Viêm da tiết bã da đầu là tình trạng phổ biến tạo thành các mảng da ở vùng chân tóc. Bệnh chủ yếu khởi phát trên da đầu của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ở người lớn, các triệu chứng có xu hướng tiến triển phức tạp, ảnh hưởng tới sức khỏe và giảm tính thẩm mỹ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận diện và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Viêm da tiết bã da đầu - dấu hiệu nhận biết
Viêm da tiết bã da đầu là một trong những dạng phổ biến nhất ở bệnh viêm da tiết bã (viêm da dầu). Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở nhóm trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi và hoàn toàn có thể tự lặn mất chỉ sau vài tuần hoặc tháng mà không cần can thiệp thuốc đặc trị. Ở nhóm người trường thành, viêm da dầu ở đầu có liên quan tới sự rối loạn quá trình thay thế tế bào. Từ đó khiến cho các lớp da chết xuất hiện nhanh hơn, chồng lên nhau tạo thành mảng trắng có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Viêm da tiết bã da đầu là một trong những dạng phổ biến nhất ở bệnh viêm da tiết bã
Sau đây là một số triệu chứng điển hình nhất của bệnh:
- Viêm da tiết bã vùng đầu ở trẻ em (hiện tượng cứt trâu), có hiện tượng nổi màng bám màu vàng nhạt hoặc nâu đen, dính chặt ở vùng chân tóc.
- Viêm da tiết bã ở đầu ở người lớn có xu hướng dai dẳng, khởi phát chủ yếu trên các đối tượng da đầu dầu nhiều, hay bị bết tóc.
- Cảm giác ngứa nhẹ, có các mảng trắng rời rạc hoặc liên kết với nhau giống như gàu.
- Vùng tổn thương có màu đỏ nhẹ, nóng rát và có bờ giới hạn rõ ràng.
- Một số trường hợp nghiêm trọng có thể bị rụng tóc.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã da đầu
Viêm da tiết bã nhờn da đầu là dạng bệnh tự miễn, có cơ chế hoạt động tương đối khó lường, khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Nhiễm khuẩn: Sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm men mà điển hình nhất là nấm malsssezia.
- Di truyền: Nếu gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc và điều trị bệnh viêm da tiết bã, tỷ lệ di truyền sang con có thể lên tới 70%.
- Thời tiết: Vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cho da đầu nhanh bết dính bởi mồ hôi. Nếu không được vệ sinh đúng cách có thể khiến vi khuẩn trú ngụ và sinh trưởng mạnh. Mặt khác, khi nhiệt độ xuống thấp và trở nên hanh khô, da đầu có thể bị mất đi độ ẩm, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.
- Thói quen: Người có thói quen lạm dụng rượu bia, chất kích thích và đồ ăn nhiều đạm, vị cay sẽ có nguy cơ mắc viêm da tiết bã cao do lượng độc tố tích tụ trong cơ thể lớn, chức năng gan thận suy giảm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dẫn tới bí tắc lỗ chân lông.
- Vệ sinh: Ngoài ra, việc lựa chọn sai dầu gội đầu hoặc quá trình làm sạch diễn ra không đúng cách cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến viêm da tiết bã khởi phát.
Viêm da tiết bã da đầu có tự hết không?
Tương tự như các dạng bệnh mãn tính khác, viêm da tiết bã đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Mặt khác, khả năng các biểu hiện trên da đầu tự lặn mất mà không cần can thiệp chữa trị như hiện tượng “cứt trâu” của trẻ nhỏ sẽ không xuất hiện trên các người bệnh trưởng thành.
Trên thực tế viêm da tiết bã da đầu không có khả năng tự khỏi hay tự lành, cần tránh các hiểu lầm trong điều trị để giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ, gây tâm lý tự ti, né tránh trong giao tiếp hằng ngày. Viêm da tiết bã ở đầu có thể kèm theo rụng tóc. Chính vì vậy, người bệnh cần tránh tâm lý chủ quan và hời hợt trong điều trị, tránh tạo điều kiện để bệnh tái phát nhiều lần.
Cách phòng tránh bệnh viêm da tiết bã da đầu
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị đã được chỉ định, người bệnh nên tuân thủ lối sống khoa học, hợp lý như sau:
- Sử dụng sản phẩm làm sạch da đầu phù hợp, tránh mát xa quá mạnh hoặc để phần móng tay gây xước da đầu.
- Cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể kết hợp sử dụng các loại nước ép sinh tố hoặc trà giải nhiệt.
- Tránh xa các thực phẩm cay nóng, vị ngọt hoặc có tính kích ứng cao như hải sản hoặc rượu bia…
- Không nên buộc tóc quá chặt, không gội đầu bằng nước quá nóng hoặc lạm dụng máy sấy ở nhiệt độ cao vì có thể gây khô da đầu.
- Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin, kẽm, khoáng chất…
Cách trị viêm da tiết bã ở đầu
Mặc dù khó có thể điều trị viêm da tiết bã tận gốc, nhưng nếu lựa chọn đúng phương pháp điều trị, bạn có thể khắc phục tới 90% tổn thương do bệnh gây ra.
Trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây
Đa số người bệnh tìm đến các sản phẩm Tây y với mong muốn loại bỏ nhanh chóng các biểu hiện trên da đầu, tiện lợi khi sử dụng. Trường hợp bệnh diễn biến phức tạp, bạn nên chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất, kịp thời tiếp nhận điều trị, tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Dầu gội trị viêm da đầu: Viêm da đầu gây rụng tóc là biến chứng phổ biến nhất. Chính vì vậy, người bệnh có thể các sản phẩm dầu gội đặc trị như dầu gội trị nấm, bạt sừng. Đa số các sản phẩm này đều chứa hoạt chất như acid salicylic hoặc axit lactic, kẽm, selenium, biotin… giúp ức chế sự hoạt động của nấm ngứa, kích thích mọc tóc, điều hòa tuyến dầu, giảm bết.
- Thuốc bôi ngoài da: Để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh có thể áp dụng thuốc bôi sau khi làm sạch da đầu. Một số sản phẩm tiêu biểu trong điều trị viêm da tiết bã mà bạn có thể tham khảo như thuốc điều trị nấm, thuốc bạt sừng hoặc sản phẩm chứa corticoid thuộc nhóm từ 4 - 7.
- Thuốc uống điều trị tại chỗ: Ngoài phương pháp tác động trực tiếp tới vùng da tổn thương, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc uống như thuốc kháng histamin, hoặc kháng nấm (Itraconazole). Tuy nhiên, hầu hết những sản phẩm này đều ẩn chứa tác dụng phụ nhất định cần được cân nhắc như buồn ngủ, suy giảm chức năng gan hoặc yếu sinh lý.
Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
Áp dụng các biện pháp dân gian trong điều trị viêm da tiết bã da đầu sẽ giúp người bệnh giải quyết các vấn đề liên quan tới chi phí và đảm bảo độ lành tính cao. Tuy nhiên, dược tính của hầu hết các bài chữa mẹo thường không cao nên người bệnh chỉ nên sử dụng trong những trường hợp nhẹ.
Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian khá an toàn và rẻ tiền
Một số mẹo dân gian chữa viêm da tiết bã da đầu có thể áp dụng:
- Lá trầu không: Nhờ chứa nhiều hoạt chất có lợi, đun nước trầu không gội đầu 2 - 3 lần mỗi tuần có thể giúp kháng viêm, loại bỏ dầu thừa, giảm ngứa hiệu quả.
- Dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà được biết tới với khả năng điều trị viêm da, điều tiết bã nhờn và loại bỏ nấm. Người bệnh chỉ cần nhỏ 3 - 4 giọt tràm trà vào nước hoặc dầu gội, tránh áp dụng trực tiếp lên da đầu có thể gây bỏng rát.
- Bồ kết: Không chỉ có vai trò kích thích tóc mọc nhanh, đen mượt, sử dụng bồ kết để gội đầu có thể giúp bạn khắc phục tình trạng khô rát, gãy rụng và bết tóc do dầu thừa.
Thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã
Các bài thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã thường tác dụng sâu vào loại bỏ nguyên nhân gây nên bệnh trong cơ thể. Quá trình chữa bệnh này thường diễn ra tương đối chậm, phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cơ địa mỗi người. Một số bài thuốc có vị tương đối đặc trưng và khó uống. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Một số bài thuốc Đông y chữa viêm da tiết bã:
- Bài thuốc số 1: Sử dụng các nguyên liệu bao gồm lá trầu không, ích nhĩ tử, khổ sâm, sài đất, ô liên rô, hoàng liên… rửa sạch và đun cùng 300ml nước. Khi thuốc đã sôi khoảng 20 phút có thể bắc xuống, pha thêm nước cho vừa ấm và dùng ngâm rửa vết thương.
- Bài thuốc số 2: Nhẫn đông hoa, tang bạch bì, bồ công anh, khổ sâm, cam thảo, địa sinh sắc cùng 500ml nước. Khi thuốc cạn chỉ còn ½ có thể tắt bếp, chia đều 2 - 3 phần và uống hằng ngày.
Trên đây là những thông tin cần thiết nhất tình trạng viêm da tiết bã da đầu. Hy vọng rằng có thể giúp người bệnh hiểu thêm về cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này, tránh các nguy cơ tái phát và diễn biến dai dẳng.
Viêm da tiết bã, dù gây khó chịu và mất thẩm mỹ, KHÔNG lây truyền từ người sang người. Nguyên nhân chính là do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, kết hợp với các yếu tố như nấm men Malassezia, stress, và yếu tố di truyền.
- Không lây qua tiếp xúc: Bạn có thể yên tâm tiếp xúc với người bị viêm da tiết bã mà không lo bị lây nhiễm.
- Tuy nhiên, có thể lây lan trên cơ thể: Tổn thương da có thể lan rộng sang các vùng da khác trên cùng một người nếu không được kiểm soát.
- Điều trị kịp thời là quan trọng: Mặc dù không lây, viêm da tiết bã cần được điều trị để tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm da tiết bã, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Câu trả lời là có, nhưng cần kiên trì và điều trị đúng cách. Viêm da dầu là tình trạng mãn tính, có thể tái phát. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
- Điều trị tại chỗ: Dầu gội, kem bôi chứa thành phần trị nấm, kháng viêm, giảm ngứa.
- Thuốc uống: Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng nấm, kháng sinh hoặc corticoid.
- Chăm sóc da đúng cách: Vệ sinh da đầu sạch sẽ, tránh gãi, không dùng sản phẩm gây kích ứng.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, giảm stress.