Dùng thuốc Nam trị mề đay là phương pháp được đánh giá cao về tính an toàn nhờ chứa các thành phần thảo dược tự nhiên. Bạn có thể tận dụng các cây thuốc dễ kiếm như đinh lăng, lá hẹ, sài đất hay tía tô… để giảm nổi mẩn ngứa và nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

15 Cây thuốc Nam trị mề đay dễ kiếm

Chứng nổi mề đay thường gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội kèm theo các vết sẩn phù có ranh giới rõ ràng trên bề mặt da. Các triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (nấm mốc, hóa chất, phấn hoa,…) và có thể bùng phát mạnh gây ảnh hưởng đến toàn thân.

Sử dụng cây thuốc Nam chữa bệnh mề đay là một trong những giải pháp đang được áp dụng phổ biến. Dân gian thường tận dụng những loại cây cỏ hay thảo mộc có sẵn trong vườn nhà để nhanh chóng dập tắt được các triệu chứng khó chịu. Dưới đây là 15 bài thuốc Nam trị nổi mề đay thông dụng nhất.

1. Cây trầu không

Lá trầu không là vị thuốc Nam nổi tiếng với tác dụng chữa nhiều bệnh, đặc biệt là các vấn đề về da liễu như viêm da cơ địa, rôm sảy, vảy nến hay nổi mề đay… Các thành phần  chavicol, ,eugenol hay alkaloid được tìm thấy trong lá hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, tiêu sưng, xoa dịu cơn ngứa, làm sạch và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng da.

thuốc nam trị mề đay từ lá trầu không
Bài thuốc Nam trị nổi mề đay mẩn ngứa từ lá trầu không đang được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 10g lá trầu và 2g muối
  • Đem lá trầu rửa bằng nước sạch kết hợp ngâm muối loãng 15 phút.
  • Sau đó, tiếp tục giã nát lá trầu với một ít muối biển.
  • Đắp hỗn hợp này trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong vòng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước lá trầu để tắm rửa, xông hơi hoặc uống mỗi ngày để đẩy lùi bệnh mề đay hiệu quả hơn.

2. Cỏ mần trầu

Nếu đang tìm kiếm các bài thuốc Nam chữa dị ứng mề đay an toàn, bạn không nên bỏ qua cây cỏ mần trầu. Y học cổ truyền ghi nhận, thảo dược này có tính mát, giúp tiêu độc, giảm nóng gan, chống viêm, qua đó cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa và giảm cảm giác nóng rát trên da, mang đến cho người bệnh cảm giác dễ chịu.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 500g cỏ mần trầu, rửa sạch.
  • Đem cây thuốc xay nhuyễn với 1 bát nước ấm
  • Lọc nước cốt thoa trực tiếp lên những khu vực da bị mề đay mỗi ngày 2 lần.

3. Rau má 

Rau má là cây thuốc Nam trị mề đay hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Thảo dược này giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh bằng cách thanh nhiệt, tiêu trừ độc tố trong cơ thể,  tăng cường chức năng hoạt động của gan, ức chế phản ứng sưng viêm, nổi mẩn đỏ trên da và kích thích tái tạo các tế bào da mới.

cây thuốc Nam trị mề đay
Rau má được sử dụng để chữa mề đay nhờ khả năng thải độc, tiêu viêm, làm mát da và giảm ngứa tốt

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch 50g rau má tươi và đem nấu chung với 250ml nước
  • Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 5 phút để các hoạt chất quý trong rau má được giải phóng.
  • Vớt bỏ bã, phần nước thu được chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

4. Trà xanh

Trà xanh không chỉ được người dân sử dụng để nấu nước uống hàng ngày mà còn được xem là phương thuốc chữa bệnh tự nhiên, an toàn cho những bệnh nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa. Nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ cùng đặc tính thanh nhiệt, giải độc, thảo dược này có thể giúp chống viêm, giảm dị ứng, hạn chế tổn thương cho các tế bào da khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên và làm dịu nhanh cơn ngứa.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch và vò nát
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trà vào nấu sôi trở lại khoảng 5 phút nữa.
  • Gạn một ít nước trà ra để uống. Phần còn lại bạn có thể pha thêm 1/2 thìa muối và một ít nước lạnh cho nguội bớt, dùng tắm rửa hoặc vệ sinh vùng da tổn thương, giúp đẩy lùi bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

5. Gừng tươi

Nhắc đến các vị thuốc Nam trị mề đay mẩn ngứa dễ kiếm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến gừng. Thảo dược này có sẵn trong gian bếp hoặc được nhiều hộ gia đình trồng, vừa làm gia vị, vừa làm thuốc chữa bệnh.

Thành phần gingerol cùng các hoạt chất quý trong gừng có khả năng kháng viêm, thúc đẩy lưu thông máu, diệt khuẩn, giảm đau. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh nổi mề đay.

thuốc Nam trị mề đay mẩn ngứa
Nhờ đặc tính kháng viêm, giảm đau và ức chế sản sinh histamin, gừng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam trị dị ứng mề đay

Một số cách dùng gừng trị bệnh mề đay:

  • Uống mỗi ngày 2 – 3 tách trà gừng mật ong.
  • Thái gừng thành lát mỏng, đắp trực tiếp lên da mỗi ngày 1 – 2 lần. Thời gian đắp khoảng 15 phút.
  • Ngâm rượu gừng theo tỷ lệ 200g gừng tươi : 1 lít rượu trắng ngon. Sau 1 – 2 tuần có thể lấy ra thoa mỗi khi bị bệnh mề đay.
  • Giã nát 2 củ gừng tươi, đem nấu với 3 lít nước để tắm rửa hàng ngày.

Mách bạn: Giảm ngứa nhanh với 11 cách trị mề đay bằng gừng đơn giản

6. Cây lá đơn đỏ

Bài thuốc chữa mề đay từ cây lá đơn đỏ không còn xa lạ với nhiều bệnh nhân. Vị thuốc Nam này chứa nhiều thành phần chống oxy hóa như Flavonoid hay Anthranoid… Khi sử dụng theo đường uống, chúng sẽ phát huy tác dụng thải độc, chống viêm, ức chế phản ứng dị ứng, giảm ngứa, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh, qua đó cải thiện đáng kể các dấu hiệu khó chịu do nổi mề đay gây ra.

Cách sử dụng:

  • Lấy 10g lá đơn đỏ rửa sạch, đun sôi cùng 1,5 lít nước trong khoảng 20 phút.
  • Nước sắc thu được bạn gạn ra ca, chia làm 3 lần uống.
  • Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng nổi mề đay chấm dứt hẳn.

Bỏ túi: 4 Cách Dùng Cây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Hiệu Quả Nhất

7. Lá khế

Lá khế được dân gian đặc biệt tin dùng trong điều trị mề đay và nhiều vấn đề da liễu khác liên quan đến dị ứng như nổi mề đay, chàm hay dị ứng thời tiết . Trong chỉ quả mà trong lá khế cũng chứa một lượng lớn  vitamin C và Flavonoid, những chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm nhanh hiện tượng viêm ngứa, nổi mẩn đỏ trên da.

cây thuốc nam chữa bệnh mề đay
Lá khế thường được sử dụng để nấu nước tắm chữa nổi mề đay mẩn ngứa

Cách sử dụng:

  • Hái 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch, vò nhẹ cho lá hơi nát
  • Bỏ hết lá vào trong nồi nấu chung với 2 – 3 lít nước và 1 thì muối ăn.
  • Dùng nước nấu từ lá khế để tắm rửa, kết hợp lấy xác lá chà nhẹ lên vùng da bị nổi mề đay để giảm ngứa nhanh hơn.

8. Cây đinh lăng

Tiếp theo, bạn có thể cân nhắc sử dụng bài thuốc Nam trị mề đay từ lá đinh lăng. Bộ phận này chứa nguồn dược chất phong phú, đặc biệt là saponin, các loại vitamin và axit amin… Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt gốc tự do và các tác nhân có hại, giảm sưng phù da, giải độc, xoa dịu cơn ngứa và bổ sung các dưỡng chất quan trọng để tổn thương nhanh chóng được tái tạo.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch.
  • Bỏ lá vào ấm sắc 2 lần, mỗi lần sắc với 200ml nước và đun sôi trong khoảng 5 phút. 
  • Thuốc sắc thu được bạn hòa lẫn với nhau và chia đền làm 3 lần uống trong ngày.

9. Cây sài đất

Cây sài đất được sử dụng làm thuốc chữa nổi mề đay mẩn ngứa nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm tự nhiên. Khi dùng, bạn nên kết hợp cùng một số vị thuốc Nam khác như kinh giới, lá khế hay rau má hay kim ngân hoa, mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

chữa mề đay bằng thuốc nam từ cây sài đất
Cây sài đất thường được kết hợp với một số thảo dược để nấu nước vệ sinh, làm sạch vùng da bị nổi mề đay

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Sài đất (30g), lá khế (10g), kinh giới (15g), kim ngân hoa (30g) và rau má (15g).
  • Rửa tất cả qua vài lần nước cho sạch và đem sắc với 1 lít nước trong 20 phút.
  • Để nước lá nguội bớt, dùng lau rửa vùng da bị mề đay 2 – 3 lần/ngày hoặc pha loãng với nước sạch để tắm.

10. Bạc hà

Hoạt chất menthol có trong lá bạc hà hoạt động như một chất gây tê nhẹ. Nó có tác dụng làm dịu cơn ngứa, giảm kích ứng da, chống sưng viêm, qua đó cải thiện tình trạng nổi mề đay.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch vài lá bạc hà tươi, giã nát
  • Thêm vào một ít nước ấm và khuấy đều để tinh dầu bạc hà hòa tan hết trong nước
  • Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch thấm nước cốt bạc hà thoa đều lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Lưu lại 15 – 20 phút trước khi lấy nước sạch rửa lại.
  • Thực hiện 2- 3 lần trong ngày.

11. Nha đam ( Lô hội)

Nha đam thường được chị em nội trợ sử dụng để nấu nước uống giải nhiệt vào mùa hè hoặc đắp mặt nạ dưỡng da. Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng thảo dược này lại có tác dụng trị nổi mề đay mẩn ngứa cực hay.

Trong gel nha đam chứa chất kháng khuẩn mạnh, giúp sát trùng, giảm ngứa, dưỡng ẩm và làm dịu kích ứng trên da, thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh mề đay cùng tình trạng dị ứng da.

thuốc nam chữa dị ứng mề đay từ nha đam
Gel nha đam có khả năng sát trùng, làm dịu kích ứng và giảm bớt tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ
  • Thái ruột nha đam thành các lát mỏng
  • Lấy chà nhẹ và đắp lên vùng da cần điều trị trong khoảng 20 phút.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy bớt ngứa ngáy, nổi mẩn và dễ chịu hơn.

12. Lá hẹ

Trong kho tàng các bài thuốc Nam trị mề đay, cách chữa bệnh bằng lá hẹ luôn được nhiều người tin dùng nhờ cho hiệu quả cao mà rẻ tiền. Thành phần kháng sinh tự nhiên cùng các chất kháng viêm, chống dị ứng trong lá chính là vũ khí hữu hiệu, giúp bạn đẩy lùi bệnh ngay tại nhà một cách an toàn.

Cách sử dụng: 

  • Dùng 1 nắm lá hẹ rửa sạch
  • Bỏ lá vào chảo nóng sao cho đến khi lá chín héo và tiết ra nước
  • Gói lá vừa sao vào trong 1 cái túi vải sạch rồi chườm trực tiếp lên da mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm bớt cơn ngứa ngáy khó chịu.

Lưu ngay: 10 cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và lành tính

13. Cây tía tô

Với thành phần giàu vitamin C, quercetin, osmarinic acid và các hoạt chất quý, lá tía tô hoạt động như một loại thuốc chống dị ứng. Thảo dược này giúp ức chế sản sinh histamine, giảm ngứa, chống viêm, ngăn chặn sự lan rộng của tổn thương, đồng thời giữ ấm cơ thể và thải độc cho da.

thuốc nam trị mề đay mẩn ngứa
Bài thuốc nam trị mề đay mẩn ngứa từ lá tía tô khá đơn giản nhưng có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp nhẹ

Cách sử dụng:

  • Rửa 1 nắm lá tía tô với nước muối loãng cho thật sạch
  • Thái nhỏ và bỏ lá vào cối giã nát cùng vài hạt muối biển.
  • Đắp hỗn hợp trên lên da 2 lần/ngày, mỗi lần để 20 phút rồi rửa sạch với nước.

14. Kinh giới

Kinh giới là cây thuốc Nam chữa bệnh mề đay đang nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu quả. Tương tự như tía tô, thảo dược này hoạt động tích cực trong việc ức chế phản ứng dị ứng, qua đó nhanh chóng dập tắt cơn ngứa cùng hiện tượng nổi sẩn đỏ trên da.

Cách sử dụng:

  • Sao nóng lá kinh giới rồi gói vào trong khăn sạch chườm trực tiếp lên da để giảm nổi mẩn ngứa.
  • Hoặc lấy 200 – 300g lá kinh giới nấu với 3 lít nước. Dùng tắm mỗi ngày 1 lần hoặc xông hơi 3 lần/tuần nếu tình trạng nổi mề đay kéo dài.

15. Cây chút chít

Ngoài những bài thuốc Nam trị nổi mề đay mẩn ngứa ở trên, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng cây chút chít để khắc phục bệnh. Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi khác là cây lưỡi bò, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, làm sạch và giảm nổi mẩn ngứa trên mề mặt da.

Cách sử dụng:

  • Bạn cần khoảng 5 lá chút chít, đem rửa sạch, thái nhỏ
  • Trộn lá cây với một ít giấm nuôi hoặc giấm táo rồi chà sát nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Rửa lại lại da sau khoảng 10 phút và lặp lại cách này 2 lần/ngày để các vết mề đay ngứa nhanh lặn.

Tham khảo thêmTrị mề đay bằng rượu có hiệu quả không? Làm sao cho đúng?

Có nên chữa mề đay bằng thuốc Nam?

Phương pháp trị nổi mề đay bằng thuốc Nam được cho là có ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc Tây. Các loại thảo dược được sử dụng để bào chế thuốc lại đa dạng và dễ kiếm nên được người dân tận dụng để trị bệnh ngay từ khi các vết sẩn ngứa đầu tiên xuất hiện với hy vọng có thể nhanh chóng dập tắt được cơn ngứa.

thuốc nam trị mề đay hiệu quả nhất
Sử dụng thuốc Nam trị mề đay cho hiệu quả không giống nhau ở mỗi bệnh nhân

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Nam chữa dị ứng mề đay có thể cho hiệu quả không đồng nhất ở mọi đối tượng do tình trạng bệnh, cơ địa và nguyên nhân gây bệnh khác nhau ở mỗi người. Điều này dẫn đến tình trạng một số trường hợp dù áp dụng tích cực nhưng lại không đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn. 

Tốt nhất, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Da liễu trước khi quyết định dùng thuốc Nam trị mề đay nhằm đảm bảo chắc chắn phương pháp này phù hợp, an toàn và cho hiệu quả tốt với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Lưu ý khi dùng thuốc Nam trị mề đay mẩn ngứa

Ngoài việc tham khảo ý kiến nhân viên y tế, khi dùng cây thuốc Nam chữa bệnh mề đay bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo sử dụng nguồn dược liệu sạch, đã được rửa kỹ trước khi dùng.
  • Nên chọn mua thuốc Nam từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Ngừng sử dụng thuốc Nam nếu bạn có dấu hiệu dị ứng hoặc gặp tác dụng phụ.
  • Không dùng thuốc Nam thay thế hoàn toàn thuốc Tây. Nếu muốn kết hợp cả 2 loại, hãy dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tương tác thuốc.
  • Dù các cây thuốc Nam đều khá lành tính nhưng bạn cũng nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Kết hợp dùng thuốc Nam với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và điều trị tận gốc nguyên nhân gây nổi mề đay để ngăn ngừa tái phát.
  • Theo dõi tình trạng bệnh trong suốt quá trình điều trị. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc nặng thêm, hãy ngừng sử dụng thuốc Nam và tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.

Các bài thuốc Nam trị mề đay đã được dân gian áp dụng qua nhiều thế hệ nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Bệnh nhân cần lựa chọn và áp dụng một cách cẩn thận với sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả. 

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM


Câu hỏi thường gặp
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan