườm trực tiếp lên vùng da bị mề đay.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày nếu chứng nổi mề đay kéo dài.
5. Chữa mề đay bằng muối và dầu ô liu
Chứa chất béo lành mạnh, dầu ô liu có thể giúp giảm hiện tượng viêm đỏ, phù nề trên da, đồng thời dưỡng ẩm và xoa dịu cơn ngứa. Kết hợp dầu ô liu với muối đúng cách còn giúp bệnh mề đay nhanh chóng bị đẩy lùi.
Chuẩn bị:
- 1/2 bát muối hạt
- 1 muỗng dầu ô liu
Cách làm:
- Pha cả 2 nguyên liệu trên vào trong nước tắm có độ ấm vừa phải.
- Ngâm mình trong bồn nước tắm từ 5 – 10 phút kết hợp massage toàn thân để thư giãn và loại bỏ các tác nhân gây kích ứng bám dính trên da.
- Dùng nước sạch tắm thêm lần nữa, tránh để dầu và vị mặn của muối lưu lại trên da.
- Lặp lại cách trị mề đay bằng muối và dầu ô liu 2 – 3 lần/tuần.
6. Bí quyết trị mề đay bằng muối và mướp đắng
Quả mướp đắng có tính mát và khả năng kháng khuẩn, giải độ tự nhiên nên thường được dân gian sử dụng để điều trị rôm sảy, nóng gan, nổi mề đay và nhiều bệnh lý khác. Trường hợp đang bị mề đay, bạn có thể kết hợp mướp đắng chung với muối để tăng công dụng diệt khuẩn, giảm nổi mẩn ngứa, làm mát da, đồng thời bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất tốt giúp tổn thương nhanh hồi phục.
Chuẩn bị:
- 3 quả mướp đắng
- 1/2 thìa muối
Cách làm:
- Rửa sạch mướp đắng, bỏ hạt rồi đem xay nhuyễn với muối
- Lọc hỗn hợp lấy nước cốt.
- Để điều trị mề đay, bạn chỉ cần lấy hỗn hợp trên pha với nước để tắm rửa hoặc bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh trong 20 phút.
- Thực hiện hằng ngày để loại bỏ các triệu chứng khó chịu.
7. Tắm nước muối và tinh dầu tràm
Nếu trong nhà có sẵn tinh dầu tràm, bạn có thể tận dụng đặc tính quý của nguyên liệu này để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mề đay bằng cách thêm vào nước tắm. Nhờ được chiết xuất ở dạng đậm đặc, tinh dầu tràm có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ức chế phản ứng sưng viêm, phù nề trên da, chống dị ứng, giảm ngứa da và làm ẩm cơ thể.
Cách chữa mề đay bằng muối và tinh dầu tràm thích hợp với những người bị nổi mề đay do lạnh hoặc do dị ứng, có thể áp dụng cho người lớn hay trẻ em đều được.
Chuẩn bị:
- Tinh dầu tràm nguyên chất
- 1/2 bát muối
Cách làm:
- Hòa tan muối và 3 – 4 hạt tinh dầu tràm trong nước tắm
- Tiến hành ngâm mình hoặc tắm rửa với hỗn hợp này trong thời gian tối đa là 10 phút
- Sử dụng nước sạch để tráng lại cơ thể.
Giải đáp: Nổi mề đay có kiêng tắm không? Có cần tránh nước?
Nguyên tắc giúp đảm bảo an toàn khi trị mề đay bằng muối
Cách trị mề đay bằng muối sẽ an toàn và mang lại hiệu quả tốt hơn nếu bạn tuân thủ đúng cách nguyên tắc dưới đây:
- Không sử dụng quá nhiều muối: Lạm dụng muối quá mức có thể gây kích ứng da, đặc biệt là khi da đang bị tổn thương do mề đay. Nên pha loãng muối trong nước ấm để tránh gây tổn thương thêm cho da.
- Tránh chà xát mạnh: Khi sử dụng nước muối để tắm rửa hoặc vệ sinh vùng da bị mề đay, bạn nên thoa nhẹ nhàng. Tránh chà xát mạnh khiến da bị đau rát và tổn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí là nhiễm trùng.
- Kiểm tra phản ứng dị ứng: Trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa mề đay nào với muối, bạn nên thử trên một vùng nhỏ của da để đảm bảo không có phản ứng dị ứng hoặc kích ứng nào xảy ra.
- Không sử dụng muối khi da có vết thương hở: Muối có thể gây rát da, đau xót và làm trầm trọng thêm vết thương hở sẵn có. Vì vậy, nếu khu vực da bị nổi mề đay có vết thương hở, bạn nên tránh sử dụng muối.
- Không xát muối trực tiếp lên da: Một số ý kiến cho rằng, việc bỏ muối trực tiếp lên vùng da bị mề đay sẽ giúp nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi nồng độ muối cao có thể khiến các tế bào da bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng muối sạch, đảm bảo vệ sinh: Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng muối biển hoặc muối tinh khiết. Tránh các loại muối chứa chất phụ gia hoặc muối không đảm bảo chất lượng.
- Hạn chế thời gian tiếp xúc: Không ngâm, tắm nước muối hay chườm muối trên da quá lâu làm mất độ ẩm tự nhiên của da. Bạn chỉ nên áp dụng từ 10-15 phút.
- Không sử dụng muối thay thế điều trị y tế: Mặc dù muối có thể giúp giảm bớt triệu chứng ngứa và khó chịu tạm thời nhưng không nên sử dụng như là phương pháp điều trị chính. Nếu tình trạng mề đay nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị theo phác đồ y tế.
Nhìn chung, cách trị mề đay bằng muối mặc dù có thể đem đến những lợi ích nhất định nhưng chỉ an toàn khi được sử dụng đúng cách. Các trường hợp bị nổi mề đay nhẹ có thể thử áp dụng cách này nhưng cần theo dõi chặt chẽ và thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng bệnh vẫn tiếp tục tăng nặng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN
- 10 cách chữa nổi mề đay tại nhà đơn giản và lành tính
- Bệnh nổi mề đay có lây không? Chuyên gia giải đáp
Nguồn: Soytethainguyen