Bị mề đay tắm lá gì để giảm ngứa và sưng? Các loại lá thảo dược như lá khế, lá trầu không hay lá kinh giới có công dụng làm dịu da, giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh thoải mái và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vì sao nên tắm lá khi bị mề đay?
Mề đay là một bệnh lý da liễu phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng điển hình bao gồm nổi mẩn ngứa, đỏ da, viêm và sưng tấy. Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, việc sử dụng các loại lá có tính kháng viêm, kháng khuẩn từ lâu đã được xem là một giải pháp dân gian hiệu quả.
Công dụng khi tắm nước lá đối với bệnh mề đay:
- Giảm ngứa: Nhiều loại lá có tính mát, chứa tinh dầu giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Kháng khuẩn: Một số loại lá thảo dược có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Chống viêm: Lá thảo dược, chẳng hạn như trầu không, có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy do mề đay.
- Dưỡng ẩm: Một số lá thảo dược có tính chất cấp ẩm, giúp làn da nhanh chóng hồi phục sau tổn thương.
Tắm nước lá trị mề đay là một phương pháp dân gian phổ biến và có thể mang lại hiệu quả nhất định trong việc giảm triệu chứng ngứa ngáy, viêm đỏ và sưng tấy trên da. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tắm nước lá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại lá sử dụng, tình trạng bệnh của người bệnh và mức độ đáp ứng của cơ thể.
Bị mề đay tắm lá gì – Top 9 loại thảo dược hiệu quả nhất
Nếu đang tìm kiếm các loại lá tắm hỗ trợ điều trị mề đay, người bệnh có thể tham khảo các gợi ý sau:
1. Lá trầu không
Lá trầu không có hình bầu dục, màu xanh đậm, mùi thơm và vị cay nhẹ. Thành phần chính của lá là tinh dầu (cineol, limonen, eugenol), vitamin C, K và các khoáng chất khác, thường được ứng dụng trong y học để điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm nổi mề đay mẩn ngứa.
Tắm nước lá trầu không có thể giúp giảm kích ứng, giảm ngứa, làm lành vết thương và giúp phục hồi làn da bị tổn thương.
Cách dùng lá trầu không trị mề đay:
- Dùng một nắm lá trầu không, rửa sạch, để ráo nước.
- Đun lá trầu không với 2 lít nước, đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 5 – 10 phút.
- Lọc lấy phần nước lá, pha với nước lạnh dùng tắm, phần bã lá có thể dùng chà xát nhẹ lên vùng da nổi mề đay để nâng cao hiệu quả.
2. Lá khế
Nếu phân vân trẻ bị mề đay tắm lá gì, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cho trẻ tắm nước lá khế. Trong YHCT, lá khế được đánh giá cao về hiệu quả làm dịu da và giảm ngứa, đặc biệt là ở bệnh mề đay mẩn ngứa.
Với thành phần giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ khác, lá khế có khả năng làm dịu da, kháng viêm và giảm sưng tấy hiệu quả.
Cách tắm nước lá khế trị mề đay:
- Dùng 1 lượng lá khế vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá khế vào nồi, đổ nước ngập lá, đun sôi trong 10 – 15 phút.
- Để nước nguội bớt thì dùng để vệ sinh, tắm. Có thể dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bệnh mề đay.
Tham khảo thêm: Gợi ý 8 cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả và lành tính
3. Lá kinh giới
Kinh giới là một loại rau ăn kèm phổ biến, giúp tăng cường hương vị và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, kinh giới cũng là một loại thảo dược, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có tác dụng làm dịu làn da, tăng sức đề kháng và chống lại vi khuẩn trên da.
Lá kinh giới cũng giúp tạo ra một hàng rào bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Điều này góp phần kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng và ngăn ngừa mề đay tái phát.
Cách dùng lá kinh giới trị mề đay:
- Hái một nắm lá kinh giới, rửa sạch.
- Đun cùng 3 lít nước, nhỏ lửa khoảng 15 phút.
- Đổ nước ra chậu sạch, thêm chút muối hạt, khuấy đều.
- Chờ đến khi nước ấm, dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay. Có thể dùng bã lá chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
4. Lá ổi
Nếu đang tìm hiểu tắm lá gì khi bị nổi mề đay, người bệnh có thể tham khảo lá ổi. Lá ổi chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm dịu da, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng, mề đay.
Lá ổi có hàm lượng tinh dầu, tannin và polyphenol cao, có thể bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, hoạt chất berbagia trong lá ổi có khả năng chống oxy hóa, từ đó làm lành tổn thương.
Cách dùng lá ổi trị mề đay:
- Dùng một nắm lá ổi non, tươi, dùng phần ngọn lá sẽ có công dụng tốt hơn, rửa sạch, ngâm với nước muối, sau đó để ráo.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước rồi cho lá ổi vào, hạ nhỏ lửa, đun thêm 10 phút thì tắt bếp, để ủ trong 10 – 15 phút.
- Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng tắm, vệ sinh vùng da bệnh. Có thể dùng phần bã chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay, massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả.
- Áp dụng cách này đều đặn từ 3 – 4 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Lá tía tô
Tía tô là một vị thuốc quan trọng trong YHCT, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Tinh dầu trong tía tô cũng có tác dụng thải độc, dưỡng ẩm và thúc đẩy quả trình hồi phục làn da sau tổn thương.
Cách tắm nước lá tía tô trị mề đay:
- Dùng một nắm lá, bao gồm các thân non của tía tô, rửa sạch.
- Đun sôi lá với 2 – 3 lít nước trong 10 – 15 phút.
- Để nước nguội bớt, lọc lấy nước, dùng tắm và rửa khu vực bệnh mề đay.
- Dùng bã lá chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
6. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm là một gợi ý phổ biến cho cha mẹ đang phân vân trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì. Theo YHCT, lá dâu tằm được sử dụng để kiểm soát tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ, rôm sẩy, mề đay mẩn ngứa.
Lá dâu tằm cũng chứa nhiều vitamin A, C, E, B1, B2, khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, axit amin thiết yếu, flavonoid, anthocyanin. Thường xuyên tắm lá dâu tằm có thể giúp tăng cường đề kháng, dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi các tổn thương.
Cách tắm nước lá dâu tằm trị mề đay:
- Dùng một nắm lá dâu tằm, bao gồm các cành non, rửa sạch, để ráo nước.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước, cho lá dâu tằm vào đun đến khi sôi lại thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 5 – 10 phút.
- Lọc lấy phần nước, để nguội khoảng 30 – 35 độ thì dùng tắm cho bé. Phần lá dùng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bệnh.
7. Lá chè xanh
Lá chè xanh (trà xanh) không chỉ là một loại đồ uống phổ biến mà còn có nhiều công dụng trong việc điều trị mề đay nhờ vào các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất tự nhiên.
Chè xanh chứa polyphenol và catechin, giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và làm mát da. Những hoạt chất này còn chống oxy hóa, cải thiện triệu chứng mề đay và bảo vệ sức khỏe làn da hiệu quả.
Cách tắm lá chè xanh trị mề đay:
- Hái khoảng 100 – 200 gram lá chè xanh tươi, rửa kỹ dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Đun lá chè xanh với 2 – 3 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút.
- Lọc lấy nước và để nguội bớt.
- Khi nước ấm, tắm hoặc rửa vùng da bị mề đay.
- Dùng bã lá để chà nhẹ lên vùng da tổn thương để tăng cường hiệu quả điều trị.
8. Lá sài đất
Lá sài đất là một gợi ý hiệu quả cho người bệnh thắc mắc bị mề đay tắm lá gì. Sài đất còn được gọi là cúc nháp hoặc húng trám, có vị ngọt và chua, tính mát, được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tiêu nhọt.
Nhờ vào những đặc tính này, lá sài đất trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị ngứa ngáy ngoài da, mẩn đỏ và mụn nước, mang lại cảm giác dễ chịu và làn da khỏe mạnh.
Cách tắm lá sài đất trị mề đay:
- Sử dụng 70g lá sài đất, 15g kim ngân hoa và 10g bồ công anh. Rửa kỹ các nguyên liệu dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Tắt bếp, lọc bỏ phần lá, chỉ giữ lại nước. Pha nước đã đun với một ít nước sạch để có nhiệt độ phù hợp.
- Tắm với nước này hàng ngày để diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da và cải thiện tình trạng da.
9. Lá đinh lăng
Đinh lăng là vị thuốc phổ biến trong YHCT, được sử dụng để điều trị nổi mẩn đỏ, mề đay, viêm da. Dược liệu có tính mát, vị đắng, có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, từ đó giúp phục hồi làn da bị tổn thương.
Các nghiên cứu hiện đại cũng cho biết, đinh lăng có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình tái tạo da. Tắm nước lá đinh lăng không chỉ giúp điều trị mề đay mà còn mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh.
Cách tắm nước lá đinh lăng trị mề đay:
- Dùng lá đinh lăng, lá tía tô và lá sả, mỗi loại một nắm tay, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước.
- Đun sôi 2 lít nước, cho các loại lá thảo dược vào nồi, tiếp tục đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
- Chờ nước nguội khoảng 35 – 40 độ hoặc pha với nước lạnh để có nhiệt độ phù hợp, dùng tắm, vệ sinh vùng da bệnh mề đay.
Lưu ý khi tắm nước lá trị bệnh mề đay
Để cách tắm nước lá điều trị mề đay hiệu quả cao và an toàn, người bệnh cần lưu ý:
- Chọn lá tươi: Sử dụng lá tươi, sạch và không có hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn cho da.
- Rửa sạch: Rửa kỹ lá trước khi đun để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Kiểm tra dị ứng: Nếu có làn da nhạy cảm, hãy thử nghiệm nước lá trên một vùng nhỏ trước khi tắm toàn thân để kiểm tra phản ứng.
- Nhiệt độ nước: Đảm bảo nước không quá nóng để tránh làm tổn thương da và gây kích ứng thêm.
- Thời gian tắm: Không nên tắm quá lâu để tránh làm khô da. Thời gian tắm lý tưởng là 15 – 20 phút, để làm sạch cơ thể và bảo vệ da.
- Sau khi tắm: Không rửa lại bằng nước lạnh để giữ lại tác dụng của lá. Hãy lau khô cơ thể nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh.
- Tần suất sử dụng: Tắm bằng nước lá 2 – 3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả tốt nhất mà không gây kích ứng da.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Tắm bằng nước lá từ các thảo dược như lá tía tô, lá dâu tằm hay lá sài đất giúp giảm ngứa, kháng viêm và làm dịu da. Phương pháp này tương đối an toàn và hiệu quả, tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chính xác vấn đề bị mề đay tắm lá gì.
Tham khảo thêm:
- 7 Cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực hay, dễ thực hiện tại nhà
- Chữa mề đay bằng lá tía tô hiệu quả không? Thực hiện ra sao?
Nguồn: Soytethainguyen