Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là một triệu chứng phổ biến và thường xảy ra khi da tiếp xúc với các loại côn trùng như muỗi, kiến, ve, hay kiến ba khoang. Điều này thường là kết quả của côn trùng cắn hoặc đốt da để lấy máu, và phản ứng của cơ thể đối với dịch tổn thương khiến vùng da bị tổn thương sưng lên, đỏ và ngứa.
Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt nguyên nhân do đâu?
Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là hiện tượng xuất hiện các nốt mẩn đỏ gây ngứa trên khắp cơ thể. Đây là dấu hiệu của bệnh ngoài da hoặc các bệnh lý bên trong cơ thể. Cụ thể như:
Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt do các bệnh lý ngoài da
Khi mắc một số bệnh lý ngoài da cũng có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt. Một số bệnh thường gặp như:
- Dị ứng thông thường: Là tình trạng do thay đổi thời tiết đột ngột, do môi trường ô nhiễm hay một số tác nhân dễ gây dị ứng: lông động vật, phấn hoa, hóa chất,...
- Dị ứng thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ dị ứng, nổi mẩn ngứa trên cơ thể như: thuốc penicillin, salicylat và sulfunamides,... Các triệu chứng mẩn ngứa này sẽ hết khi ngừng thuốc.
- Vẩy nến: Đây là bệnh lý ngoài da phổ biến, có biểu hiện là các mẩn đỏ, có vảy trắng bong tróc kèm theo tình trạng ngứa ngáy khó chịu và có thể lan khắp cơ thể.
- Mề đay: Khiến da nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, rất ngứa ngáy khó chịu. Đây là tình trạng bệnh về da thường gặp ở mọi lứa tuổi.
- Bệnh ghẻ: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh là không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Từ đó ký sinh trùng trên da tạo ra các vết xước, nốt mẩn như muỗi đốt gây ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm.
- Bệnh nấm da: Nấm da là bệnh do nấm xâm nhập gây nên. Dấu hiệu bệnh xuất hiện các nốt tròn nhỏ như muỗi đốt, rất ngứa.
Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt do bệnh lý bên trong cơ thể
Ngoài ra tình trạng trên da có dấu hiệu nổi mẩn đỏ như bị muỗi đốt cũng có thể do một số bệnh lý bên trong cơ thể. Đây là những bệnh lý không chỉ gây triệu chứng bất thường ngoài da mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan, cần đi khám và điều trị ngay ở giai đoạn sớm. Một số bệnh lý thường gặp có thể kể đến như:
- Bệnh giun sán: Giun sán khiến ống mật bị tắc nghẽn, chất độc không thoát được ra ngoài dẫn đến tích tụ và nổi các nốt mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người. Đây cũng là triệu chứng để phát hiện một số bệnh đường tiêu hóa.
- Bệnh gan, mật: Gan, mật bị suy giảm chức năng dẫn đến hiện tượng vàng da, da nổi các mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, đặc biệt lòng bàn tay có thể ngứa dữ dội hơn.
- Bệnh thận: Chức năng thận suy giảm, độc tố bị tích tụ lâu ngày không thoát ra được khiến bùng phát các mẩn đỏ gây ngứa trên da.
- Bệnh bạch huyết: Bệnh bạch huyết là bệnh xuất hiện do các hạch bạch huyết sưng to, khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Người bị bệnh bạch huyết có dấu hiệu nổi các mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da.
- Bệnh lý về máu: Một số bệnh về máu như bệnh đa hồng cầu, bệnh tiểu cầu, loạn sản tủy, Eosin trong máu,… đều gây khắp cơ thể.
Ngoài các nguyên nhân trên, người bệnh bị stress, căng thẳng, lo âu kéo dài cũng rất dễ bị nổi mẩn đỏ gây ngứa trên da. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả và chính xác nhất.
Chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt
Để chăm sóc cơ thể và phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da cần:
- Tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày để giữ cho da sạch sẽ. Có thể tắm bằng nước ấm hoặc các loại nước đun từ thảo dược như sả, khế, khổ qua, chè,... Cần tránh sử dụng nhiều dầu gội sữa tắm bằng hóa chất.
- Nên ăn các thực phẩm tốt cho quá trình đào thải độc tốt và bảo vệ da như rau củ quả tươi, thực phẩm giàu omega 3,...
- Kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như hải sản, đồ dầu mỡ, đồ cay, các chất kích thích,...
- Có lối sống lành mạnh nghỉ ngơi hợp lý tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress; tập thể dụng nâng cao sức khỏe hàng ngày và uống đủ lượng nước.
- Vệ sinh môi trường xung quanh hợp lý, thường xuyên quét dọn để không xuất hiện nấm mốc, bụi bẩn.
- Ra ngoài cần mặc quần áo chống nắng đầy đủ để da tránh tiếp xúc với khói bụi cũng như ánh nắng mặt trời.
Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt
Trên da nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý về da và nội tạng. Các bệnh lý liên quan này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, khi da bị mẩn ngứa lâu ngày không khỏi bạn phải tìm nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
Để có phương pháp điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm máu, gan, thận,... để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh. Một số cách chữa phổ biến có thể kể đến như:
Cách chữa bằng mẹo dân gian tại nhà
Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt bạn có thể sử dụng một số phương pháp dân gian sau:
- Chườm lạnh: Bọc đá vào khăn lạnh, chườm lên vùng da bị nổi mẩn đỏ trong vòng 10 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày. Lưu ý: không chườm lên vết thương hở.
- Chườm nóng bằng lá đinh lăng: Lấy khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch và cho vào sao trên chảo nóng. Sao đến khi lá vàng thì bọc vào tấm vải sạch và chườm lên vùng da nổi mẩn.
- Uống nước canh gừng: Đun sôi nước với đường rồi đổ gừng thái sợi vào. Đun lửa nhỏ đến khi nước chuyển sang màu vàng, chia canh uống 2 -3 lần trong ngày.
- Lau người bằng nước trà xanh: Lấy 20g lá trà tươi rửa sạch và đun sôi cùng 1 lít nước. Dùng khăn lau nhẹ nước lá trà mới đun lên phần da bị mẩn ngứa, dùng đều đặn hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
- Pha nước tắm bằng bột yến mạch xay mịn hoặc baking soda: Phương pháp này cũng làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa trên da.
Chỉ nên sử dụng các mẹo này với trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng ban đầu. Với trường hợp nặng hoặc dùng thuốc 3 - 5 ngày không đỡ, các triệu chứng nặng hơn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc điều trị (Tây y)
Tình trạng mẩn ngứa gây ra những cơn ngứa dài, dai dẳng khiến người bệnh rất khó chịu. Biện pháp ngăn chặn tình trạng ngứa nhanh nhất hiện nay là sử dụng thuốc Tây y.
Các loại thuốc thường được sử dụng khi điều trị bệnh là: Thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau hoặc các loại kem bôi chứa Hydrocortisone.
Những loại thuốc này làm giảm nhanh chóng các triệu chứng gây ngứa ngoài da. Tuy nhiên các loại thuốc Tây y này không can thiệp và điều trị bệnh từ sâu bên trong vì vậy tình trạng ngứa vẫn có nguy cơ tái phát trở lại.
Thuốc Tây y mang lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, vì vậy người bệnh khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc không đúng thời gian quy định, sai liều lượng thuốc, hay kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người cho thấy cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý nào đó. Để bảo vệ sức khỏe bản thân bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.