Viêm da dầu là bệnh lý rất phổ biến. Nó thường tái đi tái lại nhiều lần và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống. Vì thế bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không là mối quan tâm của rất nhiều người. Câu trả lời sẽ được phân tích kỹ trong bài viết dưới đây.
Biểu hiện bệnh viêm da dầu
TheoThầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Viêm da dầu hay còn được biết đến với tên gọi là viêm da tiết bã. Đây là bệnh mạn tính về da có thể gặp ở bất kỳ ai. Đối với trẻ em, tình trạng này thường gặp trong giai đoạn 2 – 10 tháng tuổi. Với người lớn thì trong độ tuổi từ 20 đến 30.
Các dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là:
- Có thể gây ngứa hoặc không: Bệnh thường không gây ngứa. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc khi thời tiết nắng nóng và cơ thể tăng tiết mồ hôi thì có thể xuất hiện cảm giác ngứa. Mức độ ngứa không dữ dội, chỉ ở dạng nhẹ đến vừa;
- Biểu hiện trên da: Da bị viêm có màu đỏ cam. Xuất hiện mảng vảy màu trắng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vảy này có thể ở dạng khô hoặc lẫn với bã nhờn.
- Nếu vị trí viêm da ở lưng, các tổn thương thường có hình đồng xu hoặc đa cung. Ở kẽ tay thì thể hiện qua các vết dát hoặc vết nứt. Còn ở da đầu, mí mắt hoặc lông mày thì dấu hiệu bệnh thể hiện rõ thông qua các mảng vảy trắng. Ngoài ra, nếu vùng da bị bệnh xuất hiện ở hai bên má thì nó thường có hình cánh bướm.
- Một vị trí dễ bị viêm da dầu là: nách, bẹn, kẽ mông, vùng gấp dưới vú, giữa hai lông mày, rìa trán và kẽ mũi.
Cơ chế và nguyên nhân gây viêm da dầu
Để có thêm căn cứ xác định được viêm da dầu có chữa khỏi được không, bạn cần biết nguyên nhân và cơ chế gây ra tình trạng này.
Đến nay các nghiên cứu y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây viêm da dầu dù bệnh này xuất hiện khá phổ biến. Chính vì thế, cơ chế gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng tình trạng viêm xảy ra khi quá trình tái tạo da dầu bị rút ngắn đi một cách bất thường. Điều này khiến lớp sừng bị bong tróc nhanh và nhiều hơn. Đồng thời, chúng kết dính lại với nhau tạo thành các mảng vảy.
Bên cạnh đó, một số giả thuyết cũng chỉ ra rằng tình trạng viêm da dầu có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của tuyến bã nhờn. Mối liên hệ này được cho là có tác động lớn khi người bệnh bước vào độ tuổi trưởng thành. Ngoài ra, một số ý kiến còn cho rằng hoạt động của hormone androgen cũng góp phần nhất định vào quá trình viêm da dầu. Căn cứ của kết luận này dựa vào tỷ lệ mắc bệnh khác biệt về giới (nam nhiều hơn nữ).
Các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da dầu
Mặc dù không tìm được nguyên nhân cũng như cơ chế trực tiếp gây viêm da dầu nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Đây là những thông tin quý giá để cải thiện hiệu quả khắc phục các triệu chứng, đồng thời ngăn chặn bệnh chuyển nặng hoặc xuất hiện các biến chứng.
Cụ thể những yếu tố này là:
Nấm Malassezia:
Chúng xuất hiện trong quá trình tiết bã nhờn của da. Với người bình thường, nấm này hầu như không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, vì một số lý do nhất định, loại nấm Malassezia có thể phát triển mạnh mẽ và góp phần gây viêm da dầu hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng này;
Da bị khô quá mức:
Hậu quả của độ ẩm không khí quá thấp, thời tiết trong giai đoạn giao mùa hoặc từ thói quen ít uống nước;
Tâm lý:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra căng thẳng quá mức là một trong những yếu tố phổ biến gia tăng nguy cơ bị viêm da dầu. Ngoài ra, những người lớn tuổi mắc bệnh Parkinson cũng có nguy cơ bị tình trạng viêm nhiễm này nhiều hơn bình thường.
Điều kiện môi trường sống, thói quen sinh hoạt:
Môi trường ô nhiễm cộng với việc không chú ý giữ vệ sinh da đúng cách là hai yếu tố thường đi kèm với nhau làm gia tăng tỷ lệ bị viêm da dầu. Bên cạnh đó, đây đồng thời cũng là hai yếu tố chiếm đa số các trường hợp bị tình trạng này.
Di truyền:
Trong gia đình có thành viên (đặc biệt là ba hoặc mẹ) bị viêm da dầu thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này;
Một số yếu tố khác:
Ăn uống thiếu chất; lạm dụng rượu bia và chất kích thích; béo phì hoặc mắc các bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ như HIV).
Viêm da dầu chưa chữa được tận gốc
Qua phân tích cơ chế, nguyên nhân và các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể khẳng định một điều rằng viêm da dầu không thể chữa tận gốc. Bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần trong cuộc đời. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện bệnh sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu được điều trị đúng cách, cùng với đó là chăm sóc da, ăn uống và sinh hoạt thích hợp thì bệnh sẽ ít bị tái phát. Đồng thời, các triệu chứng của viêm da dầu cũng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngược lại, bệnh sẽ tái phát với tần suất nhiều và mức độ ngày càng nặng.
Tóm lại, với câu hỏi viêm da dầu có chữa khỏi được không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng hơn thông qua dùng thuốc và thay thực hành thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học.
Các giải pháp cải thiện triệu chứng viêm da đầu
Tùy vào vị trí bị viêm da dầu, thể trạng người bệnh và một số yếu tố khác, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp, các loại thuốc bôi và dầu gội đầu chống nấm thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể cần bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất. Tiêu biểu như: vitamin B3, B6, H và kẽm.
Để quá trình điều trị thuận lợi và đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết những bệnh lý hiện tại đang mắc phải. Đồng thời, những loại thuốc đang sử dụng cũng cần báo cho bác sĩ biết. Bao gồm cả những loại kê toa và không kê toa.
Điều trị viêm da dầu ở đầu
Chủ yếu là dùng dầu gội đầu chứa các hoạt chất như: Ketoconazol (hoặc Ciclopirox), selenium, kẽm pyrithione, acid salicylic và coal tar. Nếu các mảng vảy trên da đầu khô và cứng thì có thể dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da trước khi gội.
Trong những trường hợp nặng, ngoài dùng dầu gội đầu, người bệnh có thể cần phải dùng thêm thuốc bôi chứa chất điều hòa miễn dịch. Tác dụng của loại thuốc bôi này là chống viêm.
Điều trị viêm da dầu ở mặt, kẽ tai, ngực và lưng
Bị viêm da dầu ở những vị trí này cần bôi kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày. Nhất là vào những lúc không khí khô và lạnh. Bên cạnh đó, vùng da bị viêm cũng cần được làm sạch bằng dung dịch chuyên dụng không chứa xà phòng mỗi ngày 2 lần.
Các loại kem và thuốc dùng khi bị viêm da dầu là:
- Kem ketoconazol hoặc ciclopirox: Đây là loại thuốc kháng nấm. Mỗi ngày dùng 1 lần. Liên tục từ 2 đến 4 tuần. Nếu nấm Malassezia kháng thuốc thì có thể thay thế bằng kẽm pyrithion hoặc selenium sulphit.
- Kem hydrocortisone: Ngày bôi 2 lần. Dùng trong khoảng 1 đến 2 tuần. Có thể thay thế loại này thành steroid với hoạt tính mạnh hơn trong trường hợp viêm nặng;
- Corticosteroid: Cắt viêm và chặn đứng nguy cơ bùng phát bệnh. Dùng tại chỗ liên tục trong khoảng 1 – 3 tuần.
- Kem pimecrolimus hoặc mỡ tacrolimus: Ức chế calcineurin tại chỗ. Loại này được dùng thay thế cho corticosteroid trong một số trường hợp nhất định;
- Thuốc làm bong lớp vảy trắng trên da chứa một số thành phần như: Axit salicylic, axit lactic, propylene glycol và urea.
- Những trường hợp viêm da dầu nặng hoặc kháng thuốc điều trị thì có thể dùng itraconazole dạng uống, thuốc kháng sinh và liệu pháp ánh sáng.
Phương pháp dân gian khắc phục triệu chứng viêm da dầu
Kinh nghiệm dân gian có nhiều phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng viêm da dầu. Điểm chung của các cách điều trị này là an toàn, chi phí thấp và hiệu quả cho số đông. Tuy nhiên, một số người với cơ địa đặc thù có thể không đạt được hiệu quả cải thiện bệnh, thậm chí tác dụng ngược. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Một số phương pháp chữa viêm da dầu theo kinh nghiệm dân gian đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay là:
-
Dùng lá trầu không chữa viêm da dầu:
Chuẩn bị 1 nắm lá ở dạng tươi Sau khi ngâm nước muối thì rửa sạch rồi vò nát lá. Cho nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập rồi đun sôi. Kể từ thời điểm nước sôi thì hạ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 5 phút. Chờ nước nguội bớt rồi gội đầu hoặc tắm. Mỗi tuần dùng nước lá trầu không 2 – 3 lần.
-
Dùng lá ổi chữa viêm da dầu:
Cần 1 nắm lá ổi bánh tẻ dạng tươi (loại không quá non nhưng cũng không quá già). Sau khi rửa sạch thì giã nát. Lọc lấy nước cốt, bỏ bã. Phần nước này ủ tóc trong khoảng 10 phút rồi xả lại bằng nước sạch. Mỗi tuần dùng nước lá ổi từ 3 – 4 lần.
-
Dùng cây vòi voi chữa viêm da dầu:
Bạn cần tìm khoảng 1 nắm lá cây vòi voi. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu với nhiều nước. Nên cho thêm một ít muối trắng để tăng hiệu quả tác dụng. Khi nước sôi được một lúc thì tắt bếp. Chờ nước nguội bớt hoặc pha thêm một ít nước lạnh để có được nhiệt độ ấm ấm thì dùng nó để gội đầu hoặc tắm. Dùng nước cây vòi voi 2 – 3 lần/1 tuần.
-
Dùng lá lốt chữa viêm da dầu:
Bạn dùng 1 nắm lá lốt tươi. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu sôi. Chờ nước nguội bớt thì gội đầu hoặc tắm. Có thể tận dụng phần bã chà nhẹ vùng da bị viêm để giảm ngứa. Nên dùng cách điều trị này từ 3 – 4 lần/1 tuần.
-
Dùng mật ong massage chữa viêm da dầu:
Pha mật ong với nước theo tỷ lệ 9:1. Lấy hỗn hợp chà nhẹ vùng da bị viêm trong khoảng 2 phút. Chú ý không được chà quá mạnh. Sau đó rửa lại da bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần để nâng cao hiệu quả cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống nâng cao hiệu quả điều trị viêm da dầu
Bên cạnh mối quan tâm đến vấn đề viêm da dầu có chữa khỏi được không, bạn cần biết một số lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống hằng ngày. Những thông tin này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị mà còn giúp bạn phòng được nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát viêm da dầu.
Trong sinh hoạt:
- Có thể tận dụng ánh nắng mặt trời trước 8h sáng để nâng cao hiệu quả điều trị;
- Khi ra ngoài vào lúc trời nắng gắt, ngoài việc che chắn kỹ lưỡng, bạn đừng quên dùng kem chống nắng;
- Kịp thời thông báo với bác sĩ nết tình trạng viêm đi kèm sốt, xuất hiện các nốt mụn mủ hoặc những triệu chứng bất thường khác;
- Không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh trong vệ sinh và tắm rửa vùng da bị viêm hằng ngày;
- Không cào gãi quá mức khiến da bị trầy xước;
- Cân nhắc thay loại xà phòng dịu nhẹ và thân thiện với da nhạy cảm;
- Giữ cho tinh thần thoải mái;
- Tái khám đúng lịch hẹn.
Trong ăn uống:
- Không sử dụng những thực phẩm đã từng hoặc dễ gây dị ứng;
- Cung cấp cho cơ thể từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Trong đó nên bao gồm các loại nước ép từ trái cây, đặc biệt là những trái thuộc họ nhà cam;
- Dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hằng ngày;
- Hạn chế những thực phẩm chiên xào, đồ đóng hộp hoặc đông lạnh;
- Không sử dụng chất kích thích, hạn chế uống bia, rượu và đồ uống có gas.
Viêm da tiết bã, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân chính là do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, kết hợp với các yếu tố như nấm men Malassezia, stress, và yếu tố di truyền.
- Không lây qua tiếp xúc: Bạn có thể yên tâm tiếp xúc với người bị viêm da tiết bã mà không lo bị lây nhiễm.
- Tuy nhiên, có thể lây lan trên cơ thể: Tổn thương da có thể lan rộng sang các vùng da khác trên cùng một người nếu không được kiểm soát.
- Điều trị kịp thời là quan trọng: Mặc dù không lây, viêm da tiết bã cần được điều trị để tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm da tiết bã, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Câu trả lời là có, nhưng cần kiên trì và điều trị đúng cách. Viêm da dầu là tình trạng mãn tính, có thể tái phát. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
- Điều trị tại chỗ: Dầu gội, kem bôi chứa thành phần trị nấm, kháng viêm, giảm ngứa.
- Thuốc uống: Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm, kháng sinh hoặc corticoid.
- Chăm sóc da đúng cách: Vệ sinh da đầu sạch sẽ, tránh gãi, không dùng sản phẩm gây kích ứng.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, giảm stress.