Viêm phế quản là tình trạng bị viêm tại niêm mạc phế quản, các ống dẫn khí vào và ra khỏi phổi, gây ho, khò khè, khó thở và tiết nhiều đờm. Trong đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bị viêm phế quản hồi phục nhanh chóng. Vậy bệnh nhân viêm phế quản có nên uống nước cam không? Nên sử dụng đồ uống này như thế nào cho hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời hữu ích nhất.
Viêm phế quản có nên uống nước cam không?
Nước cam là một loại thức uống phổ biến, không chỉ có tác dụng giải khát mà còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nước cam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi, bao gồm: Vitamin C, Kali, Folate (vitamin B9), Vitamin A, Flavonoid, Carotenoid,…
Vậy người đang bị viêm phế quản có nên uống nước cam không? Câu trả lời là CÓ. Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch.
Khi bị viêm phế quản, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Uống nước cam giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, nước cam còn mang lại một số lợi ích khác cho người bị viêm phế quản như:
- Giảm viêm: Vitamin C và các hợp chất chống viêm có trong cam giúp giảm viêm, làm dịu niêm mạc phế quản, hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Long đờm: Nước cam giúp làm loãng dịch nhầy, giúp dễ dàng khạc đờm, thông thoáng đường thở.
- Cung cấp nước: Nước cam giúp bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước do sốt, ho.
- Giảm mệt mỏi: Ngoài vitamin C, nước cam còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, kali, folate… giúp tăng cường năng lượng và giảm mệt mỏi, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
XEM THÊM: Bệnh viêm phế quản co thắt là do đâu?
Hướng dẫn dùng nước cam cho người viêm phế quản
Để nước cam phát huy tối đa công dụng và tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần sử dụng đúng cách:
Lựa chọn cam:
Chọn cam tươi, chín mọng, có nguồn gốc rõ ràng. Tránh cam đã bị dập nát, hư hỏng hoặc có dấu hiệu phun thuốc bảo quản.
Uống nước cam tươi:
Nên uống nước cam tươi, tự nhiên, không qua chế biến hoặc thêm đường để giữ nguyên hàm lượng vitamin C và các dưỡng chất cần thiết. Cam nên được ép hoặc vắt lấy nước và uống ngay sau khi chế biến để đảm bảo giữ lại các chất chống oxy hóa và vitamin.
Không uống nước cam quá lạnh:
Nước cam lạnh có thể kích thích niêm mạc họng, làm tăng cảm giác khó chịu và khiến tình trạng viêm phế quản trầm trọng hơn. Vì vậy, nước cam nên được để ở nhiệt độ phòng hoặc hâm ấm nhẹ trước khi uống.
Thời gian uống:
- Uống sau bữa ăn: Khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau bữa ăn. Tránh uống khi đói vì axit trong nước cam có thể gây kích ứng dạ dày.
- Chia nhỏ lượng uống: Không nên uống quá nhiều nước cam cùng một lúc. Nên chia nước cam thành nhiều lần uống trong ngày.
- Uống vào ban ngày: Hạn chế uống nước cam vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, vì có thể gây tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không uống quá nhiều:
Dù nước cam tốt nhưng uống quá nhiều có thể gây thừa vitamin C và làm tăng lượng axit trong cơ thể, không tốt cho dạ dày. Nên giới hạn 1 ly (khoảng 200-250ml) mỗi ngày.
Kết hợp uống nhiều nước:
Bên cạnh nước cam, người bị viêm phế quản cần uống đủ nước lọc để làm loãng đờm và hỗ trợ việc giảm viêm nhiễm trong phế quản.
Như vậy với thắc mắc viêm phế quản có nên uống nước cam không thì câu trả lời là CÓ. Với những lợi ích từ nước cam có thể thấy đây là loại đồ uống tốt cho sức khỏe và phù hợp với người bị viêm phế quản. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng cách, tránh uống nước cam quá lạnh hoặc quá nhiều để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình phục hồi.
TÌM HIỂU THÊM:
- Người bị viêm phế quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt nhất?
- Các dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Nguồn: Soytethainguyen