Viêm da cơ địa vùng kín là tình trạng tổn thương vùng da xung quanh vùng kín với các biểu hiện đặc trưng như khô sần, mẩn đỏ, nóng rát, ngứa ngáy khó chịu. Mặc dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe những bệnh có thể gây ra sự mặc cảm tâm lý, gây cản trở sinh hoạt vợ chồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm và điều trị đúng cách căn bệnh khó nói này.

Viêm da cơ địa vùng kín là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa vùng kín là tình trạng viêm nhiễm và tổn thương vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Đây là một dạng viêm da mãn tính, khá phổ biến và thường xuyên tái phát. Do vị trí tổn thương khá đặc biệt và nhạy cảm nên việc điều trị càng khó khăn hơn.

Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, công việc, đặc biệt là chuyện sinh hoạt, chăn gối của vợ chồng. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm da cơ địa ở háng, vùng kín sẽ gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng vùng kín, sốc nhiễm trùng và có nguy cơ tử vong cao.

viem-da-co-dia-vung-kin-la-gi
tìm hiểu viêm da cơ địa vùng kín là gì

Cũng giống như các thể bệnh viêm da cơ địa khác, viêm da cơ địa vùng kín không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh có tính chất di truyền từ bố mẹ sang con cái. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh cũng có thể lan rộng sang những vùng da lân cận nếu không được kiểm soát kịp thời. Trong trường hợp nhiễm trùng, nếu quan hệ tình dục không an toàn, tình trạng viêm nhiễm cũng có khả năng lây lan sang cho bạn tình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở háng, vùng kín

Viêm da cơ địa ở háng, vùng kín thường khởi phát với tình trạng khô da kèm theo chu kỳ ngứa và gãi. Sau đó, da trở nên dày sừng, lichen mãn tính, tình trạng ngứa sẽ trở nên dữ dội hơn. Mặc dù đây cũng là một thể của bệnh viêm da cơ địa nhưng các triệu chứng viêm da cơ địa ở háng, vùng kín có nhiều điểm khác biệt. Người bệnh có thể nhận biết bệnh sớm qua một số dấu hiệu điển hình như:

  • Vị trí tổn thương: Háng, bẹn, cửa mình, bìu, toàn bộ dương vật, âm đạo, âm hộ, mông.
  • Ngứa ngáy khó chịu: Đây là triệu chứng mà hầu như tất cả các bệnh nhân viêm da cơ địa đều cảm nhận được. Các cơn ngứa có mức độ từ nhẹ đến dữ dội, xuất hiện bất cứ thời điểm nào đặc biệt là sau khi tiếp xúc với nước, hóa chất.
  • Nổi mẩn đỏ, mụn nước: Các vị trí tổn thương xuất hiện các nốt mẩn đỏ, dạng phát ban kích thước không đồng đều. Trong một số trường hợp, vùng kín người bệnh có thể xuất hiện mụn nước. Các mụn nước này là nguyên nhân khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khi bị vỡ, chảy dịch.
  • Da khô, bong tróc: Vùng da vùng kín sẽ trở nên thô ráp, bong tróc thành từng mảng và sần sùi theo thời gian.
  • Nóng rát: Cảm giác nóng rát và châm chích ở vùng da bị viêm khiến tình trạng ngứa trở nên khó chịu hơn, người bệnh có thể khó tập trung vào công việc và các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Sưng hạch bạch huyết: Tình trạng này thường chỉ xuất hiện trong trường hợp nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng. Hạch bạch huyết thường sưng rõ ở vùng háng, bẹn, nổi cộm hoặc sờ vào thấy đau.

Bên cạnh những triệu chứng điển hình trên, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu ít điển hình hơn nhưng khá nguy hiểm như:

  • Dương vật, âm đạo tiết nhiều chất nhờn, khí hư bất thường, thậm chí có mùi hôi
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Đau bụng dưới
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn, âm đạo
  • Cảm giác nóng rát, đau buốt đi tiểu

Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm da cơ địa ở háng, vùng kín có thể dễ bị nhầm lẫn với những tổn thương sinh dục hoặc các bệnh lý da liễu khác, dẫn tới các sai lầm trong điều trị. Do vậy, ngay khi xuất hiện những bất thường ở vùng kín, háng, mông, người bệnh nên tiến hành thăm khám để chẩn đoán bệnh và xác định nguyên nhân cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh

Cũng giống như các thể bệnh viêm da cơ địa khác, nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa vùng kín, háng đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bệnh có liên quan mật thiết tới các yếu tố miễn dịch, di truyền và tác động môi trường, thời tiết. Cụ thể, một số yếu tố được các chuyên gia liệt kê dưới đây có thể là tác nhân làm bùng phát hoặc nặng hơn bệnh viêm da cơ địa vùng kín, háng như:

  • Di truyền: Tỷ lệ di truyền bệnh lý này từ bố mẹ sang con cái có thể lên tới 80%.
  • Suy giảm miễn dịch: Bệnh tật và các yếu tố làm suy giảm hệ miễn dịch ở người sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công.
  • Mặc quần lót quá chật: Sử dụng quần lót quá chật hoặc quần lót có chất liệu dày cứng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm khởi phát bệnh. Quá trình tiếp xúc và cọ xát giữa quần lót và vùng da vùng kín có thể khiến da bị tổn thương, ngứa ngáy, sưng đỏ. Một số trường hợp nặng có thể gây trợt loét, nổi mề đay, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và chảy dịch mủ.
  • Dị ứng hóa chất và dung dịch vệ sinh vùng kín: Các loại dung dịch vệ sinh hoặc sản phẩm chăm sóc vùng kín có thể chứa một số hóa chất, hương liệu, chất bảo quản độc hại, làm kích ứng da vùng kín. Ngoài ra, mất cân bằng pH khi sử dụng không đúng cách một số loại dung dịch vệ sinh cũng có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường sinh dục.
  • Tiếp xúc với các tác nhân dị ứng trong bao cao su, gel bôi trơn: Do được che chở, bảo vệ bởi các lớp quần áo bên ngoài nên vùng kín ít phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, một số vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với vùng kín như bao cao su, gel bôi trơn có chứa thành phần latex cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố khác: Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc với nguồn nước bẩn, tiếp xúc khói thuốc lá, khói xe cộ…

Cách chăm sóc và phòng bệnh

Cũng giống nhiều dạng viêm da do miễn dịch và di truyền khác, viêm da cơ địa vùng kín rất dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, bên cạnh việc uống thuốc và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Những lưu ý dưới đây có thể giúp ích cho quá trình chăm sóc và phòng bệnh viêm da cơ địa vùng kín hiệu quả và an toàn:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín và cơ thể. Lau khô cơ thể trước khi mặc đồ lót và quần áo
  • Không cào gãi hoặc thực hiện các tác động cọ xát làm tổn thương đến vùng da nhạy cảm ở vùng kín
  • Cân nhắc khi lựa chọn sữa tắm, các dung dịch vệ sinh, gel bôi trơn… Nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, không chứa hương liệu hoặc chất tạo mùi, tạo màu. Nếu được, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi mua và sử dụng.
  • Thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm phù hợp, an toàn cho vùng da nhạy cảm, đặc biệt là vào thời tiết hanh khô hoặc ngồi lâu trong môi trường điều hòa.
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như âm đạo tiết dịch nhiều, sốt, đau bụng dưới, âm đạo hoặc tinh hoàn bị sưng đau,…
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm dị ứng, thực phẩm hoặc đồ uống kích thích. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và tăng cường uống đủ nước.
  • Cân bằng quỹ thời gian làm việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt, tránh căng thẳng, stress quá mức

Các phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín

Viêm da cơ địa vùng kín khá nhạy cảm và thường không gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nên người bệnh có thể tự điều trị ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn như dương vật, âm đạo sưng tấy, tiết dịch mủ bất thường hoặc nhiễm trùng, người bệnh cần được đi khám chữa tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa.

Một số phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa vùng kín, háng đang được sử dụng hiện nay gồm:

Dùng thuốc Tây chữa viêm da cơ địa vùng kín

Thuốc tây được áp dụng phổ biến ở hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa háng, vùng kín vì cho hiệu quả nhanh và khá tiện lợi. Tùy vào mức độ triệu chứng, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc bôi chứa corticoid (Triamcinolon, Clobetasol, Hydrocortison…): Được sử dụng 1 - 2 lần mỗi ngày trong thời gian ngắn (từ 1 - 4 tuần). Khi các triệu chứng được cải thiện, người bệnh sẽ được hướng dẫn giảm liều theo liệu trình phù hợp để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc bôi chứa chất ức chế miễn dịch (Elidel, Protopic,…): Có tác dụng làm thay đổi và điều hòa các phản ứng miễn dịch của cơ thể, chống viêm nhiễm và giảm triệu chứng sưng ngứa.
  • Thuốc kháng histamin đường uống: Có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, thường được dùng vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân.
  • Thuốc chống viêm, chống miễn dịch đường uống: Gồm các corticoid hoặc các chất ức chế miễn dịch như Methotrexate, Cyclosporin… Nhóm thuốc này được sử dụng trong các trường hợp bệnh nặng, diễn tiến nhanh, nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm đường uống: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong các trường hợp viêm da cơ địa có nhiễm trùng. Sử dụng thuốc kháng sinh và chống nấm theo đơn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Cần lưu ý rằng, hầu hết các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín đều có thể gây ra các tác dụng tại chỗ (teo da, mỏng da, rậm lông…) hoặc toàn thân (suy giảm miễn dịch, suy tuyến thượng thận, độc gan, suy thận cấp…). Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà vì có thể khiến bệnh nặng hơn, phức tạp hơn.

Một số mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở vùng kín

Trong trường hợp viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ, các triệu chứng không rõ ràng, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chăm sóc và điều trị tại nhà như:

  • Chườm lạnh: Lấy một vài viên đá nhỏ, bọc lại bằng 1 miếng vải mỏng sạch rồi chườm nhẹ lên vùng da bị viêm trong khoảng 15 - 20 phút. Cách làm này giúp giảm ngứa, giảm cảm giác nóng rát, châm chích hiệu quả
  • Ngâm mình bằng bột yến mạch: Cho bột yến mạch vào bồn nước ấm rồi ngâm mình trong khoảng 20 phút. Hoặc có thể thoa trực tiếp hỗn hợp bột yến mạch với nước lên vùng da cần điều trị trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

ngam-la-trau-chua-viem-da-co-dia
ngâm lá trầu chữa viêm da cơ địa vùng kín

  • Dùng lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi đun cũng 2 lít nước sạch trong khoảng 5 phút. Đổ nước này ra chậu, cho thêm 1 vài hạt muối rồi dùng nước này ngâm rửa vùng da bị bệnh. Lưu ý kiểm soát nhiệt độ nước lá trầu không để tránh bị bỏng.
  • Dùng nước lá trà xanh: Cũng tương tự như cách làm với lá trầu không, người bệnh có thể dùng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch rồi đun cùng nước sạch. Lấy nước này ngâm rửa vùng da cần điều trị hằng ngày để sớm cải thiện các triệu chứng bệnh.

Phương pháp chữa viêm da cơ địa vùng kín bằng mẹo dân gian sử dụng nguồn nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính nên khá được bệnh nhân ưa chuộng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát ở giai đoạn đầu. Những trường hợp bệnh tiến triển vừa và nặng, người bệnh cần thăm khám y tế để được chẩn đoán và điều trị khoa học hơn.

Viêm da cơ địa vùng kín không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Việc bệnh thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là chuyện chăn gối vợ chồng. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp và trang bị những kiến thức cơ bản để có biện pháp xử lý khi mắc bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Viêm da cơ địa, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, KHÔNG LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp.

  • Nguyên nhân: Bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn hệ miễn dịch, không phải do vi khuẩn hay virus gây ra.
  • Triệu chứng: Da khô, ngứa, nổi mẩn đỏ, có thể chảy dịch hoặc đóng vảy.
  • Phòng ngừa: Tránh các tác nhân kích thích, giữ ẩm cho da, tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Viêm da cơ địa không lây, nhưng cần được quan tâm và điều trị đúng cách để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan