Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khỏe ở người mắc viêm phế quản. Chính vì vậy, người bệnh nên nắm rõ viêm phế quản kiêng ăn gì và ăn gì tốt để xây dựng được thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp nhất khi bị bệnh.

Chế độ ăn uống cho người bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là tình trạng sưng viêm niêm mạc ống phế quản, khiến cho đường dẫn không khí vào phổi bị sưng phù và thu hẹp. Từ đây, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như khó thở, ho nhiều đờm, thở khò khè, tức ngực, sốt, mệt mỏi…

Nguyên nhân gây viêm phế quản là do bị bội nhiễm vi khuẩn, virus. Các tác nhân gây bệnh  này xâm nhập vào trong đường thở khi sức đề kháng bị  suy giảm. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá, sống trong môi trường có nguồn không khí ô nhiễm, tuổi tác cao, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp trên kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tiểu phế quản.

chế độ ăn uống cho người bị viêm thực quản
Duy trì một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm phế quản

Khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm tiểu phế quản, người bệnh nên tích cực điều trị kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng các thực phẩm có lợi trong thực đơn sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng khó chịu do bệnh viêm phế quản gây ra, đồng thời nâng cao sức đề kháng và giúp rút ngắn thời gian chữa trị bệnh.Vấn đề quan trọng là bệnh nhân cần nắm rõ viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì để có thể tự mình xây dựng được một thực đơn ăn uống phù hợp trong suốt quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn của người bị viêm phế quản:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein hoặc chất kháng viêm, làm tan đờm tự nhiên vào trong  bữa ăn giúp tổn thương trong phế quản nhanh được chữa lành.
  • Tránh dùng các thực phẩm có thể gây kích ứng đường thở hoặc làm tăng phản ứng viêm ở phế quản.
  • Các thức ăn nên được chế biến dưới dạng lỏng, mềm nếu có dấu hiệu bị buồn nôn, đau họng
  • Không sử dụng nhiều dầu mỡ, muối và đường trong quá trình chế biến thức ăn
  • Trường hợp ăn uống kém, hãy chia ba bữa chính thành 4 – 5 bữa ăn nhỏ trong ngày để cơ thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà không làm triệu chứng bệnh thêm nặng.

Viêm phế quản kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến cho các triệu chứng bệnh viêm phế quản diễn tiến nghiêm trọng hơn nên không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bệnh. Chúng bao gồm:

1. Các món chiên, xào

Các món chiên rán như khoai tây chiên, thịt lợn chiên hay gà rán hay rau củ xào đều chứa nhiều dầu mỡ và có hàm lượng calo quá cao. Chúng gây cản trở đến quá trình hồi phục của bệnh viêm phế quản theo nhiều cách khác nhau như:

  • Làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể
  • Khiến đàm nhầy trở nên đặc hơn, từ đó gây khó thở và kích thích ho nhiều hơn
  • Làm tăng cholesterol xấu trong máu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông tuần hoàn máu tới đường thở. Điều này có thể khiến tổn thương trong phế quản lâu được chữa lành hơn.
Viêm phế quản kiêng ăn gì?
Các món chiên có thể làm tăng nặng các triệu chứng của viêm phế quản

Chính vì những lý do trên mà các món chiên xào nên được cắt giảm khi xây dựng thực đơn cho người bị viêm phế quản. Thay vào đó, bạn nên chế biến món ăn dưới hình thức hấp, luộc, nấu canh để cơ thể không phải dung nạp quá nhiều chất béo có hại.

2. Viêm phế quản nên kiêng các thức ăn chứa đường tinh chế

Bao gồm:

  • Bánh quy
  • Kẹo socola và các loại kẹo khác
  • Bánh ngọt
  • Bánh nướng
  • Nước ngọt các loại…

Chúng đều chứa nhiều đường tinh luyện. Khi sử dụng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu, cản trở đến quá trình tuần hoàn máu đến phổi và khiến cho phản ứng viêm trong phế quản tăng nặng hơn. Hãy tránh xa nhóm thực phẩm này nếu bạn không muốn bệnh viêm phế quản ngày càng diễn biến phức tạp.

3. Muối

Muối và các món ăn mặn như thịt kho, cá muối khô đều không tốt cho người đang bị viêm phế quản. Chúng không chỉ làm tăng huyết áp mà còn khiến cho các mô trong phế quản bị giữ nhiều nước, từ đó gây sưng viêm nặng hơn và kích thích sản sinh nhiều dịch nhầy trong phế quản.

4. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh như đồ hộp, thịt xông khói, lạp xưởng hay xúc xích… là sự lựa chọn tiện lợi cho bữa ăn. Tuy nhiên chúng không được khuyến khích sử dụng khi bạn bị viêm phế quản. Lý do bởi thức ăn nhanh chứa nhiều natri nên khi sử dụng sẽ khiến cho các mô trong phế quản bị sưng viêm nhiều hơn và làm thu hẹp đường thở.

5. Sữa chưa tách béo

Các sản phẩm sữa chưa được tách béo chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng không được khuyến khích sử dụng khi bạn đang bị ho có đờm bởi nó có thể khiến đờm trở nên đặc hơn.

6. Thực phẩm chứa nhiều axit

Các món chua có thể gây bỏng rát niêm mạc họng và làm tăng cảm giác khó chịu . Vì vậy, người bị viêm phế quản nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều axit.

7. Thức uống có cồn

Đồ uống có cồn gây mất nước, khiến đường thở bị kích ứng và tiết ra nhiều đờm hơn. Tránh lạm dụng các thức uống này nếu bạn đang bị viêm phế quản.

người bị viêm phế quản kiêng ăn gì?
Các thức uống có cồn gây mất nước và khiến người mắc viêm phế quản bị ho có đờm nhiều hơn

Bị viêm phế quản nên ăn gì?

Người bị viêm phế quản nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể nhằm nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Dưới đây là những thức ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của người bệnh.

1. Súp gà

Món súp gà chính là một sự lựa chọn lý tưởng cho bữa ăn của người bị viêm phế quản. Món ăn này ở dạng lỏng nên khá dễ nuốt, hạn chế gây đau cổ họng khi ăn. Ăn súp gà khi còn ấm cũng có tác dụng làm loãng đàm nhầy, giảm hiện tượng tắc nghẽn trong phế quản, đồng thời đẩy nhanh quá trình hydrat hóa, giúp đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Hơn nữa, thành phần protein được tìm thấy trong thịt gà kết hợp với một số dưỡng chất có trong các nguyên liệu khác của món súp, chẳng hạn như cà rốt, trứng, đậu… cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, bổ sung năng lượng cho cơ thể và kích thích tái tạo tế bào mới để chữa lành các mô bị tổn thương trong phế quản.Người bệnh có thể sử dụng món này vào bữa sáng hoặc dùng trong bữa ăn chính đều được. Mỗi tuần ăn 3 – 4 lần kết hợp với các món ăn bài thuốc chữa viêm phế quản khác để nhanh phục hồi sức khỏe.

2. Bị viêm phế quản nên ăn táo

Táo nằm trong danh sách các loại trái cây tốt nhất cho người bị viêm phế quản. Giàu chất chống oxy hóa, táo có thể giúp ức chế cơn co thắt trong phế quản, chống viêm nhiễm, đồng thời bảo vệ các mô lành trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.Cùng với đó, táo còn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin, khoáng chất và đường tự nhiên.

Chúng có tác dụng thải độc, bổ sung năng lượng để người bệnh bớt mệt mỏi, đồng thời tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn.Khi ăn táo, hãy rửa kỹ và ngâm trong nước muối pha loãng. Bạn nên ăn cả vỏ để tận dụng được tối đa nguồn dưỡng chất có trong táo. Tốt nhất là nhai nuốt trực tiếp ở dạng quả tươi. Cách khác là ép nước uống, xay sinh tố, trộn salad hoặc ăn chung với sữa chua cũng khá ngon miệng và hữu ích cho sức khỏe.

3. Mật ong kháng viêm, tiêu đờm

Mật ong có tác dụng tích cực trong việc tiêu đờm, kháng viêm, diệt khuẩn. Thực phẩm này giúp ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh, đồng thời làm dịu cơn ho, giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề trong phế quản. Bên cạnh đó, thành phần axit amin cùng các khoáng tố dồi dào trong mật ong còn giúp chống mệt mỏi, bồi bổ cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch.

bị viêm phế quản nên ăn gì
Mật ong giúp kháng khuẩn, tiêu viêm nên được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị viêm phế quản

Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm phế quản gây ra, bạn hãy ăn 2 – 3 thìa mật ong mỗi ngày. Ngậm trong miệng và nuốt trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống để làm dịu cơn ho.

4. Thực phẩm giàu omega 3

Các loại cá béo ( cá hồi, cá thu, cá cơm, cá tuyết,…) hay một số loại hạt ( óc chó, hạt lanh, hạnh nhân,…) cung cấp cho cơ thể nguồn omega 3 khá phong phú. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung omega-3 có thể giúp bệnh nhân bị viêm phế quản giảm thiểu nguy cơ bị thu hẹp đường th. Điều này có thể giúp làm tăng lượng oxy đến phổi và cải thiện tình trạng khó thở, thở khò khè do bệnh gây ra.Đặc biệt, omega 3 còn là một loại axit béo có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa mạnh. Việc thường xuyên ăn các thực phẩm này sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm và đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm phế quản.

5. Sữa chua

Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc người bị viêm phế quản nên ăn gì. Sữa chua giàu probiotic, một loại vi khuẩn có lợi giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, kháng viêm, ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland, thường xuyên ăn sữa chua không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm phế quản. Hãy ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày ngay cả khi bạn không bị bệnh để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.Ngoài sữa chua, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm khác cũng cung cấp một lượng lớn probiotics cho cơ thể như: Bơ sữa, thức uống lên men tự nhiên, miso, kefir,…

6. Tỏi – vị thuốc kháng sinh tự nhiên cho người bị viêm phế quản

Không có gì ngạc nhiên khi tỏi được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của người bị viêm phế quản. Giàu lưu huỳnh, allicin và các hoạt chất quý khác, tỏi hoạt động như một loại thuốc kháng sinh. Nó giúp diệt khuẩn, ức chế virus, giảm hiện tượng nhiễm trùng trong phế quản.Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời trên, bạn có thể nhai nuốt 3 – 4 tép tỏi sống mỗi ngày. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi theo nhiều cách khác như làm nước chấm, ướp thức ăn hay hấp cách thủy chung với mật ong để làm thuốc chữa viêm phế quản cấp và mãn tính tại nhà.

7. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Vitamin A là một dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm và xây dựng hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất này trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cải thiện được tình trạng viêm nhiễm trong phế quản một cách tự nhiên.

viêm phế quản nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A
Các thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho người bị viêm phế quản

Nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A cho cơ thể bao gồm:

  • Bí đỏ
  • Cà rốt
  • Súp lơ xanh
  • Đu đủ chín
  • Rau bina…

8. Bị viêm phế quản nên ăn lá bạc hà

Lá bạc hà cung cấp nhiều methol có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Bên cạnh đó thành phần tinh dầu trong lá còn giúp làm tan đàm, thông đường thở, giảm ho, xoa dịu tình trạng kích ứng ở cổ họng cũng như đường thở.Bạn có thể thêm lá bạc hà vào trong món ăn hoặc phơi khô hãm trà uống mỗi ngày 2 – 3 tách. Trường hợp bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng loại lá này.

9. Nghệ vàng

Nghệ vàng cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người bị viêm phế quản. Thực phẩm này có khả năng ức chế co thắt phế quản, làm giãn đường thở để không khí lưu thông vào trong phổi nhiều hơn. Ngoài ra, hoạt chất curcumin có trong nghệ còn được biết đến với khả năng tiêu đờm, làm loãng chất nhầy, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm trong phế quản.

10. Hành tây tốt cho người bị viêm phế quản

Tương tự như tỏi, hành tây cũng có đặc tính kháng sinh tự nhiên nên được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm phế quản. Nó giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, giảm hiện tượng nhiễm trùng trong phế quản, qua đó đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra.Trong thực tế, dân gian còn sử dụng hành tây làm thuốc chữa viêm phế quản. Bạn chỉ cần lấy hành tây thái mỏng, bỏ vào trong chén thủy tinh rồi thêm vào 10ml mật ong, đem hấp cách thủy lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày khi còn ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hành tây xào nấu chung với các thực phẩm khác như một loại rau thông thường.

11. Các thức ăn giàu protein

Protein là một dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Nó tham gia vào quá trình xây dựng lên các tế bào mới để sửa chữa tổn thương viêm trong thực quản. Việc bổ sung đầy đủ nhu cầu protein cho cơ thể cũng giúp bạn bớt mệt mỏi khi bị bệnh và có khả năng miễn dịch tốt hơn.Các thực phẩm giàu protein hữu ích cho người bị viêm phế quản bao gồm:

  • Thịt gia cầm
  • Thịt lợn
  • Đậu nành
  • Các loại hạt

12. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nhóm thực phẩm này không chỉ bổ sung nhiều protein cho cơ thể mà còn cung cấp một lượng lớn vitamin A, D, canxi, magie, kẽm…. Chúng giúp nhanh chóng phục hồi tổn thương trong phế quản, đồng thời bổ sung năng lượng cho cơ thể.Bạn nên sử dụng các loại sữa hay sản phẩm sữa tách béo hoặc ít béo. Trường hợp bị ho nhiều đờm thì không nên dùng nhóm thực phẩm này.

13. Gia vị cay

Nếu không bị đau họng, các loại gia vị cay như ớt, tiêu có thể hữu ích cho bệnh nhân bị viêm phế quản. Chúng giúp phá vỡ cấu trúc của đàm nhầy, làm thông thoáng đường thở, qua đó giảm hiện tượng ho, khó thở.Bên cạnh đó, ớt còn cung cấp một chất chống viêm, giảm đau có tên gọi là capsaicin. Khi được hấp thu, chất này sẽ hoạt động bằng cách ức chế dẫn truyền cảm giác đau về hệ thần kinh, đồng thời tiêu viêm, giảm hiện tượng phù nề, sưng đỏ trong ống phế quản, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc điều trị bệnh.

14. Thực phẩm giàu vitamin C

Trong cơ thể, vitamin C đóng vai trò như một loại thuốc kháng viêm. Nó tham gia vào quá trình chữa lành tổn thương trong thực quản, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể bao gồm:

  • Trái cây có múi: Cam, quýt, bưởi
  • Dâu tây
  • Kiwi
  • Rau lá xanh
  • Ớt chuông
  • Đu đủ…

15. Uống nhiều nước

Nước hoạt động tích cực trong việc làm loãng đờm nhầy, từ đó giảm ho có đờm và giúp ống phế quản được thông thoáng, có khả năng dẫn lưu không khí tốt hơn.Người bệnh nên uống nước ấm để làm dịu kích ứng trong cổ họng. Lượng nước sử dụng trong ngày với người trưởng thành ít nhất là 2 lít. Có thể dùng các chất lỏng khác thay thế một phần nước lọc, chẳng hạn như nước ép trái cây, nước nấu từ rau củ, súp, trà thảo mộc…

Các món ăn tốt cho người bị viêm phế quản

Sau khi tìm hiểu kỹ bị viêm phế quản kiêng ăn gì và nên ăn gì, bạn có thể sử dụng các thực phẩm có lợi để chế biến ra nhiều món ăn bổ dưỡng, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Dưới đây là một số món dễ chế biến nhưng bổ sung nhiều dưỡng chất giúp sức khỏe nhanh phục hồi.

1. Món cháo hạnh nhân

  • Nguyên liệu: 50g gạo tẻ, 15g hạt hạnh nhân
  • Cách chế biến: Hạt nhân ngâm nước khoảng 10 phút để lớp vỏ mềm và dễ lột bỏ. Lấy nhân màu trắng đem xay nhuyễn với một ít nước. Gạo vo sạch, bỏ vào nồi nấu chung với nước hạnh nhân cho chín nhừ thành cháo. Nêm nếm gia vị, thêm hành ngò. Chia cháo làm 2 lần ăn vào bữa sáng và chiều tối khi còn nóng.
  • Tác dụng: Giảm viêm phế quản, làm dịu cơn ho, cải thiện tình trạng khó thở, đau tức hay bứt rứt ở ngực.
món ăn bài thuốc chữa viêm phế quản
Món cháo hạnh nhân có tác dụng kháng viêm, giảm ho và cải thiện các triệu chứng khác liên quan đến bệnh viêm phế quản

2. Món cháo bối mẫu

  • Chuẩn bị: 50 gram gạo tẻ, 10 gram bối mẫu, một ít đường phèn
  • Cách chế biến: Vo gạo cho sạch rồi bỏ vào nồi với lượng nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Tiếp theo thêm bối mẫu và đường phèn vào nấu cho đến khi cháo đặc lại. Ăn khi cháo còn ấm mỗi ngày 2 lần cho đến khi bệnh viêm phế quản được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Tác dụng: Giải nhiệt, tán kết, giảm ho, làm loãng đàm nhầy, hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính.

3. Món cháo hành chữa viêm phế quản

  • Nguyên liệu: 60 gram gạo nếp, 1 nắm hành lá, 2 củ hành tím, 3 lát gừng tươi.
  • Cách chế biến: Hành lá rửa sạch, thái khúc ngắn, gừng xắt sợi, củ hành tím lột vỏ và đập dập. Vo sạch gạo rồi đem nấu chín như thành cháo. Nêm nếm gia vị cho cháo vừa miệng rồi bỏ hành và gừng vào. Đun sôi trở lại là được. Người bệnh nên ăn khi cháo còn nóng, sau đó nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.
  • Tác dụng: Hạ sốt, giảm đau họng, tiêu viêm, ức chế sự phát triển của virus gây bệnh. Các trường hợp có biểu hiện đổ nhiều mồ hôi, táo bón, nóng trong không nên sử dụng món ăn này.

4. Món cháo sa sâm

  • Nguyên liệu: 100 gram gạo tẻ, 30 gram sa sâm, đường phèn lượng đủ dùng
  • Cách chế biến: Nấu sa sâm khoảng 20 phút để lấy nước dùng đem ninh gạo thành cháo. Khi cháo chín, thêm một ít đường phèn vào cho có vị ngọt vừa phải rồi nấu đến khi đường tan hoàn toàn thì ngưng.
  • Tác dụng: Món ăn này có tác dụng nhuận phế, kích thích vị giác, trừ đàm, chỉ khái. Người bệnh có biểu hiện phế nhiệt, táo bón, ho khan hoặc ho ít đờm, sốt, cổ họng khô khát có thể dùng món này để hỗ trợ chữa viêm phế quản. Tuy nhiên các trường hợp ho nhiều hoặc bị thương phong cảm mạo thì không nên ăn.

Bài viết trên đây chúng ta vừa đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề viêm phế quản kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau chóng phục hồi sức khỏe. Bạn hãy ghi chép lại các thông tin này và bắt tay vào xây dựng một thực đơn phù hợp cho những ngày bị bệnh nhằm nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu và phục hồi chức năng hoạt động bình thường của đường thở.

Câu hỏi thường gặp

Viêm tiểu phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ, tuy thường gặp nhưng không nên chủ quan. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Biến chứng nguy hiểm:

    • Rối loạn chức năng hô hấp, khó thở tái phát
    • Suy hô hấp, thậm chí ngừng thở
    • Viêm phổi, nhiễm trùng huyết
    • Tổn thương phổi lâu dài
  • Đối tượng có nguy cơ cao:

    • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non
    • Trẻ dưới 2 tuổi
    • Trẻ có hệ miễn dịch yếu

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu viêm tiểu phế quản để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

Viêm phế quản, một bệnh lý đường hô hấp phổ biến, có khả năng lây lan từ người sang người.

  • Nguyên nhân: Chủ yếu do virus hoặc vi khuẩn gây ra, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hô hấp của người bệnh (ho, hắt hơi) hoặc qua đồ dùng chung.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao: Đặc biệt trong môi trường đông đúc, trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu dễ bị lây nhiễm.
  • Phòng ngừa: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, vệ sinh đồ dùng cá nhân.
  • Viêm phế quản mãn tính: Không lây nhiễm nhưng có thể kéo dài và gây biến chứng nghiêm trọng.

Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 37-38 độ C, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Phòng tắm kín gió: Tránh để trẻ bị gió lùa trong quá trình tắm.
  • Thời gian tắm ngắn: Tắm nhanh gọn, không nên để trẻ ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Lau khô người ngay sau khi tắm: Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh sau khi tắm.

Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp trẻ thoải mái hơn mà còn hỗ trợ quá trình điều trị viêm phế quản. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho trẻ.

  • Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh làm bệnh nặng hơn.
  • Lợi ích: Điều hòa giúp giảm nhiệt độ, độ ẩm, tạo môi trường thoải mái, giảm khó thở cho trẻ.
  • Lưu ý:
    • Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
    • Không để nhiệt độ quá thấp (26-28 độ C là hợp lý).
    • Không để trẻ nằm điều hòa quá 4 tiếng liên tục.
    • Sử dụng máy tạo ẩm hoặc chậu nước trong phòng.
    • Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ.
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan