Chữa mề đay bằng lá tía tô là một phương pháp dân gian đang được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, hiệu quả thật sự của bài thuốc dân gian này đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả không?
Lá tía tô là loại rau thơm khá quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Không đơn thuần chỉ là thực phẩm, loại lá này còn được Đông y sử dụng làm dược liệu với nhiều tên gọi như tô tử hay xích tô,…
Y học cổ truyền ghi nhận, lá tía tô có tính ấm, giúp tán phong, trừ hàn, tiêu độc, làm ấm cơ thể. Chủ trị cảm sốt, mề đay, viêm khớp, thoái hóa khớp, vảy nến và nhiều bệnh lý khác.
Theo nghiên cứu hiện đại, một số thành phần của lá tía tô cũng có thể đem đến những lợi ích nhất định trong điều trị mề đay. Cụ thể như sau:
- Quercetin: Là một flavonoid có tính kháng viêm và chống dị ứng. Chất này giúp giảm sản xuất histamin, từ đó cải thiện các triệu chứng ngứa và sưng phù da do nổi mề đay gây ra.
- Luteolin: Hỗ trợ làm giảm viêm và ức chế phản ứng dị ứng, qua đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng nổi mề đay mẩn ngứa.
- Acid alpha-linolenic (ALA): Đây là một loại axit béo omega-3 có tính kháng viêm, hỗ trợ giảm hiện tượng nổi mẩn đỏ và làm dịu triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do mề đay gây ra.
- Rosmarinic acid: Kháng viêm, chống dị ứng, cải thiện sức khỏe da.
- Vitamin C: Thành phần này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da.
Với những tác dụng trên, lá tía tô được cả dân gian lẫn Y học cổ truyền tin dùng trong điều trị bệnh mề đay. Tuy nhiên, do có nguồn gốc tự nhiên nên dược tính của lá khá nhẹ, không cho hiệu quả ngay sau khi sử dụng.
Cách chữa mề đay bằng lá tía tô chỉ thích hợp áp dụng để hỗ trợ điều trị trong giai đoạn nhẹ của bệnh bởi lúc này các triệu chứng bệnh mới phát nên dễ kiểm soát hơn. Trường hợp bị mề đay nặng, có tính chất kéo dài, nếu chỉ sử dụng phương pháp dân gian này thì sẽ khó có thể ức chế được sự tiến triển của bệnh, từ đó gây nguy cơ gặp biến chứng cao.
Để đảm bảo tính phù hợp cùng hiệu quả, trước khi sử dụng lá tía tô trị mề đay, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu.
XEM THÊM: 7 Cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực hay, dễ thực hiện tại nhà
10 Cách dùng lá tía tô chữa mề đay dễ làm
Lá tía tô được sử dụng để chữa mề đay theo đường ăn uống lẫn dùng ngoài. Bạn có thể tham khảo 10 cách đơn giản dưới đây:
1. Đắp lá tía tô trị nổi mề đay
Lá tía tô có tính kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Bạn có thể tận dụng đặc tính này để làm dịu ngứa. giảm triệu chứng nổi mề đay, hỗ trợ làm sạch da và cải thiện lưu thông máu bằng cách giã nát lá và đắp trực tiếp lên da.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô
- Vài hạt muối ăn
Cách thực hiện:
- Rửa lá tía tô qua vài lần nước cho sạch rồi ngâm với nước muối loãng 15 phút
- Giã nát lá cùng với muối ăn.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị nổi mề đay.
- Để khoảng 20-30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất áp dụng: Mỗi ngày áp dụng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Uống nước lá tía tô giảm nổi mề đay mẩn ngứa
Nước lá tía tô giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy, ức chế dị ứng, giảm viêm, qua đó đẩy lùi bệnh mề đay từ bên trong cơ thể . Ngoài ra, thức uống này còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay khác hiệu quả hơn.
Chuẩn bị:
- 100g lá tía tô tươi
- 200ml nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và để ráo.
- Xay nhuyễn lá, sau đó vắt lấy nước cốt.
- Đun sôi nước cốt với 200ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
- Chia thành các phần nhỏ và uống trong ngày.
Tần suất áp dụng: Thực hiện bài thuốc uống chữa mề đay bằng lá tía tô theo hướng dẫn trên đều đặn hàng ngày đến khi các dấu hiệu bệnh chấm dứt hẳn.
Tham khảo thêm: 8 cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng cực đơn giản
3. Chữa mề đay bằng cách tắm lá tía tô
Đây cũng là một trong những cách chữa mề đay bằng lá tía tô đơn giản nhất. Tắm lá tía tô có tác dụng tích cực trong việc làm dịu da, giảm ngứa và kháng viêm, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da, giúp cải thiện tình trạng tổn thương do bệnh gây ra.
Phương pháp này cũng giúp toàn thân được hấp thụ tinh chất từ lá tía tô, tăng cường sức đề kháng và giảm triệu chứng ngoài da do mề đay gây ra một cách hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô tươi
- 1 thìa muối biển
- 3 lít nước sạch
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô và cho vào nồi.
- Thêm 3 lít nước sạch và 1 thìa muối biển vào, đun sôi hỗn hợp trong 10 phút
- Sau đó bạn để nước lá nguội một chút hoặc pha chung với nước lạnh cho âm ấm rồi lấy tắm ngay.
Tần suất áp dụng: Kiên trì tắm lá tía tô mỗi ngày 1 lần hoặc dùng nước vệ sinh vùng da tổn thương 2 – 3 lần trong ngày để nhanh chóng cải thiện được cơn ngứa cùng các cảm giác khó chịu do mề đay gây ra.
Lưu ý khi thực hiện:
- Không tắm khi nước lá tía tô đang nóng. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng là từ 37 – 44 độ C.
- Không tắm quá lâu khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
- Sử dụng nước sạch thông thường tắm lại sau khi dùng nước lá tía tô để loại bỏ tạp chất còn sót lại, giúp da sạch hoàn toàn.
4. Uống trà lá tía tô tươi chữa mề đay
Uống trà lá tía tô tươi giúp làm dịu triệu chứng mề đay nhờ vào các thành phần tự nhiên có trong lá tía tô, như tinh dầu và các chất chống oxy hóa. Phương pháp này không chỉ giúp giảm ngứa và viêm da mà còn tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng. Ngoài ra, trà lá tía tô còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và làm mát, mang lại cảm giác dễ chịu
Chuẩn bị:
- Một ít lá tía tô ( khoảng 30g tươi hoặc 10g khô)
- 300ml nước.
Cách thực hiện:
- Nếu dùng lá tía tô tươi, bạn hãy rửa thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Trường hợp dùng lá khô, bạn cũng nên rửa qua ít nhất 1 lần nước để loại bỏ bụi bẩn bám dính vào lá trong quá trình phơi.
- Đun sôi 300ml nước trong nồi. Sau đó cho lá tía tô vào, giảm lửa và đun tiếp trong khoảng 10-15 phút.
- Sau khi đun xong, tắt bếp, lọc bỏ bã.
- Uống trà khi còn ấm hoặc để trà nguội rồi dùng.
Lượng dùng: Duy trì uống 2 – 3 tách trà lá tía tô mỗi ngày để các triệu chứng bệnh mề đay được cải thiện rõ ràng.
5. Cách chữa mề đay bằng lá tía tô kết hợp với gừng
Gừng được xem là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, nổi bật với tính kháng viêm, giảm đau và làm ấm cơ thể. Sự kết hợp giữa nguyên liệu này với lá tía tô sẽ tạo ra một bài thuốc có tác dụng toàn diện hơn, không chỉ giảm triệu chứng nổi mề đay mà còn giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng hiệu quả, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các mô bị tổn thương.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô
- 1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cả 2 nguyên liệu trên rồi thái nhỏ
- Bỏ vào ấm hãm trà chuyên dụng và tráng qua 1 lần nước sôi, gạn bỏ đi.
- Tiếp tục đổ thêm nước sôi vào cho đầy ấm.
- Đậy nắp lại trong trong vòng 15 phút. Lúc này, các hoạt chất trong lá tía tô và gừng đã được giải phóng khiến nước trà chuyển sang màu vàng nhạt.
- Rót uống 2 -3 lần trong ngày cho hết. Có thể thêm một ít mật ong để tăng hương vị và hiệu quả.
Lượng dùng: Mỗi ngày hãm uống 1 ấm theo hướng dẫn tương tự như trên.
6. Chườm lá tía tô giảm ngứa, chống nổi mề đay
Nếu đang tìm kiếm một cách chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả mà dễ làm, bạn không nên bỏ qua phương pháp này. Khi được sao nóng, tinh dầu trong lá tía tô sẽ được giải phóng và phát huy tối đa khả năng kháng viêm, giảm đau, chống dị ứng, giúp làm dịu vùng da bị tổn thương. Hơi ấm từ lá cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, kích thích quá trình hồi phục của da, đồng thời giúp làm giãn mạch máu, mang lại cảm giác dễ chịu.
Bên cạnh đó, chườm lá tía tô còn giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng. Điều này cũng góp phần hỗ trợ quá trình hồi phục trong trường hợp nổi mề đay do stress.
Chuẩn bị:
- 100 – 200g lá tía tô tươi
Cách thực hiện:
- Rửa lá tía tô với vài lần nước để loại bỏ hoàn toàn tạp chất bám dính trên lá.
- Cho lá tía tô vào chảo khô, sao nóng cho đến khi lá mềm và có mùi thơm (không để lá cháy).
- Tiếp theo, bạn gói lá vào một miếng khăn sạch.
- Chườm lên vùng da bị nổi mề đay trong khoảng 15 phút.
Tần suất áp dụng: Mỗi ngày 2 – 4 lần tùy theo mức độ ngứa cùng tình trạng nổi mề đay.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ để không làm bỏng da. Nếu lá nguội, bạn có thể đem sao nóng trở lại rồi tiếp tục chườm.
7. Thoa nước cốt lá tía tô và muối trị mề đay
Việc thoa nước cốt lá tía tô kết hợp với muối mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị mề đay. Các hoạt chất có trong lá tía tô giúp giảm ngứa, sưng và kích ứng da, trong khi muối có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ làm sạch và tăng cường quá trình hồi phục của da.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô
- Vài hạt muối
Cách thực hiện:
- Rửa lá tía tô cho thật sạch và ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
- Thái nhỏ lá, bỏ vào cối giã nát với muối hoặc bạn có thể dùng máy xay nhuyễn đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bỏ hỗn hợp vào trong túi vải, vắt kiệt nước, bỏ bã.
- Thoa hỗn hợp nước lá tía tô và muối lên da.
- Để khô tự nhiên và lưu lại trong 20 phút trước khi rửa lại với nước sạch.
Tần suất áp dụng: Mỗi ngày 2 – 3 lần.
MÁCH BẠN: Lưu ngay 7 cách trị mề đay bằng muối cực hay từ dân gian
8. Đẩy lùi bệnh mề đay bằng cách xông hơi lá tía tô
Thêm một cách chữa mề đay bằng lá tía tô cực hay để bạn tham khảo đó là xông hơi lá tía tô. Hơi nước từ lá tía tô chứa nhiều tinh dầu và các hợp chất kháng viêm, giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy và kích ứng.
Ngoài ra, xông hơi cũng giúp mở lỗ chân lông, thải độc tố ra ngoài và tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ quá trình hồi phục da, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá và thân cây tía tô
- 1 thìa muối biển
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị
- Cho lá tía tô và muối biển vào nồi, đổ nước vào và đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Tắt bếp, trùm khăn kín và ngồi ở nơi kín gió để xông hơi toàn thân. Hé mở vung nồi một cách từ từ, đảm bảo hơi nước có thể từ từ thoát ra ngoài và lan tỏa đều quanh cơ thể nhưng không gây bỏng.
Tần suất áp dụng: Lặp lại quy trình xông hơi bằng nước lá tía tô 2 – 3 lần trong tuần để loại bỏ hoàn toàn độc tố trong cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngứa chứng nổi mề đay tái phát trở lại.
Lưu ý:
- Không áp dụng phương pháp xông hơi cho trẻ nhỏ vì nguy cơ gây bỏng cao.
- Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút là đủ.
- Các trường hợp đang bị sốt hoặc huyết áp cao không nên áp dụng phương pháp này.
9. Chữa mề đay bằng lá tía tô kết hợp với lá khế và kinh giới
Lá tía tô nổi tiếng với tính kháng viêm và giảm ngứa. Trong khi đó, lá khế giúp làm dịu da và chống viêm, còn kinh giới có khả năng kháng khuẩn, làm sạch da. Sự kết hợp này không chỉ giảm triệu chứng ngứa ngáy mà còn hỗ trợ làm mát da và cải thiện tình trạng nổi mề đay một cách tổng thể.
Chuẩn bị:
- Lá tía tô, lá khế, kinh giới mỗi loại 1 nắm
- 1 thìa cà phê muối hạt
Cách thực hiện:
- Lần lượt rửa sạch tất cả các loại lá đã chuẩn bị
- Bỏ lá vào nồi nấu với 3 lít nước cho đến khi sôi thì tiếp tục cho muối vào
- Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút.
- Sau khi nấu xong, để nước nguội bớt rồi dùng nước này để tắm. Bã lá có thể dùng để xoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả điều trị.
Tần suất áp dụng: Thực hiện 1 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng mề đay một cách hiệu quả.
GỢI Ý: 8 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả và lành tính
10. Sử dụng các món ăn từ lá tía tô khắc phục bệnh mề đay từ bên trong
Lá tía tô không chỉ có tác dụng chữa mề đay khi sử dụng ngoài da hoặc sắc uống mà còn có thể được chế biến thành các món ăn ngon, giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong. Bạn có thể dùng lá ở dạng tươi ăn kèm với các món ăn để tăng hương vị và hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, lá tía tô còn là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn như:
- Cháo lá tía tô trứng gà
- Chả đậu hũ lá tía tô
- Lá tía tô xào thịt
- Bún đậu tía tô,…
Chữa mề đay bằng lá tía tô cần lưu ý gì?
Dùng lá tía tô chữa mề đay đúng cách không chủ giúp đạt được lợi ích tối đa mà còn giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Để làm được điều này, bạn cần lưu ý:
- Sử dụng lá tía tô đúng liều lượng được hướng dẫn. Tránh lạm dụng quá mức hoặc dùng liên tục trong thời gian dài.
- Các trường hợp bị dị ứng với lá tía tô không nên sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào, dù là bên trong hay bên ngoài.
- Bệnh nhân có khí hư hoặc âm hư không nên dùng lá tía tô theo đường ăn uống.
- Không ăn lá tía tô chung với cá diếc, cá chép.
- Trước khi sử dụng lá tía tô, hãy chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với loại thảo dược này. Có thể thử thoa một ít nước lá tía tô trên da để kiểm tra phản ứng.
- Đảm bảo lá tía tô được rửa sạch trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất hay vi khuẩn có hại.
- Để tăng cường hiệu quả điều trị mề đay, bạn nên kết hợp sử dụng lá tía tô với một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh, trái cây. Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc làm triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đồ hộp, hải sản, thịt đỏ,…
- Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị mề đay theo chỉ định của bác sĩ, hãy tiếp tục sử dụng. Tuyệt đối không ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Trong quá trình chữa mề đay bằng lá tía tô, bạn cũng nên chú ý theo dõi cơ thể để phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có. Nếu triệu chứng bệnh không cải thiện sau một thời gian sử dụng hoặc có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng hơn, hãy tìm đến bác sĩ để tìm ra giải pháp chữa trị khác hiệu quả hơn.
BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
- Mách bạn 6 cách trị mề đay bằng lá trầu đơn giản ngay tại nhà
- Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay – Những Bài Thuốc Hay Và Hiệu Quả Nhất
Nguồn: Soytethainguyen