Mẩn ngứa ở trẻ là hiện tượng thường thấy xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tình trạng này khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi các triệu chứng không chỉ gây bất tiện đến sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Để hiểu hơn về tình trạng này và biết cách điều trị, xử lý khi trẻ bị mẩn ngứa ở chân, tay, ngực, cổ, toàn thân, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em

Triệu chứng nổi mẩn ngứa ở trẻ có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu ngoài da như:

  • Vùng da bị bệnh trở nên khô, sần sùi, xuất hiện các nốt đỏ mọc rải rác hoặc mọc thành đám… gây ngứa từ nhẹ đến dữ dội khiến trẻ dùng tay gãi liên tục.
  • Vị trí thường bị mẩn ngứa: Trẻ có thể bị mẩn ngứa ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở những vùng da nhạy cảm như mông, lưng, bẹn, cổ, mặt, tay chân… hoặc có thể là nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.
  • Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, lười bú.

Nguyên nhân hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ

Do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài như môi trường, thời tiết, thức ăn, vi khuẩn,virus… Khi xâm nhập vào bên trong, các yếu tố này sẽ kích thích cơ thể tăng tạo Histamin - một chất trung gian hóa học trong các phản ứng dị ứng gây nổi mẩn ngứa khắp người. 

Mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không?
Mẩn ngứa ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo thống kê, đối tượng chính của hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ là những đứa trẻ có cơ địa nhạy cảm, tiền sử gia đình mắc các bệnh lý miễn dịch, trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc béo phì…. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nổi mẩn ngứa nhất. Thông thường trẻ bị nổi mẩn ngứa ở chân, tay, cổ, đầu, lưng, bụng… có tần suất nhiều hơn các vị trí khác. 

Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng trẻ bị mẩn ngứa ở cổ, tay, chân hoặc khắp người. Có thể kể đến:

Nổi mẩn ngứa ở trẻ do bệnh lý

Các bệnh lý có thể khiến trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân, khắp người gồm:

  • Bệnh mề đay: Mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do các tác nhân bên ngoài như thời tiết, thực phẩm, bụi bẩn, phấn hoa... Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Biểu hiện đặc trưng là trên da xuất hiện các nốt hoặc mảng da sần sùi, kích thước to nhỏ khác nhau, bao quanh bởi những quầng sáng gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Bệnh viêm da: Viêm da là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ. Trẻ có thể bị viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc theo các mức độ khác nhau. Các tổn thương da do các dạng bệnh này cũng có biểu hiện khác nhau tùy vào cơ địa và tác nhân gây bệnh ở mỗi trẻ.
  • Bệnh nấm trên da: Một số loại nấm như nấm thân, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ… có thể phát triển trên da trẻ do một nguyên nhân nào đó. Từ đó gây hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy ở trẻ nhỏ.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ do yếu tố bên trong

Các yếu tố dưới đây có thể khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa, cha mẹ cần nắm được:

  • Dị ứng với thuốc điều trị: Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với một số loại thuốc điều trị bệnh. Tình trạng dị ứng này có thể biểu hiện bởi dấu hiệu đau bụng, sốt, nổi mẩn ngứa…
  • Nhiễm giun: Các loại giun, sán, ký sinh trùng… kí sinh và gây bệnh trong đường ruột có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và đi kèm dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ nhỏ.
  • Các bệnh lý về gan mật: Gan mật là cơ quan chuyển hóa, đào thải các chất dinh dưỡng, độc tố trong cơ thể. Nếu chức năng gan thận bị rối loạn, gây tình trạng thanh nhiệt, giải độc kém, tắc mật… có thể gây ra các biểu hiện ngoài da như vàng da, khô da, nổi mẩn đỏ ngứa...

Trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa ở một vài bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể
Trẻ có thể bị nổi mẩn ngứa ở một vài bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể

  • Bệnh đái tháo đường: Rối loạn chuyển hóa glucose trong bệnh đái tháo đường bẩm sinh ở trẻ có thể gây rối loạn vận mạch, từ đó khiến làn da trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Ứ đọng độc tố: Các chất chuyển hóa của thức ăn, độc tốc bị ứ đọng lâu ngày trong cơ thể không được đào thải có thể làm cho trẻ bị nóng trong, nhiệt độc phát tán qua da gây hiện tượng nổi mẩn ngứa, khô rát, bong tróc ngoài da.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp trẻ em bị nổi mẩn ngứa đều không quá nguy hiểm nếu mẹ biết cách chăm sóc và cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Những trường hợp này, trẻ có thể hết ngay tình trạng mẩn ngứa trong vài ngày đến 1 tuần mà không để lại di chứng gì.

Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị mẩn ngứa không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, áp dụng sai phương pháp điều trị có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. 4 biến chứng nghiêm trọng nhất trẻ có thể gặp phải khi bị bội nhiễm do mẩn ngứa là:

  • Nhiễm trùng máu: Là biến chứng xảy ra khi da trẻ có các tổn thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc ký sinh trùng bên ngoài xâm nhập và gây viêm da. Từ các ổ viêm da, các tác nhân gây nhiễm trùng có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng huyết. Có khoảng 20 - 50% các trường hợp nhiễm trùng huyết có nguy cơ gây tử vong. Phần lớn trong số đó là do sốc nhiễm trùng gây nên.
  • Viêm phổi do tụ cầu hay viêm mủ màng phổi: Các vi khuẩn tấn công vào phổi khiến phổi tạo nhiều dịch, nhiều bọt khí hơn. Lượng dịch này tăng lên sẽ khiến bóng khí vỡ ra và khiến trẻ khó thở. Biến chứng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường và sức khỏe lâu dài của trẻ.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm
Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm

  • Tràn mủ màng tim: Khi vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tại màng tim, chúng có thể khiến tim bị chèn ép, khó co bóp đẩy máu đi cơ quan và nuôi cơ thể.
  • Viêm màng não mủ: Đây là một biến chứng nặng nề của tình trạng nhiễm khuẩn do mẩn ngứa. Khi các vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng nặng nề ở màng não và tủy sống, trẻ có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Cách chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Có nhiều cách chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt nhất, ngay khi thấy con xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Theo đó, cha mẹ cần lưu ý một số các trị nổi mẩn ngứa ở bé khá phổ biến thường được bác sĩ chỉ định dưới đây:

1. Tránh xa các tác nhân gây ngứa

Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ có thể xảy ra do các tác nhân như thời tiết, môi trường, dị nguyên, nước… Do vậy, việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ bị nổi mẩn ngứa là cách ly trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh này. Các biện pháp có thể thực hiện hiện là:

  • Giữ ấm cơ thể nếu trẻ có dấu hiệu bị nổi mẩn ngứa khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
  • Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là những trẻ bị nổi mẩn ngứa do mồ hôi
  • Cách ly trẻ khỏi những dị nguyên như hoa cỏ, áo lông, thảm len, khăn trải  bàn có nhiều bụi bặm, môi trường có khói thuốc hoặc các bụi bẩn, hóa chất độc hại…
  • Một số trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với hóa chất, do vậy mẹ cần cẩn thận khi sử dụng sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng ẩm cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Nếu trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân do dùng thuốc, mẹ nên ngừng sử dụng loại thuốc đó ngay và đưa trẻ đến gặp bác sĩ được được tư vấn đổi thuốc hoặc đổi phương án điều trị khác phù hợp hơn. 
  • Trong trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa khắp người ở trẻ nhỏ do dị ứng nước, mẹ nên sử dụng nguồn nước sạch để tắm rửa cho trẻ. Tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm khoảng 35 độ C

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em đều kèm theo dấu hiệu da khô, sần sùi, ngứa rát. Tình trạng này càng kéo dài, hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em càng lan rộng. Để kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng này, các chuyên gia da liễu thường khuyên cha mẹ nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp để bôi cho trẻ.

Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu và cung cấp độ ẩm ổn định cho làn da đang bị tổn thương, khô rát, ngứa ngáy. Bên cạnh đó, một số loại kem dưỡng ẩm còn chứa các thành phần có tác dụng khôi phục và làm lành các tổn thương da như vitamin E, B5, A… khá an toàn và phù hợp với làn da trẻ nhỏ.

Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng khô, rát, ngứa ngáy trên da
Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng khô, rát, ngứa ngáy trên da

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, cha mẹ nên tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc người có chuyên môn. Nên chọn các sản phẩm lành tính, không chứa hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi, cồn và các chất bảo quản, hóa chất độc hại. Thời điểm sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ tốt nhất là ngay sau khi tắm hoặc sau khi vệ sinh vùng da đang bị tổn thương.

