Viêm da tiếp xúc do côn trùng là bệnh thường gặp, dễ nhầm lẫn với zona thần kinh và giời leo. Bệnh xảy ra do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các thành phần của côn trùng như bụi phấn, chất tiết, trong đó, viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang là phổ biến nhất. 

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là gì? 

Viêm da tiếp xúc với côn trùng là tình trạng kích ứng da do tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng một số loại côn trùng tiết ra. Các loại côn trùng này thường là  kiến ba khoang, bọ xít, côn trùng có cánh cứng... Trong đó, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang (hay viêm da Paederus) là loại thường gặp, phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. 

Viêm da tiếp xúc do côn trùng xảy ra quanh năm và thường bùng phát vào mùa mưa
Viêm da tiếp xúc do côn trùng xảy ra quanh năm và thường bùng phát vào mùa mưa

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể xảy ra do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với côn trùng. Bao gồm các trường hợp như:

  • Tiếp xúc trực tiếp với các phần của côn trùng như dịch tiết, nọc độc, mủ độc, bụi phấn
  • Tiếp xúc gián tiếp trực tiếp với bụi phấn, dịch tiết côn trùng để lại trên đồ vật như dây phơi, quần áo

Bệnh có thể xuất hiện rải rác quanh năm và thường bùng phát vào mùa mưa bão, đỉnh điểm là tháng 9, tháng 10. Trong đó, kiến ba khoang (tên khoa học: Paederus) là loại gây viêm da tiếp xúc phổ biến và nghiêm trọng nhất. 

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng 

Bệnh xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng còn sống hoặc đã chết. Ở kiến ba khoang, khi bị dập nát, chà xát, cơ thể chúng tiết ra chất dịch chứa pederin, càng tiếp xúc nhiều thì vùng da bị viêm càng rộng.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc do côn trùng rất đa dạng
Triệu chứng viêm da tiếp xúc do côn trùng rất đa dạng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng như sau:

  • Nóng, ngứa, rát tại một vùng da nhất định sau khi tiếp xúc với côn trùng
  • Xuất hiện các nốt, vệt màu đỏ kéo dài, hơi sưng sau 5 - 7 giờ
  • Có mụn nước kích thước không đồng đều tại vùng da tiếp xúc
  • Trở thành các đám mụn mủ, đầu trắng sau 2 - 3 ngày 
  • Viêm ở vùng da mắt thường gây sưng nề, khiến mí mắt híp lại
  • Viêm ở vùng da nách có thể đau rát, nghiêm trọng, có nhiều vết trợt hoặc vết loét sâu qua lớp thượng bì
  • Trường hợp loét và nhiễm trùng có mủ gây đau rát nghiêm trọng
  • Nếu nhiễm trùng nặng sẽ gây sốt nhẹ, nổi hạch tại vùng nách, cổ, bẹn tương ứng với vị trí tổn thương
  • Sau 4 - 6 ngày, vùng tổn thương đỡ bóng rát, vết thương khô dần
  • Vảy sẽ bong hết sau 5 - 7 ngày 

Thông thường, vùng da bị viêm do tiếp xúc với côn trùng ở mức độ nhẹ sẽ nhanh khô và không bọng mủ sau 3 - 5 ngày. Trường hợp nghiêm trọng hơn nhưng được phát hiện, điều trị sớm, vùng da bệnh sẽ khô dần sau 4 - 6 ngày.  Nếu viêm da nặng, phải mất 1 - 2 tuần thì vùng da viêm mới khô lại và bong vảy. 

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do côn trùng

Nguyên nhân chính gây viêm da tiếp xúc do côn trùng là do tiếp xúc với pederin. Một số loài côn trùng có chứa pederin, chất độc này có tính xuyên thấm vào da, gây ra tình trạng rộp, phỏng da. Được biết, kiến không chủ động tiết ra pederin, chất này chỉ được giải phóng khi cơ thể kiến bị nghiền nát.  

Khi pederin dính vào da, nhất là vùng da nhạy cảm, da non như da đùi, nách, cổ, mặt... sẽ gây bỏng, rát, phồng rộp. Trường hợp nhẹ, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng được cải thiện, nếu nghiêm trọng sẽ dễ viêm loét, nhiễm trùng gây sốt, nổi hạch. 

Ngoài ra, viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Tiếp xúc với dị nguyên bám trên cơ thể côn trùng như phấn hoa, nấm mốc, mủ nhựa độc, dịch tiết...
  • Tiếp xúc với dịch tiết côn trùng dính trên đồ vật, phổ biến là mền gối, khăn lau, giày dép... 

Các loại côn trùng là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc gồm: 

  • Kiến ba khoang
  • Ruồi Tây Ban Nha
  • Sâu ban miêu 
  • Bọ cánh cứng họ Oedemeridae, họ Paussidae 
  • Bọ xít (bọ xít xanh, bọ xít hôi, bọ xít hút máu...)
  • Một số loại bướm (bướm đêm, bướm bụi, bướm đuôi vàng...)

Biến chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, tình trạng này gây ra các triệu chứng ngứa, rát, mưng mủ khó chịu. Ảnh hưởng đến ngoại hình, công việc, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sưng rộp da nghiêm trọng do tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang
Sưng rộp da nghiêm trọng do tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang

Những biến chứng của viêm da do tiếp xúc với côn trùng bao gồm:

  • Dị ứng toàn thân: Xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, phù nề, khó thở. Một số trường hợp hiếm gặp có thể gây sốc phản vệ, nguy cơ gây tử vong. 
  • Nhiễm trùng da: Nếu không được chăm sóc đúng cách, vùng da bệnh dễ nhiễm trùng, lan rộng vết thương rộng. Khi nhiễm trùng lan rộng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào sâu trong da hoặc máu, khiến vết thương kéo dài lâu khỏi, hoặc có nguy cơ nhiễm trùng máu (ít gặp). 
  • Để lại thâm, sẹo: Vết thương nghiêm trọng làm tăng hoặc giảm sắc tố da sau viêm. Dẫn đến để lại thâm, sẹo lồi, sẹo lõm gây mất thẩm mỹ. 

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc do côn trùng

Việc chẩn đoán viêm da tiếp xúc do côn trùng thường được thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm nếu cần. Cần phân biệt với các bệnh lý da liễu khác như chàm, zona, viêm da dị ứng, nhiễm trùng da. 

Các bước chẩn đoán thường là:

  • Hỏi bệnh sử, lịch sử tiếp xúc với côn trùng
  • Khám lâm sàng, kiểm tra vùng da viêm để nhận diện triệu chứng 
  • Phân biệt với các bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, chàm, nhiễm trùng da
  • Thực hiện các xét nghiệm như sinh thiết da, test dị ứng (nếu cần thiết).

Biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng rất phổ biến, dễ mắc phải, đặc biệt là vào mùa mưa, điều kiện sống thuận lợi. Vì thế việc chủ động phòng ngừa là hết sức cần thiết. Cách phòng ngừa như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, đặc biệt là những ngày mưa nhiều, thời tiết nóng ẩm thất thường. Phát quang bụi rậm, sử dụng thuốc diệt côn trùng. 
  • Làm cửa hoặc dùng lưới ngăn côn trùng, đóng kín các cửa hoặc buông rèm khi bật đèn trong nhà để ngăn côn trùng lao vào. 
  • Sử dụng đèn huỳnh quang ngoài cửa để tiêu diệt côn trùng, trồng các loại cây như bạc hà, hương nhu quanh nhà hoặc ngoài ban công để xua đuổi côn trùng. 
  • Không phơi quần áo vào ban đêm để tránh côn trùng bám vào và để lại dịch tiết, gây tổn thương da. 
  • Giũ sạch quần áo trước khi cất và sử dụng để loại bỏ nguy cơ côn trùng bám vào
  • Vệ sinh sạch sẽ tay chân sau khi tiếp xúc với côn trùng. Không giết côn trùng bằng tay, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da, nên rửa sạch tay, tránh chạm tay vào vùng da tổn thương rồi chạm sang các vùng da khác. 

Viêm da tiếp xúc với côn trùng khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm sau 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Thế nhưng, trong một số trường hợp, vùng tổn thương không có dấu hiệu khô và lành lại mà ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi:

  • Vùng da bị viêm có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng to, mưng mủ, đỏ rát nhiều hoặc chảy dịch.
  • Có các triệu chứng toàn thân như buồn nôn, chóng mặt, sốt, nổi hạch, người mệt mỏi... 
  • Có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như sưng môi, lưỡi, khó thở...
  • Sau 4 - 6 ngày mà tình trạng viêm da không thuyên giảm có xu hướng trở nên tồi tệ hơn. 

Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng không phải là bệnh nguy hiểm, cách điều trị khá đơn giản. Mức độ lành lại của vùng da bị tổn thương tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời điểm phát hiện, độ rộng của vết thương và cách xử lý của người bệnh.

Cách điều trị vùng da bị viêm do tiếp xúc với côn trùng như sau:

1. Sơ cứu ban đầu

Ngay sau khi tiếp xúc với côn trùng hoặc khi có cảm giác da nóng rát, nghi ngờ do tiếp xúc với côn trùng gây ra. Cần nhanh chóng làm sạch da để loại bỏ chất kích ứng, dịch tiết của côn trùng để hạn chế tối đa tổn thương.

Rửa tay với nước muối sinh lý hoặc xà bông trung tính ngay khi tiếp xúc với côn trùng hoặc có dấu hiệu ngứa, nóng, rát da
Rửa tay với nước muối sinh lý hoặc xà bông trung tính ngay khi tiếp xúc với côn trùng hoặc có dấu hiệu ngứa, nóng, rát da

Các bước sơ cứu gồm:

  • Rửa sạch da với xà bông có tính kiềm để trung hòa acid có trong chất độc của côn trùng. 
  • Dùng khăn lạnh hoặc bọc đá trong một chiếc khăn sạch, chườm lên vùng da bị viêm 10 - 15 phút
  • Giữ sạch tay, tránh cào gãi để ngăn ngừa nguy cơ lan rộng vùng tổn thương và nguy cơ nhiễm trùng. 

2. Sử dụng thuốc không kê đơn

Trường hợp nhẹ, viêm da tiếp xúc do côn trùng sẽ được điều trị bằng các thuốc không kê đơn. Các loại thuốc này giúp làm dịu da, chống viêm nhanh chóng. Có thể kể đến như:

  • Kem có chứa calamine hoặc thành phần kháng histamine để làm dịu vùng da bị kích ứng
  • Kem hoặc gel có hydrocortisone 1% để giảm viêm, giảm ngứa
  • Thuốc kháng histamine đường uống như cetirizine, diphenhydramine. 

3. Thuốc kê đơn

Trường hợp viêm da nặng với các triệu chứng như sốt nhẹ, nổi hạnh, sưng tấy vùng da tổn thương nên được khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thuốc thường dùng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Cetirizin, telfast, desloratadin, clarityne... 
  • Thuốc kháng sinh: Ampicillin, penicillin, cephalexin... 
  • Thuốc chứa corticoid: Kháng sinh, thuốc bôi có chứa corticoid mạnh. 

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, với trường hợp viêm da nặng, cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự ý đắp lá, dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc dùng mẹo dân gian để tránh khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Chăm sóc tại nhà

Để vùng da tổn thương nhanh lành, song song với việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh nên:

  • Làm sạch da thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc xà bông có tính kiềm
  • Không gãi lên vùng da tổn thương để tránh làm vỡ mụn nước, tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, được làm từ các chất liệu mềm mại để tránh gây tổn thương lên vùng da bị viêm
  • Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống khoa học để tăng cường hệ miễn dịch. 

Viêm da tiếp xúc do côn trùng không nguy hiểm nhưng dễ bùng phát thành dịch. Mặc dù không lây từ người này sang người khác, tuy nhiên nhiều người có thể cùng mắc bệnh trong một thời điểm. Điều này liên quan đến sự sinh sản nhanh chóng của côn trùng vào mùa mưa. Việc phòng ngừa và nắm được cách xử lý phù hợp là điều hết sức cần thiết.

Câu hỏi thường gặp
Với thắc mắc "viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?", các chuyên gia cho biết, thông thường, viêm da tiếp xúc mức độ nhẹ không để lại sẹo. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc với mức độ tổn thương nghiêm trọng, kết hợp cùng yếu tố như cơ địa, phương pháp điều trị, chăm sóc không phù...
Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da xảy ra do tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng, thường gây ngứa, đỏ và sưng. Việc xác định viêm da tiếp xúc có lây không, có lan sang vùng da khác không rất quan trọng để có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan