Trong những năm gần đây, nhu cầu điều trị các vấn đề về sắc tố da bằng phương pháp laser tăng mạnh. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này ẩn chứa nguy cơ rủi ro tăng sắc tố da sau laser. Vậy tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào, có những cách xử lý nào? Bài viết này sẽ cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi trên.
Tăng sắc tố da sau điều trị laser là gì và do đâu?
Điều trị tăng sắc tố da bằng phương pháp laser có rất nhiều ưu điểm, tiêu biểu phải kể đến là:
- Điều trị trong thời gian nhanh chóng
- Hiệu quả tức thời đối với những chứng bệnh nám da, đồi mồi, rối loạn tăng sắc tố, lão hóa da…
Với hiệu quả điều trị ưu việt như trên, điều trị da bằng phương pháp laser đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều thích hợp với phương pháp điều trị laser. Theo nhiều nghiên cứu, người có làn da tối màu sẽ có hiệu quả khi điều trị laser kém hơn người có làn da sáng màu. Cần lưu ý, cả 2 đối tượng trên đều có khả năng tăng giảm sắc tố bất thường nếu điều trị không đúng cách bằng laser. Đặc biệt đối với làn da của người châu Á dễ bị tăng sắc tố da khi sử dụng phương pháp laser cường độ cao và sâu.
Nhìn chung, trong nhiều trường hợp, điều trị bằng tia laser nhằm loại bỏ tàn nhang, nám, đồi mồi có thể khiến làn da ở vị trí điều trị tối hơn so với trước khi điều trị.
Nguyên nhân của tăng sắc tố sau laser là do sau khi da chịu tác động cơ học của laser đốt thì vùng da đó sẽ yếu hơn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc dễ xuất hiện phản ứng viêm khiến cho các tế bào tự động tăng sinh melanin để bảo vệ làn da. Khi lượng melanin tập hợp quá nhiều tại một khu vực da nhất định sẽ hình thành các đốm, mảng sẫm màu, đây chính là tình trạng tăng sắc tố sau khi đốt laser, hoặc do trong quá trình chăm sóc da sau khi thực hiện laser không chăm sóc da theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
Cụ thể hơn, những đốm tối màu đó có thể xuất hiện sau khi bề mặt da được chữa trị bởi công nghệ Laser Fraxel, IPL, Picosure, Laser Halo, Laser cắt bỏ (tiểu phẫu), triệt lông bằng laser hoặc các phương pháp laser khác. Tổng kết lại, tác dụng phụ xuất hiện đốm thâm da sau điều trị bằng phương pháp laser được gọi là tăng sắc tố da sau laser.
Triệu chứng da bị tăng sắc tố sau laser
Như đã trình bày ở trên, không phải tất cả mọi người đều phù hợp với điều trị tăng sắc tố da bằng tia laser. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng làn da người Á châu đặc biệt mẫn cảm với laser có cường độ cao và sâu. Cụ thể, triệu chứng của tăng sắc tố sau laser có những biểu hiện sau:
Tăng sắc tố sau laser vùng thượng bì (nông)
- Xuất hiện vùng da sẫm màu nâu, xám hoặc đen
- Vùng da tối màu này có thể biến mất trong khoảng 6 tháng đến 1 năm mà không cần chữa trị
- Vùng da bị tăng sắc tố sau laser có thể nhìn thấy rõ dưới ánh sáng đèn Wood (đèn chuyên khoa da liễu)
Tăng sắc tố sau laser vùng dưới thượng bì (sâu)
- Xuất hiện vùng da xám xanh
- Vùng da tối màu này có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc tự biến mất trong một khoảng thời gian rất dài nếu không được chữa trị
- Vùng da bị tăng sắc tố sau laser không thể nhìn thấy rõ dưới ánh sáng đèn Wood
Nhìn chung, tăng sắc tố da sau laser nếu tích cực điều trị hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này.
Phòng ngừa tăng sắc tố da sau laser
Muốn phòng ngừa tăng sắc tố da sau laser, chúng ta cần nhắc lại lý do xuất hiện của chứng tăng sắc tố sau laser.
Thứ nhất là do:
- Liệu trình chữa trị thiếu phù hợp với người bệnh
- Thiết bị laser không đủ tiêu chuẩn y tế
- Bác sĩ điều trị không đủ trình độ chuyên môn
Những điều này dẫn đến tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tăng mạnh sắc tố sau laser, thậm chí sẹo lồi vĩnh viễn.
Thứ hai là do: Quá trình chăm sóc da sau laser không theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Nếu chăm sóc da sau laser không đúng cách sẽ khiến vết thương trên da khó phục hồi hoàn toàn dẫn đến tăng sắc tố sau laser.
Từ những nguyên nhân đó, người bị tăng sắc tố sau laser nên áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau:
- Áp dụng chu trình chăm sóc da sau laser gồm 4 bước. Cụ thể: 1 - nhẹ nhàng làm sạch da bằng nước ấm có pha loãng muối, 2 - loại bỏ tế bào chết, 3 - dưỡng ẩm da và 4 - bảo vệ da khỏi các tác động ngoại lực sau khi điều trị bằng laser. Người mới điều trị laser nên lựa chọn các sản phẩm nhẹ dịu, không gây kích ứng và không có hương liệu.
- Dự phòng tăng sắc tố sau laser bằng cách lựa chọn bác sĩ, phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu có uy tín. Tránh trường hợp sử dụng dịch vụ từ những người thiếu kinh nghiệm và kiến thức về phương pháp laser khiến da bị tổn thương, dẫn tới tăng sắc tố sau khi điều trị.
- Điều trị nám, tàn nhang, đồi mồi bằng kem chống nắng và thuốc bôi ít nhất 2 tuần trước khi sử dụng phương pháp laser.
Nhìn chung, có một số vấn đề sau bạn cần cân nhắc:
- Nên cân nhắc kỹ về việc sử dụng phương pháp laser nhằm tránh trương hợp tăng sắc tố sau điều trị. Phương pháp laser chỉ nên sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Trong trường hợp quyết định sử dụng phương pháp laser, bạn nên lựa chọn một phương pháp phù hợp tình trạng tăng sắc tố da của mình. Đồng thời cần lựa chọn kỹ càng bác sĩ, phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa da liễu nhằm tránh trường rủi ro khi sử dụng phương pháp laser.
- Trong trường hợp bạn bị tăng sắc tố da sau laser, bạn cần nhanh chóng và kiên trì chữa trị bằng nhiều cách khác nhau nhằm tránh tình trạng tăng sắc tố vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ.
Điều trị tăng sắc tố sau laser
Tương tự như các chứng bệnh tăng sắc tố khác, tăng sắc tố sau laser không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ. Có nhiều cách để chữa trị căn bệnh này, người bị tăng sắc tố sau laser có thể tham khảo một số cách thức tiêu biểu sau:
Cách chăm sóc da tại nhà
Trên thực tế, người bị tăng sắc tố da sau laser có thể tự chăm sóc ở da tại nhà bằng những cách thức sau:
- Chăm sóc da ngay sau quá trình điều trị laser:
Sau khi sử dụng phương pháp laser, vùng da điều trị thường mỏng, yếu và rất dễ bị tổn thương. Chính vì vậy, việc chăm sóc da là tối quan trọng ở giai đoạn này. Người sử dụng phương pháp laser nên rửa mặt thật nhẹ nhàng bằng nước ấm có pha loãng muối, đồng thời bôi kem dưỡng (được bác sĩ chỉ định) hoặc sử dụng nghệ để thúc đẩy quá trình phục hồi da sau laser.
- Thiết kế chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học:
Người mới sử dụng phương pháp laser nên bổ sung các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin như: cam, bưởi, chanh, dâu tây… Nên tích cực uống nước lọc hoặc nước trà xanh mỗi ngày. Ngoài ra, nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi da, người mới sử dụng phương pháp laser phải hạn chế đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhiều đường hoặc các chất kích thích khác như rượu bia, caffein, đồ uống có ga.
Chữa trị bằng thuốc
Thông thường, người bị tăng sắc tố da sau laser sẽ dùng cách chữa trị bằng thuốc dạng kem hoặc gel bôi lên vùng da bị tổn thương. Thuốc chữa thường chứa thành phần tác động ức chế lên enzyme tyrosinase, loại enzyme có khả năng kích thích sản sinh melanin.
Sau khi ức chế sự sản sinh dư thừa melanin, phần tiếp theo là đẩy lùi vết tăng sắc tố da sau laser. Đối với phần việc này, người bị tăng sắc tố da sau laser nên ưu tiên sử dụng retinol hoặc AHA (axit alpha hydroxy) để loại bỏ tế bào chết và ức chế quá trình oxi hóa làn da. Cụ thể một số loại thuốc sau có thể tìm thấy trên thị trường:
- Hydroquinone:
Loại thuốc này đã được sử dụng hàng chục năm nay nhằm loại bỏ tăng sắc tố da nói chung và loại bỏ tăng sắc tố da sau laser nói riêng. Loại thuốc này được FDA (cục quản lý dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) cấp phép sử dụng.
Thuốc có chứa một số thành phần như sau: Axit hydroxyl, chất chống oxy hóa, retinoid để làm tăng hiệu quả giảm tăng sắc tố sau laser. Tuy nhiên cần lưu ý một số phản ứng phụ của thuốc khi sử dụng với liều lượng cao.
- Axit azelaic:
Loại thuốc này được điều chế nhằm trị mụn trứng cá. Mặc dù vậy, loại thuốc này cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị tăng sắc tố da sau laser. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất này có hiệu quả tương đương hydroquinone 4%. Điểm cộng của axit azelaic là nó không nhiều tác dụng phụ như hydroquinone.
- Axit kojic:
Loại thuốc này có thành phần tự nhiên của một số loại nấm có tác dụng tương đồng hydroquinone. Cần lưu ý, hydroquinone và axit glycolic sẽ có hiệu quả lớn hơn nhiều khi kết hợp cùng axit kojic. Tác dụng phụ của loại thuốc này là có khả năng sẽ gây viêm da nếu sử dụng không đúng cách
- Axit mandelic:
Chất này có chứa thành phần được lấy từ hạnh nhân và rất có hiệu quả để điều trị tăng sắc tố da sau laser. Chất này có hiệu quả lớn hơn khi kết hợp cùng axit salicylic. Hợp chất này có ít tác dụng phụ và hiệu quả hơn so với axit kojic
- Niacinamide:
Thực tế, niacinamide là một dạng của vitamin B3. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này không tác động lên enzyme tyrosinase như các loại thuốc kể trên mà nó ngăn chặn melanin chuyển tới lớp thượng bì. Tác dụng của nó là giảm đáng kể hắc tố và có hiệu quả cao trong việc điều trị tăng sắc tố sau laser. Tác dụng phụ của loại thuốc này là mẩn ngứa nhẹ khi được sử dụng bởi những người có dị ứng với các thành phần của thuốc.
Chữa trị bằng công nghệ cao
Bên cạnh việc sử dụng các cách chữa trị tại nhà nhà sử dụng thuốc, người bị tăng sắc tố sau laser có thể sử dụng một số viện pháp công nghệ cao như sau:
- Peel da
Peel da hóa học là phương pháp chữa tăng sắc tố da khi tác động hóa học lên da nhằm đẩy nhanh quá trình tái tạo da, cải thiện chất lượng da. Đối với phương pháp này, thành phần hóa học có tác dụng kích thích quá trình hình thành và tái tạo tế bào da. Những tế bào da chết hoặc tế bào hắc tố sẽ được thay thế bởi tế bào da mới khỏe mạnh và đều màu hơn.
Phương pháp này khá an toàn và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Quá trình điều trị đơn giản, không đau, không mất thời gian, ít tác dụng phụ và thực sự hiệu quả giúp làm đẹp da nhanh. Để sử dụng phương pháp này, người bị tăng sắc tố sau laser phải có kiến thức nhất định về peel da nhằm tăng tối đa hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ
- Phương pháp ND YAG ND – BEAM
Công nghệ này sử dụng sóng laser tần số cao, mật độ năng lượng cao. Cụ thể là 2 bước sóng 1064nm và 532 nm sẽ tác động trực tiếp vào các melanin tăng sắc tố. Sóng laser bắn phá vùng da bị tăng sắc tố khiến cho tế bào melanin tan ra và bị cơ thể đào thải một cách tự nhiên mà không gây tổn thương tới các vùng da lân cận.
Bên cạnh công dụng điều trị tăng sắc tố bằng cách bắn phá melanin, phương pháp này còn có công dụng kích thích sản sinh elastin và collagen có tác dụng trẻ hóa làn da. Tổng hợp lại, phương pháp này giúp người bị tăng sắc tố sau laser có làn da mới mịn màng, đều màu và trẻ đẹp.
- Phương pháp Laser vi điểm Pixel
Phương pháp này được cấu thành bởi laser CO2 truyền thống và công nghệ vi điểm Pixel.
Phương pháp này sử dụng chùm laser siêu nhỏ để lách vào từng khu vực nhỏ của bề mặt da tạo tác động điều trị vùng da tăng sắc tố mà không gây ra tác dụng phụ. Số lượng pixel có thể lên tới hơn 40.000 điểm với diện tích da 20x20mm. Cụ thể, phương pháp này sử dụng các chùm laser nhiệt thâm nhập và phá hủy melanin đồng thời tái tạo collagen nhằm đem lại làn da trắng sáng, mịn màng. Với phương pháp này, làn da bị tăng sắc tố sau laser sẽ được trả lại sự khỏe mạnh vốn có.
Tăng sắc tố sau laser không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, nếu bị tác dụng phụ sau laser, bạn hãy áp dụng ngay những phương pháp trên nhằm trả lại vẻ đẹp cho làn da của mình.