3. Một số mẹo dân gian chữa trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ

Một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, dễ kiếm, dễ làm an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị mẩn ngứa ở chân, tay, đầu, cổ hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

  • Cách trị mẩn ngứa ở trẻ bằng dầu dừa: Mẹ có thể bôi 1 lớp dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương của trẻ sau khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày 2 lần sau sau khi trẻ tắm xong hoặc trước khi đi ngủ để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
  • Cách trị nổi mẩn ngứa khắp người ở trẻ nhỏ bằng lá trầu không: Lấy khoảng 5 lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút rồi cắt nhỏ. Cho lá trầu không vào đun sôi cũng 3 lít nước sạch. Pha loãng nước này đến độ ấm vừa phải rồi tắm cho trẻ. Có thể kết hợp sử dụng phần bã lá trầu để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
  • Cách trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ bằng lá khế: Tương tự như lá trầu không mẹ có thể dùng lá khế, rửa sạch, rồi đun cùng với 3 lít nước. Dùng nước này pha loãng hoặc để nguội bớt rồi tắm cho trẻ mỗi ngày.

Cần chú ý, các phương pháp dân gian này chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh nhẹ, chưa có tổn thương hở ngoài da. Với những trường hợp nặng hơn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị an toàn và phù hợp hơn.

4. Nổi mẩn ngứa ở trẻ em khi nào cần dùng thuốc Tây

Thuốc tân dược hay thuốc tây điều trị mẩn ngứa ở trẻ chỉ nên sử dụng trong những trường hợp vừa và nặng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc tây thường được sử dụng để trị mẩn ngứa ở trẻ như:

  • Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Desloratadin, Cetirizin…
  • Thuốc chống viêm, giảm ngứa chứa corticoid: Betamethason, Dexamethason, Fluocinolone, Triamcinolone… Dạng thuốc này có thể sản xuất ở dạng đơn thành phần (chỉ một hoạt chất là corticoid) hoặc kết hợp với các thành phần khác như kháng sinh, kháng nấm, chống dị ứng, axit salicylic… Tùy vào mức độ của tổn thương da, các bác sĩ sẽ chỉ định các dạng thuốc khác nhau.
  • Thuốc corticoid dạng uống: Thường dùng hydrocortisone, Prednisolon trong những trường hợp viêm nặng, đe dọa biến chứng…
  • Các thuốc bôi giảm ngứa khác

Cha mẹ lưu ý cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn trẻ có thể gặp phải. Trong quá trình dùng thuốc cần thận trọng theo dõi các phản ứng của trẻ, phát hiện sớm các bất thường nếu có để báo ngay cho bác sĩ xử lý kịp thời.

5. Cách chữa mẩn ngứa ở trẻ em bằng thuốc Đông y

Đông y là một giải pháp chữa mẩn ngứa ở trẻ em khá hiệu quả và an toàn nhờ sử dụng các thảo dược tự nhiên. Theo quan điểm của đông y, nguyên nhân sâu xa gây nên hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ là sự suy giảm chức năng gan, thận, thể trạng yếu, khí huyết bất túc. Từ đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như phong hàn, nhiệt độc mà sinh ra bệnh. 

Muốn chữa dứt điểm hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em, các bài thuốc đông y cần chú trọng điều hòa chức năng can thận, tăng cường sức đề kháng, loại bỏ phong hàn, nhiệt độc bên ngoài. Như vậy, bệnh mới có thể được triệt tiêu từ gốc tới ngọn, ngừa nguy cơ tái phát về sau.

Ưu điểm của các bài thuốc đông y là sử dụng ngồn dược liệu an toàn, lành tính với trẻ nhỏ
Ưu điểm của các bài thuốc đông y là sử dụng ngồn dược liệu an toàn, lành tính với trẻ nhỏ

Nguyên tắc dùng thuốc đông y trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là đúng người đúng bệnh. Bởi vậy, mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa YHCT uy tín, chất lượng để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và bốc thuốc phù hợp. Trong thời gian sử dụng thuốc, cha mẹ cần chú ý kết hợp các chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị.

Những lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh nổi mẩn ngứa ở trẻ

Để quá trình điều trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ được diễn ra an toàn, nhanh chóng, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Cho trẻ uống đủ nước, có thể tăng cường các cữ bú với trẻ sơ sinh
  • Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp vệ sinh, nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế các thực phẩm giàu đạm, nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ…
  • Cho trẻ vui chơi, nghỉ ngơi ở khu vực sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên vệ sinh khu vui chơi, chăn ga, gối đệm của trẻ để tránh tích tụ bụi bẩn, nấm mốc
  • Cho trẻ mặc các loại trang phục sạch sẽ, thoáng mát, không gây kích ứng
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, gây dị ứng như phấn hoa, động vật, môi trường ô nhiễm, nước hồ công cộng...

Mẩn ngứa ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến và không quá nghiêm trọng nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Do vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh quan sát và xử lý theo đúng hướng dẫn. Trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan