Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Bạn có thể sử dụng một số loại như nước lá sen, giảo cổ lam, trà xanh, xạ đen, lá vối,… thay thế nước lọc hàng ngày. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách lựa chọn nguyên liệu và chế biến lá uống giảm mỡ máu tại nhà, mời bạn đọc tham khảo.
Uống nước lá gì để giảm mỡ máu? Hướng dẫn cách làm
Làm nước lá uống hạ mỡ máu là phương pháp được nhiều người quan tâm vì an toàn, lành tính. Bạn nên tham khảo các loại lá phù hợp trong việc lựa chọn nguyên liệu, dễ chế biến và sử dụng hàng ngày.
Uống nước lá sen giảm mỡ máu
Theo Đông y, lá sen có vị đắng, tính mát với tác dụng thanh thử thấp, dưỡng tâm an thần. Lá sen giàu hoạt chất polyphenol, flavonoid có tác dụng hạn chế hấp thu lipid, dị hóa cholesterol, triglycerid trong tế bào gan. Do đó, uống lá sen hàng ngày giúp giảm mỡ máu, giảm cân, chống béo phì, hỗ trợ hạ men gan hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước lá sen còn có nhiều lợi ích khác như ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng, mất ngủ.
Cách dùng:
- Lựa chọn nguyên liệu: Nên chọn loại lá sen bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô để uống hàng ngày.
- Cách chế biến: Cho khoảng 15g lá sen khô vào 1 lít nước sôi, ủ ấm khoảng 15 – 20 phút, uống thay nước lọc hàng ngày.
Lưu ý:
- Lá sen khi phơi khô hoặc đun nấu ở nhiệt độ cao dễ bị làm mất đi hoạt tính của flavonoid, đây là chất quan trọng giúp hạ mỡ máu. Do đó, người bệnh không nên đun lá sen quá lâu trong nước sôi.
- Lá sen sống ở dưới bùn nên dễ bị nhiễm kim loại nặng, nấm mốc,… có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay thế lá sen bằng tinh lá sen, pha vào nước để uống hàng ngày.
Uống lá trà xanh giảm mỡ máu
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, uống trà xanh hàng ngày giúp giảm cholesterol LDL – Cholesterol (mỡ máu xấu), ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.
Theo quan điểm Đông y, trà xanh có vị đắng chát, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu thức ăn. Trong trà xanh chứa nhiều hoạt chất catechin giúp ngăn chặn tổng hợp LDL – Cholesterol, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa ở động mạch. Nước lá trà xanh hơi đắng chát nhưng không quá khó uống.
Cách sử dụng
- Lựa chọn nguyên liệu: Chọn lá trà trà xanh, tươi, già, không bị sâu, rửa sạch, để ráo
- Cách nấu: Vò nát nhẹ khoảng 15 – 20 lá trà xanh, sau đó đổ nước sôi vào để ủ ấm khoảng 15 – 20 phút rồi sử dụng uống hàng ngày.
Lưu ý:
- Nước trà xanh có chứa hàm lượng cao cafein dễ gây mất ngủ, do đó không nên uống loại nước này vào buổi tối.
- Không sử dụng trà quá đặc hoặc uống lúc đói vì dễ gây ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa.
Uống trà giảo cổ lam để giảm mỡ máu
Giảo cổ lam được xem là khắc tinh của mỡ máu cao. Theo Đông y, giảo cổ lam có vị đắng tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hóa thấp, trừ đàm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam giàu hoạt chất saponin có tác dụng giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), đồng thời làm tăng HDL (cholesterol tốt).
Đồng thời, giảo cổ lam còn giàu hoạt chất adenosine có tác dụng điều hòa hoạt động của tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp.
Cách chế biến nước lá giảo cổ lam
- Lựa chọn nguyên liệu: Lá trà giảo cổ lam khô
- Cách chế biến: Sử dụng khoảng 40g lá giảo cổ lam khô đun với 1 lít nước sôi trong 2 – 3 phút, ủ ấm uống hàng ngày thay nước lọc.
Bởi có tác dụng hạ mỡ máu tốt, giảo cổ lam được chế biến dưới dạng trà túi lọc để thuận tiện cho người dùng. Bạn cũng có thể mua các loại trà túi lọc và pha vào cốc nước nóng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý:
- Không nên sử dụng nước lá/ trà giảo cổ lam vào buổi chiều, tối vì loại nước này kích thích hệ thần kinh, làm hưng phấn gây mất ngủ.
- Không sử dụng nước lá giảo cổ lam cho phụ nữ có thai và người hay bị hạ huyết áp.
Uống nước lá xạ đen giảm mỡ máu
Công trình nghiên cứu khoa học của Học viện Quân Y cho thấy sử dụng lá xạ đen đun nước uống có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả. Theo Đông y, xạ đen có vị hơi chát, đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, tán hàn, tiêu thức ăn, phù hợp để uống hàng ngày cho người mỡ máu cao.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, xạ đen giàu hoạt chất flavonoid và polyphenol giúp ngăn chặn tổng hợp cholesterol xấu, tăng cường chuyển hóa, đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể. Xạ đen còn có công dụng ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm của mỡ máu cao như ngăn ngừa xơ vữa động mạch, rối loạn đường huyết, viêm tụy cấp,…
Cách dùng:
- Lựa chọn nguyên liệu: Lá xạ đen rửa sạch, phơi khô để dùng dần.
- Cách pha: Sử dụng khoảng 40 gam lá xạ đen khô, cho vào nước đang sôi đun tiếp 2-3 phút. Tắt bếp ủ ấm và uống hàng ngày thay nước lọc.
Lưu ý:
- Không dùng nước lá xạ đen cho người có thai, hay hạ huyết áp, suy nhược cơ thể.
- Không nên sử dụng quá nhiều lá xạ đen 1 lần vì có thể gây tác dụng phụ như hạ huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, đầy bụng, đi ngoài.
Uống nước lá vối để giảm mỡ máu
Theo Đông y, lá vối có vị đắng chát, tính mát với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, chỉ dương, tiêu trệ nên có hiệu quả với chứng mỡ máu cao. Theo các kết quả nghiên cứu khoa học gần đây nhất, lá vối chứa hàm lượng lớn beta – sitosterol, flavonoid. Các chất này có tác dụng kích thích chuyển hóa trong cơ thể, tăng đào thải mỡ máu xấu, giảm mỡ máu.
Sử dụng nước lá vối hàng ngày còn giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường,…
Cách dùng
- Lựa chọn nguyên liệu: Nên chọn nụ lá vối để giữ được vị ngọt, đỡ chát hơn. Sử dụng lá vối tươi thơm và giữ được hoạt chất tốt hơn sau khi phơi khô.
- Cách chế biến: Cho khoảng 10 – 15 lá (nụ lá vối) vào khoảng 1 lít nước sôi, ủ ấm, uống hàng ngày thay nước lọc.
Lưu ý:
- Nên uống nước lá vối sau ăn để ngăn chặn hấp thu chất béo vào trong cơ thể.
- Không nên uống lá vối lúc đói vì dễ gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
- Không uống lá vối vào buổi chiều muộn vì lá vối có chứa hàm lượng thấp cafein gây kích thích thần kinh dẫn tới mất ngủ.
Uống nước lá ngưu tất
Cây ngưu tất có tính ôn, vị đắng xen lẫn vị chua, tác động chủ yếu vào gan thận. Cây này có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, bổ can thận thấp trệ, tốt cho người mỡ máu cao. Các nghiên cứu về y học hiện đại cho thấy, ngưu tất giàu hoạt chất saponin giúp giảm tổng hợp LDL – Cholesterol nên có tác dụng giảm mỡ máu hiệu quả.
Uống nước lá ngưu tất hàng ngày còn giúp lưu thông mạch máu, ngăn ngừa huyết ứ, hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch,…
Cách dùng:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nên dùng cả phần rễ và thân của cây ngưu tất vì chúng giàu các hoạt chất. Lá ngưu tất rửa sạch, phơi khô, để uống hàng ngày.
- Cách chế biến: Đun sôi nước, sau đó cho cây lá ngưu tất khô vào đun thêm tầm 3 – 5 phút để lấy được các hoạt chất cần thiết. Sau đó chắt lấy phần nước trong, sử dụng uống hàng ngày thay nước lọc
Lưu ý: Không sử dụng nước lá ngưu tất cho phụ nữ có thai, người hay bị hạ huyết áp.
Uống nước lá bồ công anh giảm mỡ máu
Lá bồ công anh có chứa flavonoids giúp đào thải độc tố, giảm cholesterol có hại bên trong cơ thể. Lá bồ công anh còn giúp tăng cường quá trình chuyển hóa carbohydrate và giảm hấp thu chất béo vào trong cơ thể. Sử dụng nước lá bồ công anh uống hàng ngày có khả năng hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, phòng chống ung thư.
Cách dùng:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cây lá công anh thu hái rửa sạch cả rễ và thân, thái khúc phơi khô.
- Cách chế biến: Nên sử dụng khoảng 40, 50 gam cây lá khô, cho vào 1 lít nước đang sôi, đun thêm khoảng 3 phút. Sau đó chắt lấy nước trong, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Không sử dụng bồ công anh cho phụ nữ có thai, người thường xuyên bị tụt huyết áp
Uống nước lá diệp hạ châu
Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ, có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết mạch, trừ thấp. Do đó, sử dụng nước lá diệp hạ châu giúp hoạt huyết, lưu thông khí huyết, tăng cường quá trình chuyển hóa, đào thải bên trong cơ thể để giảm mỡ máu.
Diệp hạ châu còn có nhiều công dụng giúp giảm tối đa các biến chứng do mỡ máu cao như: Giảm mỡ gan, giảm bệnh lý tiểu đường (đây là các biến chứng do mỡ máu cao).
Cách dùng:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá cây chó đẻ rửa sạch, phơi khô để dành uống lâu dài.
- Cách chế biến: Cho khoảng 20 gam cây diệp hạ châu đã phơi khô vào 1 lít nước sôi, đun thêm 2 – 3 phút, tắt bếp, ủ ấm. Chắt nước trong chia làm 3 phần uống trong ngày.
Lưu ý:
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
- Không dùng cho người suy nhược cơ thể, hay hạ huyết áp vì loại cây này có tính hàn.
Uống nước lá vằng để giảm mỡ máu
Theo Đông y, lá vằng có vị hơi đắng chát, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc gan thận, hạ mỡ máu, mỡ gan. Các nghiên cứu cho thấy, lá vằng chứa thành phần glycoside và các saponin có tác dụng ức chế hấp thu chất béo vào trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa, tăng đào thải mỡ thừa.
Uống nước lá vằng mỗi ngày còn giúp ngăn ngừa các biến chứng do mỡ máu cao như xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch, nâng cao sức khỏe tim mạch.
Cách dùng:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Cây vằng tươi, bỏ rẽ, rửa sạch, phơi khô bảo quản uống lâu dài.
- Cách chế biến: Cho khoảng 30 gam lá vằng đã phơi khô vào 1 lít nước sôi, đun thêm 2 – 3 phút. Sau đó tắt bếp, ủ ấm thêm khoảng 20 phút, chắt nước trong chia làm 3 phần uống trong ngày.
Lưu ý:
- Không sử dụng nước lá vằng cho phụ nữ có thai và người suy nhược cơ thể, hay hạ huyết áp vì loại cây này có tính hàn.
- Sử dụng hàm lượng lá vằng vừa phải, không pha nấu đặc vì dễ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, tăng áp lực lên thận để đào thải các hoạt chất.
Lưu ý khi sử dụng nước lá giảm mỡ máu hiệu quả nhất
Để sử dụng các loại nước lá trên hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Sử dụng các loại nước lá nguyên chất: Không nên thêm đường, siro, mật ong vào các loại nước trên để tạo vị ngọt cho dễ uống vì lượng đường tăng cao cũng là nguyên nhân làm tăng mỡ máu.
- Chỉ nên sử dụng nước lá trong ngày, không để qua đêm: Vì dễ bị ôi, thiu, gây ảnh hướng tới hệ tiêu hóa.
- Sử dụng lá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Tránh sử dụng phải các loại lá có nhiều chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng,… có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Hiện nay, trên thị trường có nhiều cơ sở kinh doanh các loại lá khô trên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng, tránh tiền mất tật mang.
- Tiết chế ăn uống: Luôn có thói quen ăn uống khoa học, hạn chế ăn nội tạng và mỡ động vật; các loại đồ ăn chiên rán; đồ đóng hộp; lòng đỏ trứng, bánh ngọt, nước uống có gas, trà sữa,… . Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, thịt trắng, cá; ưu tiên chế biến dạng hấp, luộc, nướng; ăn nhạt,…
- Thường xuyên vận động thể lực: Nên vận động khoảng 30 phút mỗi ngày giúp giảm cholesterol xấu, tăng tổng hợp cholesterol tốt. Đồng thời, thể dục thể thao còn giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng do mỡ máu cao.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá: Vì chúng làm tăng nguy cơ tổng hợp LDL – Cholesterol.
- Kiểm soát cân nặng: Nên duy trì cân nặng trong ngưỡng cho phép với chỉ số BMI nên dưới 25.
- Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Các loại nước lá chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, không phải phương pháp thay thế thuốc chữa bệnh. Do đó, nếu bạn được bác sĩ chuyên khoa kê đơn các loại thuốc Tây y hoặc Đông y đều cần phải sử dụng theo đúng hướng dẫn. Vì nếu các chỉ số mỡ máu không được kiểm soát kịp thời dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
- Thăm khám định kỳ: Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp đang điều trị, có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Nếu đang bị mỡ máu cao, bạn nên tái khám khoảng 3 – 6 tháng/ lần.
>>> Xem thêm: Ngoài các loại nước lá ra, còn cần uống gì giúp giảm mỡ máu hiệu quả?
Giải đáp uống nước lá có giảm mỡ máu hiệu quả không?
Uống nước lá có hiệu quả không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Cách chế biến, mức độ mỡ máu, khả năng đáp ứng,…
Các loại nước lá thường có hiệu quả chậm và phù hợp với mỡ máu mức độ thấp. Ngoài ra, việc tự chế biến, đun nấu nước lá khó đảm bảo được nồng độ các hoạt chất phát huy tác dụng, đặc biệt là nhiều hoạt chất bị phá hủy, mất tác dụng ở nhiệt độ cao. Uống nước lá giảm mỡ máu là phương pháp dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng hiệu quả rõ rệt, có người đạt được tác dụng hạ mỡ máu, có người không.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã tìm được cho mình loại nước lá phù hợp để giảm mỡ máu hiệu quả ngay tại nhà. Lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, người bệnh vẫn cần tuân thủ phác đồ dùng thuốc (nếu có) theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Máu nhiễm mỡ có hiến máu được không? Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng máu nhiễm mỡ.
- Trường hợp máu nhiễm mỡ nhẹ: Nếu chỉ số mỡ máu không quá cao và chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, bạn vẫn có thể hiến máu. Tuy nhiên, cần thông báo tình trạng sức khỏe của mình cho nhân viên y tế trước khi hiến máu.
- Trường hợp máu nhiễm mỡ nặng: Nếu chỉ số mỡ máu cao, bạn không nên hiến máu vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu và gây khó khăn trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Hiến máu là một hành động cao đẹp, nhưng hãy luôn ưu tiên bảo vệ sức khỏe của bản thân và người nhận máu. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hiến máu.
Mỡ máu cao, hay rối loạn lipid máu, thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa mỡ máu cao và đau đầu.
- Tăng huyết áp: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến tăng huyết áp - một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu.
- Giảm lưu lượng máu: Mảng bám cholesterol tích tụ trong mạch máu có thể cản trở lưu thông máu lên não, gây đau đầu.
- Viêm: Mỡ máu cao có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, góp phần gây đau đầu.
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu và nghi ngờ có thể liên quan đến mỡ máu cao, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Triglyceride cao là tình trạng lượng chất béo trung tính trong máu vượt mức cho phép, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.
- Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ.
- Viêm tụy cấp: Gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt.
- Gan nhiễm mỡ: Tổn thương gan, dẫn đến suy gan.
- Hội chứng chuyển hóa: Tăng nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao.
Kiểm soát triglyceride cao bằng chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ là chìa khóa bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Máu nhiễm mỡ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
- Nguy cơ cho mẹ: Tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, gan, thận.
- Nguy cơ cho thai nhi: Sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong.
- Nguy cơ di truyền: Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.
Điều quan trọng là phát hiện và kiểm soát mỡ máu từ sớm thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc mỡ máu phụ thuộc vào tình trạng mỡ máu của bạn. Nếu chỉ số mỡ máu vẫn cao sau khi ngừng thuốc, bạn cần tiếp tục điều trị.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra mỡ máu và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc phù hợp.
Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mỡ máu.
Câu trả lời là CÓ. Omega 3 không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người bị gan nhiễm mỡ:
- Giảm mỡ gan: Omega 3 giúp giảm tích tụ mỡ trong gan, hỗ trợ cải thiện chức năng gan
- Chống viêm: Tính chất chống viêm của Omega 3 giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong gan
- Bảo vệ tim mạch: Omega 3 có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người gan nhiễm mỡ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!