Dị ứng thời tiết là tình trạng nổi mẩn đỏ và phát ban trên da. Bệnh thường xảy khi thời tiết thay đổi khiến cơ thể không kịp thích ứng, gây ra tình trạng dị ứng. Với 9 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu này.
Tổng hợp 9 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả, an toàn
Khi bị dị ứng thời tiết với các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa tại nhà. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính, dễ thực hiện với các nguyên liệu sẵn có trong gian bếp mỗi nhà.
Hơn hết, các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà thích hợp với mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Dưới đây là một số cách làm giảm nhanh triệu chứng dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản, dễ thực hiện.
Chữa dị ứng thời tiết bằng muối trắng
Muối trắng là nguyên liệu quen thuộc đối với mỗi nhà. Không chỉ là một loại gia vị trong nấu ăn, trong Đông y muối cũng được coi là một vị thuốc với nhiều công dụng.
Theo đó, muối trắng có vị mặn, có tính sát khuẩn, tiêu viêm và khử độc cao, từ đó nhanh chóng kiểm soát các cơn ngứa da do dị ứng thời tiết. Đồng thời muối cũng hỗ trợ làm lành các tổn thương có trên bề mặt da.
Theo một số nghiên cứu, nước muối có khả năng điều trị các bệnh về da hiệu quả, nhất là dị ứng thời tiết. Sử dụng muối trắng đúng cách sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các nốt mẩn ngứa, cảm giác khó chịu do dị ứng thời tiết gây ra.
Người bệnh chữa dị ứng thời tiết bằng muối trắng như sau:
Cách 1: Tắm nước muối loãng chữa dị ứng thời tiết
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ toàn thân do dị ứng thời tiết gây ra có thể tắm bằng nước muối loãng để cải thiện các triệu chứng này.
Cách làm như sau:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm muối trắng và 1 chậu nước ấm.
- Tiếp đến bạn hòa tan nắm muối đã chuẩn bị vào chậu nước ấm.
- Dùng nước muối loãng và tắm.
- Sau đó tắm lại với nước lạnh để giúp da dịu mát.
- Người bệnh nên tắm mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Cách 2: Kết hợp mướp đắng và nước muối điều trị dị ứng thời tiết
Giống như muối trắng, trong mướp đắng cũng có thành phần giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Sự kết hợp mướp đắng và muối trắng giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn ngứa khó chịu. Đồng thời nó cũng giúp da trở nên mịn màng, và ngăn bệnh tái phát.
Cách làm như sau:
- Bạn chuẩn bị khoảng 5 lá mướp đắng già và một thìa muối trắng.
- Rửa sạch lá mướp đắng và xay nhuyễn, chiết lấy phần nước cốt.
- Lấy nước cốt lá mướp đắng hòa với 1 thìa muối trắng.
- Thoa hỗn hợp này lên da và để yên trong khoảng 20 phút.
- Mỗi ngày bạn thực hiện 2 lần để tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn có hại.
Lưu ý: Khi dùng muối trắng chữa dị ứng thời tiết, bạn cần đặc biệt lưu ý đến nồng độ của muối. Để an toàn với da, bạn có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% được bán ở nhiều hiệu thuốc.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá khế
Giống như muối trắng, lá khế cũng là nguyên liệu quen thuộc và phổ biến trong dân gian. Lá khế trong Đông y tính lạnh và vị hơi chát. Tác dụng của lá khế là thanh nhiệt, loại bỏ độc đố, cải thiện các triệu chứng nổi mề đay, sưng tấy và ngứa ngáy trên da. Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm chữa dị ứng thời tiết bằng lá khế.
Cách làm như sau:
Cách 1: Dùng lá khế xát trực tiếp lên da
- Người bệnh chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Tiếp đến bạn mang lá khế tươi rang cho đến khi héo.
- Lấy lá khế đã rang héo chà xát trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.
Lưu ý: Không dùng lá khế khi quá nóng, vì nó có thể gây bỏng da. Người bệnh thực hiện phương pháp này 3 lần mỗi tuần.
Cách 2: Nước lá khế tắm chữa dị ứng
- Bạn chuẩn bị khoảng 300g lá khế tươi và rửa sạch.
- Vò nát lá khế đã rửa sạch và đun với 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 20 phút.
- Đợi nước lá khế nguội và tắm.
- Phần lá khế bạn cũng có thể dùng nó chà xát lên da như cách 1.
Cách 3: Dùng lá khế xông hơi chữa dị ứng thời tiết
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, cùng với vỏ bưởi, sả, lá ổi… một lượng vừa đủ.
- Các nguyên liệu trên đem rửa sạch và đun với nước.
- Đun sôi khoảng 20 phút.
- Đổ nước ra thau, dùng một chiếc chăn to chùm kín cả người để xông hơi.
- Bạn xông trong khoảng 15 phút.
- Bạn có thể tận dụng nước xông hơi đã nguội để tắm.
- Mỗi tuần bạn thực hiện 3 lần để thấy hiệu quả.
Cách 4: Nước ép lá khế
- Bạn chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi và rửa sạch để ráo nước.
- Đem lá khế đã rửa sạch đi xay nhuyễn.
- Chiết lấy nước cốt lá khế xay nhuyễn và uống.
- Lưu ý: Nước ép lá khế có vị chát và rất khó uống, vì vậy bạn chỉ cần uống một lượng vừa phải mỗi ngày.
Điều trị dị ứng thời tiết tại nhà bằng gừng tươi
Gừng từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược với nhiều công dụng trong chữa bệnh. Theo đó, gừng là loại gia vị có tính ấm và cay nhẹ.
Trong gừng chứa một lượng lớn chất gingerol có công dụng chống oxy hóa cao, giảm viêm nhiễm, giúp da tái tạo tế bào mới. Bởi những công dụng đó trong dân gian thường sử dụng gừng để điều trị dị ứng thời tiết.
Cách dùng gừng chữa dị ứng thời tiết tại nhà như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 4 củ gừng già tươi.
- Rửa sạch gừng và đập nhỏ.
- Cho gừng đã đập nhỏ vào nồi nước và đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Lấy nước gừng đã đun sôi hòa với nước lạnh sao cho vừa ấm và tắm.
- Trong khi tắm, bạn có thể tận dụng bã gừng để chà xát lên da bị dị ứng.
Dùng gừng để tắm giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các nốt mẩn đỏ, ngứa da, đồng thời giúp cơ thể kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng khoai tây
Khoai tây là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Theo đó, trong khoai tây chứa nhiều vitamin C, B6, kali có khả năng chữa thâm sẹo, làm hồng da. Ngoài ra phần nhựa của khoai tây được xem như kháng sinh tự nhiên chữa các chứng ngứa rát, sưng đỏ, nổi mề đay trên da do dị ứng thời tiết gây ra.
Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng khoai tây thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị 1 củ khoai tây tươi, không mọc mầm hay dập nát.
- Gọt vỏ và rửa sạch khoai tây.
- Cắt khoai tây thành nhiều lát mỏng và đắp lên da trong khoảng 15 phút.
- Sau cùng dùng nước ấm để rửa lại cho sạch.
Chữa dị ứng thời tiết với lá lốt
Trong lá lốt có chứa piperidin và piperin, đây là những chất có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu do dị ứng thời tiết mang lại. Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả.
Chữa dị ứng thời tiết với lá lốt như sau:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá lốt còn tươi, không bị sâu, và một thìa nhỏ muối trắng.
- Lá lốt đem rửa sạch, bỏ thêm chút muối và đun sôi với nước trong khoảng 15 phút.
- Khi nước sôi đổ ra chậu và hòa thêm nước lạnh sao cho ấm và tắm.
- Phần bã lá lốt dùng để xát lên người.
- Người bệnh lưu ý không nên dùng kết hợp với sữa tắm vì có thể làm giảm tác dụng của lá lốt.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả bằng rau má
Rau má có tính mát, vị đắng, có công dụng thải độc, thanh nhiệt cơ thể, làm mát gan. Vì thế, trong dân gian thường dùng rau má để chữa dị ứng thời tiết tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn hái một nắm rau má, nhặt bỏ lá hỏng, giữ nguyên rễ.
- Rửa thật sạch ra má, nhất là phần rễ, để ráo nước.
- Rau má đã rửa sạch đem đi xay nhuyễn.
- Chiết lấy phần nước cốt rau má và uống.
- Người bệnh nên uống hằng ngày để thấy hiệu quả.
Cải thiện tình trạng dị ứng thời tiết với cà rốt
Cà rốt có chứa rất nhiều canxi và vitamin giúp cơ thể kháng khuẩn, chống viêm nhiễm hiệu quả. Đồng thời các thành phần có trong cà rốt giúp tạo một lớp bảo vệ cho da khỏi các tác nhân gây hại.
Dùng cà rốt chữa dị ứng thời tiết giúp làm giảm cảm giác ngứa rát, sưng nóng trên da. Sử dụng cà rốt cũng góp phần làm giảm triệu chứng dị ứng mỹ phẩm.
Không chỉ có công dụng chữa bệnh, cà rốt cũng thường xuyên được chị em dùng để làm đẹp. Thành phần beta- caroten có trong cà rốt có tác dụng chống oxy hóa, giúp da luôn hồng hào, tươi sáng.
Cách dùng cà rốt chữa dị ứng thời tiết như sau:
- Bạn chuẩn bị 2 củ cà rốt tươi, không dập nát.
- Nạo vỏ và rửa sạch cà rốt.
- Đem cà rốt đã rửa sạch đi xay nhuyễn.
- Lọc bỏ phần bã, chiết lấy nước cốt.
- Dùng bông y tế thấm nước cốt cà rốt và thoa lên da.
- Rửa sạch lại với nước sau khi để yên khoảng 20 phút.
Lô hội giúp chữa dị ứng thời tiết
Lô hội hay còn gọi là nha đam. Đây là một cây có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, trị các chứng ngứa rát do dị ứng thời tiết gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, phần gel trong lô hội cũng chứa rất nhiều vitamin có khả năng chống oxy hóa, phục hồi tổn thương trên da như thâm, sẹo.
Dùng lô hội chữa dị ứng thời tiết như sau:
- Chọn một lá lô hội tươi, mẫm.
- Rửa sạch lá lô hội và gọt bỏ phần vỏ xanh.
- Dùng phần lõi lô hội chà xát lên những vùng da bị tổn thương.
- Giữ nguyên các chất này trên da trong khoảng 15 phút và rửa sạch lại với nước.
Lưu ý: Khi gọt bỏ vỏ nha đam nên loại bỏ hết phần nhựa màu vàng, chỉ giữ lại phần lõi trắng tinh. Phần nhựa màu vàng có thể làm da bị kích ứng, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà từ lá trà xanh
Giống như các lá lốt, cà rốt, rau má, trong trà xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả.
Đồng thời, bài thuốc dân gian từ lá chè xanh cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Dùng lá trà xanh điều trị dị ứng thời tiết giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các nốt mẩn đỏ, cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách làm như sau:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá trà xanh non và còn tươi.
- Trà xanh đem rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ hết các vi khuẩn tồn đọng.
- Vớt lá trà xanh và đun sôi với nước.
- Nước lá trà xanh hòa cùng với nước lạnh sao cho độ ấm vừa phải và tắm.
- Trong khi tắm lấy bã lá trà xanh xát nhẹ lên da, nhất là những vùng bị dị ứng.
Những lưu ý bỏ túi khi chữa dị ứng thời tiết tại nhà
Các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ và với bắt đầu bị dị ứng. Với những người bị dị ứng thời tiết có các triệu chứng nặng như: Sưng phù toàn thân, mẩn đỏ lan rộng, các vết thương hở có nguy cơ bị viêm nhiễm không nên áp dụng phương pháp này.
Ngoài ra, khi áp dụng các cách điều trị dị ứng thời tiết tại nhà bạn cần lưu ý một số điều sau để đạt kết quả tốt nhất:
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, nhất là những vùng bị nổi mẩn đỏ, mề đay.
- Không mặc quần áo quá chật, chà xát lên da.
- Giặt quần áo thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn.
- Luôn giữ nhà cửa, chăn màn sạch sẽ.
- Không gãi mạnh khi ngứa, việc này có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Không tắm nước lạnh khi bị dị ứng thời tiết.
- Khi bị dị ứng thời tiết không sử dụng mỹ phẩm hay sữa tắm. Các thành phần hóa học có trong các loại mỹ phẩm, sữa tắm có thể bào mòn da, khiến da bị kích ứng.
- Kiêng ra gió, kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Khi đi ra ngoài, hãy đảm bảo rằng bạn luôn giữ ấm cơ thể, mặc quần áo dài tay, chân.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là vitamin C, E, sắt, kẽm,…
- Nên kiêng gì khi bị dị ứng thời tiết? Theo đó bạn nên hạn chế các loại thực phẩm gây kích ứng da như đồ cay nóng, thực phẩm giàu chất đạm, protein, hải sản…
- Trong quá trình điều trị bệnh, bạn tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu, bia,…
- Người bị bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả.
- Kết hợp tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe chống lại các tác nhân có hại.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mề đay có thể tham khảo các cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản trên đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, tránh bệnh biến chứng mãn tính gây nguy hiểm.
Câu trả lời là CÓ, nhưng cần lưu ý một số điều sau:
- Tắm nước ấm: Tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh, có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng.
- Sữa tắm dịu nhẹ: Không dùng sản phẩm có hương liệu mạnh, nhiều hóa chất.
- Tắm nhanh, lau khô người ngay: Tránh bị nhiễm lạnh.
- Dưỡng ẩm sau khi tắm: Giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy.
Tắm rửa đúng cách không chỉ giúp vệ sinh cơ thể mà còn hỗ trợ giảm bớt khó chịu do dị ứng thời tiết. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng dị ứng của bạn.
Thời gian phục hồi sau dị ứng thời tiết phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cách điều trị:
- Dị ứng nhẹ: Thường khỏi trong vòng 1-2 ngày với điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách.
- Dị ứng cấp tính: Có thể kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ điều trị.
- Dị ứng mạn tính: Thời gian điều trị kéo dài hơn, khó xác định chính xác thời gian khỏi bệnh. Nguy cơ tái phát cao.
Lời khuyên: Để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh, tránh các tác nhân gây dị ứng.