Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: Sốt phát ban, dị ứng, sởi,… Nhiều trường hợp thường không quá nguy hiểm, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan khi thấy dấu hiệu này, bởi đây cũng là triệu chứng của bệnh lý truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể trẻ chống lại các yếu tố bất lợi xâm nhập vào cơ thể. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nổi mề đay khắp người sau sốt ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân, có thể do những tác nhân bên trong cơ thể, bên ngoài môi trường, tác dụng phụ của thuốc,... Hoặc nghiêm trọng hơn, đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý ngoài da, bệnh truyền nhiễm cần điều trị sớm. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan với tình trạng này. Một số bệnh lý khiến bé bị khắp người sau sốt thường gặp có thể kể đến như:
1. Sốt phát ban
Triệu chứng rõ nhất của bệnh là sau khi hạ sốt trên da sẽ xuất hiện các nốt mẩn màu đỏ hoặc hồng. Các nốt mẩn đỏ bắt đầu từ ngực lan ra khắp người. Sau khi trẻ cắt cơn sốt hoàn toàn thì các nốt mẩn đỏ cũng sẽ biến mất trên da và không để lại sẹo.
2. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ sau 5 tuổi. Triệu chứng khởi phát của bệnh là sốt, đau họng và chán ăn. Sau vài ngày, các nốt mẩn đỏ, mụn nước sẽ xuất hiện rõ ràng hơn ở xung quanh miệng, lòng bàn tay và bàn chân. Sau khi mụn nước vỡ ra tạo thành những vết loét trên da. Những vết loét này khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, tình trạng mẩn đỏ có thể lan đến mông và bộ phận sinh dục.
3. Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh, thậm chí có thể bùng phát thành dịch nếu không kiểm soát tốt.
Khi mới phát bệnh, trẻ sốt nhẹ, người mệt mỏi, nổi mẩn đỏ trên da. Sau đó xuất hiện triệu chứng viêm họng, chảy nước mũi, viêm mũi,... Các nốt mụn đỏ xuất hiện ngày càng dày đặc hơn, chuyển thành mụn nước, chứa dịch bên trong và lan dần xuống khắp người.
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 - 2 tuần. Lúc này, mụn nước sẽ vỡ ra, teo lại và có thể để lại sẹo trên da. Tuy nhiên, bệnh nếu không được chăm sóc, điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm tại các nốt mụn nước, viêm não, viêm gan...
4. Sởi
Tác nhân gây bệnh là do virus sởi (Polynosa morbillorum). Trong 2 ngày đầu khi mới phát bệnh trẻ sốt cao 39 - 40 độ C. Những cơn sốt này sẽ dần thuyên giảm sau khi xuất hiện những nốt mẩn đỏ. Các nốt mẩn đỏ nổi thành từng mảng dày ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi xuống ngực, bụng và toàn thân.
Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt do bệnh sởi sẽ đi kèm với các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, hạch ở tai. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với sức khỏe trẻ như viêm phổi, viêm não.
5. Sốt xuất huyết
Trẻ nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt còn có thể là do bị sốt xuất huyết. Trong 3 ngày đầu, trẻ xuất hiện triệu chứng sốt cao liên tục, đau đầu, đau nhức khắp người. Sau khi trẻ hạ sốt, cơ thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ dày đặc dưới da màu đỏ thẫm, gây ngứa ngáy. Ngoài ra, có thể đi kèm với triệu chứng chảy máu cam, chảy máu chân răng, giảm huyết áp,...
6. Bệnh Rubella (bệnh ban đào)
Rubella cũng có thể là nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi.
Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao đột ngột từ 38 - 40 độ C. Sau khi hạ sốt, trẻ thường nổi nốt mẩn có màu hồng nhạt, xuất hiện đầu tiên ở mặt, rồi lan xuống toàn thân. Các nốt mẩn đỏ này có kích thước khoảng 5mm, khi ấn vào sẽ biến mất và nhạt dần khi thân nhiệt bé trở lại bình thường.
Một số trẻ mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tiêu chảy, ho, sổ mũi, sưng mắt, nổi hạch, sốt cao kèm co giật. Do vậy, cha mẹ hãy chú ý quan sát trẻ cẩn thận và đưa trẻ đến phòng khám kịp thời.
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt có nguy hiểm không?
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt là tình trạng thường gặp và gần như không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thực chất nổi mẩn đỏ là hệ quả do cơ thể bị nhiễm trùng cấp, gây sốt cao và phản ứng kích thích da. Thông thường, trẻ bị nổi mẩn đỏ sau khi đã hạ sốt, nhưng ở một số trẻ mẩn đỏ có thể xuất hiện ngay cả khi thân nhiệt đang tăng cao. Vì vậy, khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da cũng sẽ giảm bớt dần và biến mất.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá chủ quan, cần chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ đề phòng ngừa bệnh có tiến triển nặng hơn. Biện pháp tốt nhất là khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi và chán ăn, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, thực hiện chẩn đoán bệnh lý chính xác để kịp thời xử lý, điều trị bệnh.
Cách xử lý, chăm sóc khi bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nhiễm trùng, gây biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Thông thường, các nốt mẩn đỏ sẽ tự lặn sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ nên đề phòng và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay khi trẻ có dấu hiệu sau:
- Sốt cao không hạ dù đã được điều trị bằng các cách uống thuốc, biện pháp hạ sốt tại nhà
- Trẻ ngủ li bì, rơi vào trạng thái hôn mê
- Người bị co giật
- Khó thở, nhịp thở không đều, yếu ớt
- Mệt mỏi, không chịu ăn uống.
Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý, điều trị cho trẻ như sau:
- Điều trị bằng thuốc tại nhà: Uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn nếu trẻ vẫn chưa dứt cơn sốt, sử dụng kem bôi ngoài da giảm bớt ngứa ngáy, sẹo thâm trên da.
- Sử dụng các mẹo dân gian: Mật ong, chanh đào, quất, đường phèn,... để làm giảm triệu chứng ho, viêm họng cho trẻ.
- Giữ vệ sinh da: Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước muối ấm hoặc nước lá tắm tự nhiên, chọn quần áo thấm hút tốt.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung nước vitamin, chất khoáng giúp trẻ chống mất nước, đào thải nhanh độc tố trong cơ thể, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
- Vệ sinh: Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng các biện pháp trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng ngoài da, không thể xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh. Trong trường hợp mề đay thường xuyên tái phát dai dẳng, các bậc phụ huynh cần tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt
Tình trạng nổi mẩn đỏ sau sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, hãy đưa trẻ đến bác sĩ điều trị để biết chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh. Cách tốt nhất là phòng bệnh cho bé từ sớm bằng các biện pháp:
- Tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng cho trẻ theo lịch hẹn
- Thường xuyên tắm gội, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
- Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ.
- Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng, sạch sẽ để vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội phát triển.
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng cơ thể
- Khi trẻ còn nhỏ thì không để trẻ tiếp xúc với người bệnh, nơi đông người để hạn chế lây nhiễm.
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Vì vậy để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển tốt trong giai đoạn đầu đời, bố mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tác nhân gây bệnh. Nên đưa trẻ đi khám và điều trị sớm ngay khi trẻ có những dấu hiệu bệnh bất thường về sức khỏe.
Chính vì thế, việc điều trị hiện tượng này cần xuất phát từ xử lý nguyên nhân bên trong cơ thể, loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây bệnh kết hợp điều trị triệu chứng bệnh ngoài da