Tổ đỉa là bệnh lý về da mãn tính đặc trưng bởi các triệu chứng kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cũng như vận động. Liệu bệnh tổ đỉa có thể chữa khỏi hẳn được không? Làm sao để kiểm soát tốt nhất? Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hẳn được không
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hẳn được không? Chuyên gia nhận định như thế nào trước vấn đề này?

Thông tin chung về bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm da mãn tính với sự hình thành các mụn nước sâu gây ngứa ngáy. Các mụn nước thường có xu hướng xuất hiện khu trú ở các vị trí như lòng bàn chân, bàn tay.

Cho đến nay, nguyên nhân cụ thể gây bệnh vẫn chưa được xác nhận nhưng có rất nhiều yếu tố được cho là liên quan. Điển hình như tình trạng dị ứng, nhiễm khuẩn, vấn đề cơ địa, thần kinh, tác dụng phụ khi dùng thuốc…

Các mụn nước xuất hiện do bệnh tổ đỉa thường mọc sâu dưới da nên rất khó vỡ. Sau khoảng vài tuần thì mụn nước có thể tự tiêu và làm xuất hiện lớp dày sừng trên da. Đi kèm với tổn thương ngoài da là tình trạng ngứa dữ dội khiến người bệnh luôn muốn cào gãi…

Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng tổ đỉa hầu như không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, các tổn thương trên da thường có xu hướng tái phát, gây ngứa, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, tổn thương trên da có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu người bệnh thường xuyên cào gãi hay chà xát lên.

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hẳn được không? Bác sĩ giải đáp

Chính vì tính chất dai dẳng của bệnh mà nhiều người băn khoăn không biết liệu rằng bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hẳn được không? Có được câu trả lời trước vấn đề này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong điều trị cũng như dự phòng.

Bệnh tổ đỉa có chữa được không
Triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường có tính dai dẳng kéo dài và dễ tái phát sau điều trị

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, bà cho biết:

“Tổ đỉa mặc dù là một dạng bệnh mãn tính nhưng vẫn có thể khắc phục triệu chứng của bệnh một cách triệt để. Từ đó, hạn chế tổn thương da cùng những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe cũng như cuộc sống.

Các trường hợp cấp tính, bệnh chỉ kéo dài khoảng từ 2 – 4 tuần sau đó có xu hướng thuyên giảm dần mà không cần can thiệp điều trị quá nhiều. Tuy nhiên, khi bệnh đã diễn tiến mãn tính thì việc điều trị và kiểm soát bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy, hiệu quả của quá trình điều trị bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình như mức độ tổn thương da, biểu hiện triệu chứng đi kèm, sự đáp ứng của cơ địa với phác đồ điều trị.

Ngoài ra, cần chú ý rằng, bệnh tổ đỉa có nguy cơ tái phát rất cao ngay cả khi đã được điều trị triệt để. Đây chính là vấn đề khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh lý này không thể chữa khỏi hẳn. Vì thế mà sau quá trình điều trị, bạn cần duy trì và thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.”

Cần làm gì khi mắc bệnh tổ đỉa?

Tổ đỉa là căn bệnh khiến da tổn thương và kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ diễn tiến nặng rất nhanh và đi kèm với đó là nguy cơ bội nhiễm, đôi khi khiến da bị tổn thương vĩnh viễn.

Khi không may mắc bệnh tổ đỉa, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Sớm thăm khám và điều trị

Việc sớm thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán xác nhận bệnh và hướng dẫn điều trị là vấn đề quan trọng bậc nhất trong kiểm soát bất cứ bệnh lý nào. Đối với bệnh tổ đỉa, khi các tổn thương trên da cùng những triệu chứng của bệnh bắt đầu kích hoạt thì bạn nên chú ý thăm khám ngay.

Điều trị đúng cách sẽ giúp ngăn chặn được diễn tiến của bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da, kết hợp cùng với thuốc kháng sinh, thuốc chống nhiễm khuẩn hay chống dị ứng toàn thân…

Ngoài ra, một số loại vitamin cũng có thể được yêu cầu bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị như vitamin B6, C, PP… Người bệnh cũng có thể được điều trị bằng cách áp dụng phương pháp chiếu tia tử ngoại nhằm đốt chết các loại vi khuẩn gây bệnh.

bệnh tổ đỉa có chữa khỏi không
Cần sớm thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách

Việc điều trị y tế với bệnh tổ đỉa cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc theo khuyến cáo và chú ý báo cáo ngay khi triệu chứng không được đáp ứng hoặc có những vấn đề rủi ro phát sinh.

2. Chăm sóc tốt ngay tại nhà

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ thì người bệnh tổ đỉa cũng cần chú ý chăm sóc tốt ngay tại nhà. Điều này không chỉ hỗ trợ kiểm soát bệnh mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tổ đỉa tái phát nhiều lần với diễn tiến nặng nề hơn.

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà với bệnh tổ đỉa:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vùng da đang bị tổn thương bởi tổ đỉa. Không sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy mạnh trong quá trình vệ sinh.
  • Có thể dùng dung dịch thuốc tím pha loãng để ngâm rửa vùng da tay chân đang bị tổn thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu hay các chất dị nguyên dễ gây kích ứng.
  • Tuyệt đối không gãi, chà xát lên da hay nặn lể mụn nước và tự ý bóc vảy khi da đang bong tróc… Bởi những điều này có thể khiến da bị tổn thương thứ phát, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Khi bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất hay làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn cần chú ý bảo vệ da bằng cách đeo khẩu trang, bao tay, ủng và mặc đồ bảo hộ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
  • Kết hợp với thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể dục mỗi ngày để nâng cao đề kháng cho cơ thể.
  • Khi phát hiện những tổn thương bất thường trên da, nhất là nổi mụn nước dưới da thì nên chủ động thăm khám bác sĩ ngay.

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da mãn tính nhưng vẫn có thể kiểm soát hoàn toàn những triệu chứng mà bệnh gây ra. Điều quan trọng nhất là bạn cần sớm phát hiện, chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc tốt.


Câu hỏi thường gặp

Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, có thể được kiểm soát và cải thiện đáng kể với phương pháp điều trị phù hợp.

  • Điều trị triệu chứng: Giảm ngứa, viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm bằng thuốc bôi, thuốc uống.
  • Điều trị nguyên nhân: Xác định và loại bỏ tác nhân gây bệnh (dị ứng, stress,...) để ngăn ngừa tái phát.
  • Chăm sóc da: Dưỡng ẩm, tránh kích ứng, giúp da phục hồi và khỏe mạnh.

Bệnh tổ đỉa, dù không đe dọa tính mạng, vẫn có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống:

  • Không lây nhiễm: Bệnh tổ đỉa không lây từ người sang người.
  • Gây khó chịu: Ngứa ngáy, đau rát do mụn nước vỡ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Tâm lý căng thẳng: Mất thẩm mỹ, tự ti, ngại giao tiếp.
  • Biến chứng: Nhiễm trùng da, sẹo, biến dạng bàn tay, bàn chân nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh tổ đỉa, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến cơ địa, dị ứng, tiếp xúc hóa chất,... chứ không phải do vi khuẩn hay virus.
  • Lây lan trên cơ thể: Mụn nước có thể lan rộng trên da người bệnh, nhưng không lây cho người khác dù tiếp xúc trực tiếp.
  • Phòng tránh: Tránh các tác nhân gây dị ứng, giữ vệ sinh da, kiểm soát căng thẳng là cách tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát bệnh.

Hãy yên tâm: Bệnh tổ đỉa không ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, bạn vẫn có thể giao tiếp và sinh hoạt bình thường.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan
Bài viết liên quan