Đau dạ dày cấp là một bệnh lý về đường tiêu hóa có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Hiện nay, tỷ lệ người mắc đau dạ dày cấp đang ngày càng tăng cao, gây ra nhiều hệ quả khó lường. Để phòng tránh căn bệnh này, trước hết bạn cần nắm được những thông tin cơ bản nhất về bệnh.

Đau dạ dày cấp là gì? Có nguy hiểm không?

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hiện có khoảng 1,5 tỷ người là bệnh nhân bị đau dạ cấp. Trong đó, những người ở độ tuổi trung niên là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại Việt Nam, bệnh đau dạ dày cấp tính cũng không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được mức độ nghiêm trọng của nó.

Đau dạ dày cấp có thể hiểu đơn giản là tình trạng xuất hiện những ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Theo thời gian vết viêm sẽ lan rộng và ăn sâu hơn khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau buốt ở vùng bụng. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó chữa trị và để lại những hậu quả nặng nề cho cơ thể bạn.

Trên thực tế, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi những triệu chứng do đau dạ dày cấp gây ra. Tuy nhiên, mức độ tiến triển của bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người và phương pháp điều trị.

Đau dạ dày cấp là tình trạng xuất hiện những ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày
Đau dạ dày cấp là tình trạng xuất hiện những ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày

Người mắc bệnh đau dạ dày cấp sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống như ăn không ngon, mất ngủ vì đau, cơ thể gầy yếu và suy nhược, không đủ năng lượng để đáp ứng các hoạt động hàng ngày.

Một số trường hợp chủ quan, không đến thăm khám và có biện pháp xử lý từ sớm sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày mãn tính. Lúc này, việc khám chữa sẽ rất khó khăn và bạn có thể phải sống chung với bệnh cả đời.

Thậm chí, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Dạ dày bị xuất huyết: Ổ viêm loét ăn sâu và bào mòn niêm mạc dẫn đến tình trạng chảy máu trong. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ bị mất máu quá nhiều và đe dọa đến tính mạng.
  • Thủng dạ dày: Vết thương không chỉ dừng lại ở hiện tượng viêm loét thông thường mà còn có thể gây thủng dạ dày. Người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày cấp có thể gặp một số biến chứng như: hẹp môn vị, ung thư dạ dày,...

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày cấp

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày cấp sẽ bắt đầu xuất hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm đau bụng, đau dạ dày buồn nôn, ợ chua,... Khi mới khởi phát, những biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề tiêu hóa thông thường.

Do đó nếu không chú ý đến cơ thể, chủ quan và xem nhẹ các triệu chứng, rất có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng xuất huyết dạ dày.

Đau bụng liên tục

Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở những người bị đau dạ dày cấp. Thông thường cơn đơn sẽ xuất hiện ở vùng thượng vị kèm theo cảm giác căng chướng và nóng rát ở ổ bụng.

Do niêm mạc bị viêm loét, các cơn đau thường đến đột ngột sau khi ăn, đau dữ đội và kéo dài tới 2 - 3 tiếng liên tục. Cảm giác khó chịu khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Vết loét càng lan rộng thì cơn đau càng tái phát nhiều hơn và xuất hiện ở cả những vùng bụng khác.

Đau tăng lên khi người bệnh để bụng quá đói hoặc ăn đồ cay nóng, uống rượu bia và dùng chất kích thích.

Đau bụng liên tục là triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở những người bị đau dạ dày cấp
Đau bụng liên tục là triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở những người bị đau dạ dày cấp

Buồn nôn và nôn

Cùng với tình trạng đau bụng, người bệnh sẽ liên tục có cảm giác buồn nôn và thức ăn trào lên ở cổ. Có thể nôn hết toàn bộ thức ăn ngay sau bữa cơm.

Cảm giác buồn nôn càng tăng lên khi người bệnh ăn quá no hoặc quá nhanh. Kèm theo đó là biểu hiện ợ chua, ợ nóng. Nếu tình trạng viêm loét kéo dài và không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp tình trạng nôn ra máu hoặc dịch nhầy chua.

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh bị viêm loét niêm mạc sẽ mất đi lớp màng bảo vệ, do đó dạ dày sẽ rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Khi ăn phải thực phẩm lạ, không đảm bảo vệ sinh, người bệnh sẽ ngay lập tức bị tiêu chảy liên tục. Phân còn có biểu hiện sủi bọt và tiêu chảy kéo dài cho đến khi đã đào thải hết các thức ăn ra khỏi dạ dày.

Mặt khác nếu ăn nhiều món cay nóng và đồ nhiều dầu mỡ, người bệnh sẽ bị táo bón, khó tiêu và gặp hiện tượng phân cứng. Cả hai tình trạng trên đều là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do bệnh đau dạ dày cấp gây ra.

Cơ thể suy nhược

Tình trạng nôn mửa kéo dài khiến người bệnh sinh ra cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng. Đồ ăn sau khi đưa vào trong dạ dày cũng không được tiêu thụ hết. Do đó, cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, suy nhược và mệt mỏi thường xuyên. Bạn cũng sẽ thấy cân nặng giảm đi nhanh chóng.

Xuất huyết dạ dày

Đây là biểu hiện nghiêm trọng nhất của bệnh đau dạ dày cấp tính. Người bệnh sẽ liên tục thấy bụng đau dữ dội, không thể dung nạp thức ăn vào dạ dày, cơ thể yếu và thậm chí là nôn ra máu tươi. Khi đại tiện phân chuyển màu đen và có thể lẫn máu đặc.

Xuất huyết là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển biến nặng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để tránh được những hệ lụy đáng tiếc do đau dạ dày cấp gây ra.

Nguyên nhân gây đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp xảy ra khi niêm mạc bị tổn thương bởi những tác động bên trong và bên ngoài cơ thể. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây đau bao tử có thể chia thành 4 nhóm sau đây.

Do vi khuẩn, vi nấm

Các loại vi khuẩn, vi nấm có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể qua nhiều con đường, sau đó trú ngụ tại các bộ phận của hệ tiêu hóa, điển hình là dạ dày. Gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,... thích hợp chúng sẽ phát triển nhanh chóng và tấn công niêm mạc dạ dày tạo thành các ổ viêm loét.

Một trong những loại vi sinh vật gây đau dạ dày thường gặp nhất là vi khuẩn Hp. Người bệnh khi bị nhiễm khuẩn sẽ dần dần xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, tùy theo tốc độ phát triển của vi khuẩn này. Thông thường bệnh chỉ có thể thuyên giảm khi được xử lý bằng các loại thuốc đặc trị đau dạ dày, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

Do chế độ ăn uống không lành mạnh

Giống như những căn bệnh về đường tiêu hóa khác, đau dạ dày cấp cũng có thể đến từ thói quen ăn uống thiếu khoa học của người bệnh. Theo thống kê, đây là nguyên nhân gây đau dạ dày cấp phổ biến nhất hiện nay.

Những thói quen xấu như thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc, lạm dụng các chất kích thích, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Bạn sẽ thường xuyên gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi, hoạt động co bóp và tiêu thụ thức ăn của dạ dày cũng bị rối loạn.

Nếu bạn không quan tâm và thay đổi kịp thời, những vấn đề này sẽ chuyển thành bệnh lý và dẫn đến đau dạ dày mãn tính.

Do lạm dụng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây luôn là phương pháp hữu hiệu để khắc phục nhanh những vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm của loại thuốc này.

Thuốc Tây đặc biệt là thuốc giảm đau luôn có những tác động tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn. Nếu tự ý sử dụng không đúng cách, những hoạt chất trong thành phần của thuốc sẽ khiến niêm mạc của bạn bị tổn thương, gây ra tình trạng viêm loét và chứng đau dạ dày cấp tính.

Do tâm lý của người bệnh

Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân gây đau dạ dày cấp phổ biến hiện nay. Trong cuộc sống hiện đại, áp lực công việc khiến chúng ta thường xuyên phải chịu nhiều căng thẳng, stress. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến đến mối liên hệ giữa cơ quan thần kinh và hoạt động tiêu hóa của đường ruột.

Lúc này, dạ dày sẽ thường xuyên phải co bóp quá mức khiến dịch nhầy chứa acid tiết ra nhiều hơn, làm bào mòn thành niêm mạc. Dần dần sẽ hình thành ổ viêm và gây loét dạ dày - tá tràng.

Chẩn đoán đau dạ dày cấp

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng đau, thời gian xuất hiện, tính chất đau (đau âm ỉ, đau quặn, đau nhói...), các triệu chứng kèm theo (buồn nôn, nôn, ợ chua, đầy bụng...), tiền sử bệnh lý (viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản...), các loại thuốc đang sử dụng...

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thực hiện khám lâm sàng, bao gồm:

  • Quan sát vùng bụng: Kiểm tra xem có dấu hiệu chướng bụng, căng cứng, đau khi ấn vào hay không.
  • Nghe tim, phổi: Đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân, loại trừ các bệnh lý khác có thể gây đau bụng.
  • Sờ nắn bụng: Xác định vị trí đau, đánh giá mức độ đau và tìm các dấu hiệu bất thường khác.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng sau:

  • Nội soi dạ dày tá tràng: Đây là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán đau dạ dày cấp. Qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày tá tràng, phát hiện các tổn thương như viêm, loét, chảy máu, thậm chí là ung thư.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng hoặc thiếu máu. Xét nghiệm men gan, men tụy giúp đánh giá chức năng gan, tụy.
  • Siêu âm bụng: Siêu âm giúp phát hiện các bất thường ở các cơ quan trong ổ bụng như gan, mật, tụy, thận...
  • Chụp X-quang bụng: Chụp X-quang có thể giúp phát hiện tình trạng thủng dạ dày, tắc ruột.
  • Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc vào nghi ngờ của bác sĩ, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác như CT scan bụng, MRI bụng...

Qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày tá tràng
Qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày tá tràng

Chẩn đoán phân biệt

Đau dạ dày cấp có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm tụy cấp, sỏi mật, viêm ruột thừa, nhồi máu cơ tim... Do đó, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán phân biệt để loại trừ các bệnh lý này.

Đối tượng nguy cơ cao bị đau dạ dày cấp

  • Người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng: Những người đã từng mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ tái phát và dẫn đến đau dạ dày cấp, đặc biệt khi không tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị.
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), aspirin: Các loại thuốc này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét và chảy máu dạ dày.
  • Người nghiện rượu bia: Rượu bia kích thích tiết acid dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm và loét.
  • Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): HP là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng, làm tăng nguy cơ đau dạ dày cấp.
  • Người bị stress kéo dài: Stress làm tăng tiết acid dạ dày và giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, ăn quá nhanh, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh... đều có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến đau cấp tính.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày cấp như:

  • Tuổi cao
  • Béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày
  • Các bệnh lý mãn tính khác như tiểu đường, suy thận...

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày cấp tính

Đau dạ dày cấp tính gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bạn. Để phòng tránh căn bệnh này và giúp quá trình điều trị phát huy được hiệu quả tối đa, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa các chất.
  • Không ăn quá đói hoặc quá no, không bỏ bữa.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 - 5 bữa mỗi ngày cách nhau từ 2 - 3 tiếng.
  • Ăn nhiều đồ hấp, luộc thay vì các món ăn chế biến phức tạp để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước trái cây, trà detox để tránh nhàm chán.
  • Tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn và có gas.
  • Nói không với đồ ăn nhăn, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức quá khuya.
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ để không bị căng thẳng, stress.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp để điều hòa nhịp thở và cải thiện chức năng tiêu hóa.

Trên đây là những thông cơ bản về bệnh đau dạ dày cấp tính. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Đau dữ dội không thuyên giảm: Nếu cơn đau dạ dày quá dữ dội, không giảm sau khi sử dụng thuốc giảm đau thông thường hoặc kéo dài hơn vài giờ, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen: Đây là những dấu hiệu cảnh báo chảy máu đường tiêu hóa, một tình trạng cấp cứu cần được xử lý ngay lập tức.
  • Sốt cao kèm theo đau bụng: Sốt cao có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu kèm theo đau dạ dày cấp, bạn cần đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
  • Bụng cứng, đau khi chạm vào: Đây có thể là triệu chứng của viêm phúc mạc, một biến chứng nguy hiểm của thủng dạ dày hoặc các bệnh lý khác.
  • Các triệu chứng khác: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như khó thở, choáng váng, ngất xỉu, vàng da, sụt cân không rõ nguyên nhân kèm theo đau dạ dày cấp, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Khi đến các bệnh viện thăm khám, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và kỹ thuật y khoa như nội soi dạ dày, chụp X - quang, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu,... Sau đó, bác sĩ dựa trên kết quả thu được để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể giảm nhanh các triệu chứng bằng một số phương pháp dân gian tại nhà để tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn. Với những trường hợp nặng hơn, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc, thực hiện vật lý trị liệu và cuối cùng là phẫu thuật.

Phương pháp Tây Y

Với sự phát triển của y học hiện đại, người bị đau dạ dày cấp có thể chấm dứt tình trạng bệnh tật bằng nhiều phương pháp từ đơn giản đến phức tạp. Ưu điểm chung của những phương pháp này là mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất.

Sử dụng thuốc

Mục đích của việc sử dụng thuốc là giảm đau nhanh chóng và ngăn chặn ổ viêm loét lan rộng. Một số loại thuốc cũng được sử dụng để trung hòa lượng axit trong dạ dày, từ đó làm các biểu hiện ợ nóng, ợ chua,...

Việc dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày cấp có tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia
Việc dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày cấp có tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia

Các loại thuốc trị đau dạ dày cấp phổ biến hiện nay:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tetracyclin,... có tác dụng ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Một số trường hợp đau dạ dày cấp do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể sử dụng Clarithromycin và Metronidazole để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Rabeprazole, Omeprazole,... giúp ức chế quá trình sản sinh proton, giảm tiết dịch vị trong dạ dày. Loại thuốc này có thể kèm theo một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến hệ xương khớp, tăng nguy cơ gãy xương.
  • Thuốc kháng axit: TUMS, Pepto-Bismol,... giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, chướng bụng,...

Mỗi loại thuốc đều có những công dụng và tác dụng phụ riêng, do đó người bệnh không nên chủ quan, phải thận trọng và tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng thuốc. Tốt nhất bạn nên uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ để tránh những hậu quả không đáng có.

Vật lý trị liệu

Trong trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng thuốc hoặc thuốc không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu sau đây:

  • Sử dụng ion tĩnh điện: Dòng điện âm cực sẽ được đưa trực tiếp vào cơ thể qua một máy ion tĩnh điện chuyên dụng, sau đó gây ra các tác động vật lý lên ổ viêm loét, khiến phần niêm mạc bị tổn thương thu hẹp lại và kích thích tạo máu.
  • Liệu pháp Balneotherapy: Ổ viêm loét sẽ được điều trị trực tiếp bằng các loại nước khoáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Phương pháp này tương đối khó và đòi hỏi kỹ thuật cao.

Phẫu thuật

Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật với những người bị đau dạ dày cấp đã chuyển biến nặng, các phương pháp kể trên không phát huy tác dụng. Người bệnh sẽ được thực hiện một trong 3 kỹ thuật sau đây để ngăn chặn nguy cơ thủng dạ dày, xuất huyết và ung thư.

  • Cắt bỏ phần viêm loét: Dạ dày sẽ được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tùy theo kích thước ổ viêm. Sau đó, nối trực tiếp ruột non với phần dạ dày còn lại.
  • Cắt dây thần kinh phế vị: Dây thần kinh này có nhiệm vụ điều tiết axit. Do đó, việc vắt bỏ sẽ giúp lượng axit trong dạ dày giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên, hoạt động của gan, tạng có thể bị ảnh hưởng sau phẫu thuật.
  • Phẫu thuật tạo hình môn vị: Để xử lý biến chứng hẹp môn vị của đau dạ dày cấp, người bệnh sẽ được phẫu thuật để tạo hình lại bộ phận này. Các bác sĩ thường sử dụng kỹ thuật mổ nội soi để hạn chế xâm lấn tối đa.

Chữa đau dạ dày cấp theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, đau dạ dày cấp được chia thành các thể bệnh là Khí uất, hư hàn, huyết ứ,... Việc điều trị phải dựa vào căn nguyên, kết hợp bồi bổ toàn diện cơ thể và nâng cao sức đề kháng từ bên trong.

Bài thuốc trị đau dạ dày cấp do Khí uất

Phù hợp với những người có biểu hiện ợ chua, ợ hơi liên tục, thường xuyên đau tức ở vùng thượng vị. Bài thuốc bao gồm các dược liệu lành tính, tương đối an toàn và không gây ra tác dụng phụ.

Thành phần:

  • Bạch thược, bạch linh, sài hồ, hương phụ, tô ngạnh, chỉ xác, diên hồ mỗi thứ 12g.
  • Xuyên luyện 10g.
  • Cam thảo 4g.

Cách dùng: Sắc thuốc với khoảng 1,5 lít nước rồi chia thành 2 - 3 lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc trị hư hàn

Dùng cho những người bị đau dạ dày cấp có biển hiện đầy bụng, khó tiêu, chân tay lạnh, thân nhiệt thấp, cơ thể thiếu năng lượng,...

Thành phần:

  • Gừng khô, mộc hương, cam thao, sa nhân mỗi vị 4g.
  • Trần bì, bán hạ mỗi thứ 8g.
  • Đảng sân, bạch truật, bạch linh, hương phụ mỗi thứ 12g.

Cách dùng: Sắc lấy nước và dùng mỗi ngày một thang.

Bài thuốc trị huyết ứ

Có tác dụng giảm đau, ngăn chặn ổ viêm loét lan rộng, bồi bổ sức khỏe và tăng cường lưu thông khí huyết.

Thành phần:

  • Sâm đại hành, ngũ sắc, bạch truật, lá đắng, tía tô, xương bồ, biển đậu, đương quy, lá lốt chuẩn bị mỗi thứ 16g.
  • Hoàng kỳ 15g.
  • Trần bì, chỉ xác mỗi thứ 10g.
  • Sinh khương 4g.

Cách dùng: Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc lấy nước thuốc để uống 2 ngày 1 thang. Dùng sau khi ăn trưa và tối.

So với phương pháp Tây Y, các bài thuốc Đông Y thường có tác dụng chậm nhưng an toàn và lành tính hơn. Đồng thời giúp bạn bồi bổ cơ thể toàn diện.

Các mẹo chữa trị tại nhà

Đau dạ dày thường dễ bị nhầm lẫn với những bệnh đường tiêu hóa thông thường. Chỉ khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, các biểu hiện mới rõ ràng và xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý và quan tâm đến cơ thể ngay từ những thay đổi nhỏ nhất.

Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn có thể áp dụng ngay những biện pháp sau đây:

  • Chữa đau dạ dày cấp bằng tỏi: Dùng một củ tỏi sống, lột sạch vỏ rồi giã nát và chắt lấy nước cốt. Sau đó pha nước cốt tỏi với nước ấm để uống mỗi ngày. Tỏi có tính kháng viêm, giúp bạn giảm đau và chữa vết loét trong niêm mạc hiệu quả.
  • Dùng cây nhọ nồi: Chuẩn bị 1 nắm lá nhọ nồi, đem rửa sạch rồi ngâm qua nước muối, giã nát và chắt lấy nước cốt. Chia làm 2 lần dùng mỗi ngày và uống trực tiếp. Nhọ nồi có tính mát và rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Dùng lá mơ lông: Đem một nắm lá mơ lông rửa sạch và ép lấy nước cốt. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Nước lá mơ lông sẽ giúp bạn giảm đau và kháng viêm hiệu quả.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan