Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa có thể có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể bạn. Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng này thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết bên dưới. 

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Mông là vị trí rất dễ bị nhiễm khuẩn và mắc phải một số bệnh lý da liễu. Trong đó, nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là tình trạng rất thường gặp. Theo các chuyên gia da liễu, triệu chứng này có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc do thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Nguyên nhân bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Trong đó, chủ yếu là do cơ thể nhiễm ký sinh trùng và gây ra một số bệnh ngoài da. Cụ thể như sau:

  • Viêm mao mạch dị ứng: Viêm mao mạch dị ứng là một bệnh lý cấp tính xảy ra do hệ miễn dịch bị rối loạn. Lúc này, hệ thống vi mạch trong cơ thể bị tấn công và gây ra bệnh. Phát ban đỏ ở mông nhưng không ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh lý này. 
  • Viêm da cơ địa: Mông nổi mẩn đỏ không ngứa có thể do người bệnh mắc bệnh viêm da cơ địa. Bệnh lý này có biểu hiện đặc trưng là mông xuất hiện nhiều nốt đỏ, không ngứa ngáy, châm chích. Tuy nhiên, mông dễ ma sát khi ngồi hoặc nằm nên gây phiền toái không nhỏ cho người bệnh. 

Hình ảnh nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa
Hình ảnh tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng hay còn gọi là chàm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây nên tình trạng khô da, mẩn đỏ, bong tróc da. Chàm có thể xuất hiện trên chân, tay, mặt và ở mông.
  • Rôm sảy: Mồ hôi bị ứ đọng tại lỗ chân lông gây ra tình trạng rôm sảy. Bệnh đặc trưng với những nốt mẩn đỏ li ti, có thể gây ngứa hoặc không.
  • Lang ben: Lang ben là tình trạng da bị nhiễm nấm, làm xuất hiện đốm trắng hoặc đỏ, không ngứa. Đây là căn bệnh có thể lây lan sang các vùng da khác nhanh chóng. Tuy nhiên, lang ben là một bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Bệnh zona: Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa có thể là biểu hiện của bệnh zona. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng da do các vi khuẩn, virus gây nên. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước, chứa dịch bên trong. Zona rất dễ lây lan sang các vùng da lân cận và lây nhiễm từ người này sang người khác. 
  • Lupus ban đỏ: Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các cơ quan, tế bào, mô trong cơ thể. Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh là tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, không gây ngứa ngáy. 

Nguyên nhân thông thường

Theo các chuyên gia da liễu, nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:

  • Di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh da liễu thì khả năng di truyền và nhiễm bệnh của bạn lên đến 80%.
  • Cơ địa: Người có cơ thể yếu, nhạy cảm và làn da dễ kích ứng thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân chính là do trong máu có chứa kháng thể Lympho T. Kháng thể này rất mẫn cảm với các yếu tố gây kích ứng như mỹ phẩm, phấn hoa, lông thú…
  • Môi trường: Người làm việc trong môi trường độc hại, bụi bẩn, hóa chất thì có khả năng mắc bệnh cao hơn. Các tác nhân ô nhiễm sẽ tiếp xúc với da, gây mẩn đỏ và các bệnh lý da liễu khác. 
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Những người có hệ miễn dịch kém, đang mắc bệnh về hô hấp, gan, thận thì vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể dễ dàng hơn. Chúng sẽ gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông và nhiều căn bệnh ngoài da khác. 

Nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa có nguy hiểm không?

Bệnh nổi mẩn đỏ ở mông không ngứa có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người. Vì vậy, khi phát hiện nốt mẩn đỏ, bạn không nên chủ quan, lơ là. Thay vào đó người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám kịp thời khi có các dấu hiệu:

  • Mẩn đỏ trên mông kéo dài nhiều ngày không khỏi.
  • Các nốt mẩn đỏ có xu hướng lan rộng sang các vùng da lân cận.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, lở loét, có rỉ dịch mủ. 

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế, thực hiện xét nghiệm kịp thời. Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. 

Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở mông rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Do vậy, bên cạnh việc điều trị bệnh, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh. Các chuyên gia khuyên bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô thoáng mỗi ngày. Chăm sóc da bằng những sản phẩm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên và không gây kích ứng cho da. 
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, lông thú vật, chất tẩy rửa, hóa chất gây hại cho làn da. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật.
  • Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho làn da. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản, trứng, thịt bò, thịt gà…
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, chất liệu co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Uống đầy đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da. 
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, không để cho vi khuẩn trú ngụ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, thuốc lá…

Cách điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Nếu không điều trị kịp thời thì nổi mẩn đỏ ở mông sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần và rất khó kiểm soát. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chữa bệnh dưới đây:

Dùng thuốc Tây y

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị bệnh mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa. Các loại thuốc Tây y thường phát huy công dụng rất nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn, thuốc sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Người bệnh có thể uống thuốc Tây y chữa mẩn đỏ ở mông không ngứa
Người bệnh có thể uống thuốc Tây y chữa mẩn đỏ ở mông không ngứa

Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để chữa bệnh như sau:

  • Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc bôi chứa hoạt chất Steroid có tác dụng giảm sưng, nổi mẩn. Chẳng hạn, kem bôi Retinol có công dụng kháng viêm, giảm nổi mẩn đỏ. Các loại kem dưỡng ẩm cho da có chứa nhiều vitamin E giúp làm dịu nhẹ làn da.
  • Thuốc uống: Các loại thuốc uống có chứa thành phần Steroid, thuốc kháng Histamin có tác dụng kháng viêm và ngăn ngừa mẩn đỏ lan rộng trên cơ thể. 

Người bệnh nên kết hợp các loại thuốc bôi và thuốc uống để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc Tây y khi có kê đơn và chỉ định của bác sĩ. Tự ý mua thuốc bên ngoài về uống hoặc thay đổi liều lượng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. 

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa là bệnh lý xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để biết chắc mình đang mắc bệnh gì, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa bệnh sớm nhất. 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan