Polyp đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ biến chứng sang ung thư đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh polyp đại tràng cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Polyp đại tràng là bệnh gì?

Polyp đại tràng là hiện tượng tăng sinh quá mức của các tổ chức bên trong niêm mạc đại tràng và hình thành nên các khối u. Polyp đại tràng có hai dạng chính là u tuyến và u tăng sản. Các khối polyp này có thể dính trc tiếp vào niêm mạc đại tràng hoặc có cuống. Kích thước và số lượng của các khối polyp này ở mỗi trường hợp bệnh cũng khá đa dạng.

  • Polyp u tăng sản: Các khối u này thường xuất hiện ở đoạn cuối trực tràng, với kích thước nhỏ và ít biến chứng thành u ác tính.
  • Polyp u tuyến: Đây là dạng polyp xảy ra phổ biến nhất và có khả năng phát triển thành ung thư. Nếu kích thước polyp càng lớn thì khả năng phát triển thành ung thư càng cao.

Sự xuất hiện của các khối u bên trong lòng đại tràng đã khiến cho chức năng của cơ quan này bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này đã tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, polyp đại tràng thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhận biết bệnh. Bạn chỉ có thể vô tình phát hiện bệnh khi làm nội soi đại tràng để tầm soát ung thư. Khi đã được chẩn đoán là polyp đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện điều trị bằng phương pháp can thiêp ngoại khoa để loại bỏ hoàn toàn các khối polyp này. Đồng thời, đem chúng đi sinh thiết để kiểm tra nguy cơ phát triển ung thư.

Triệu chứng của bệnh polyp đại tràng

Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra bất thường và tiến hành thăm khám chuyên khoa. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh polyp đại tràng bạn cần nắm rõ để có thể sớm nhất biết ra bệnh:

  • Đau quặn bụng: Polyp phát triển với kích thước lớn bên trong lòng mạch sẽ gây tắc ruột và kích thích nhu động ruột. Điều này đã tạo cơ hội cho cơn đau khởi phát kèm theo triệu chứng nôn mửa và bí trung đại tiện.

Đau quặn bụng thường xảy ra ở những trường hợp polyp đại tràng có kích thước u lớn
Đau quặn bụng thường xảy ra ở những trường hợp polyp đại tràng có kích thước u lớn

  • Đi ngoài ra máu: Đây là một trong những dấu hiệu điển hình giúp bạn có thể nhận biết ra bệnh polyp đại tràng. Khi đi ngoài, quan sát bạn sẽ thấy phân có tính chất mềm nhão và lẫn máu bên trong. Máu ở đây thường là máu tươi, chảy thành từng vệt trên khuôn phân hoặc loang ra.
  • Đại tiện bất thường: Người bệnh phải đối mặt với triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón, tình trạng này thường diễn ra kéo dài hơn 1 tuần nhưng không rõ nguyên nhân. Ở những trường hợp polyp đại tràng có kích thước to hoặc bị loét, người bệnh sẽ đi tiêu nhiều lần hơn và  có cảm giác mót rặn,...

Nguyên nhân gây ra bệnh polyp đại tràng

Bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh sao cho hợp lý. Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là  do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của mỗi người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do tác động của một số yếu tố khác như tuổi tác, di truyền,...

  • Ăn uống thiếu khoa học: Sử dụng đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, ăn nhiều dầu mỡ hoặc nhiều chất béo, thiếu hụt chất xơ trong bữa ăn, lạm dụng thuốc lá,... là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh polyp đại tràng.
  • Căng thẳng, stress: Tác động tiêu cực từ yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo lắng, stress,... cũng là yếu tố tạo điều kiện cho polyp đại tràng hình thành và phát triển. Những người bị stress kéo dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Tuổi tác: Bệnh thường khởi phát ở những người ngoài độ tuổi 40 tuổi. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 90% số ca bệnh khởi phát ở những người ngoài độ tuổi 50.
  • Do di truyền: Polyp đại tràng cũng có thể khởi phát do tác động của yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị polyp hoặc ung thư đại tràng sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát ở những người có thói quen lạm dụng rượu bia hoặc thuốc lá, thừa cân hoặc tăng cân đột ngột, lười vận động, tiền sử có khối u,...

Bệnh polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa số các trường hợp polyp đại tràng đều khá lành tính và ít có khả năng tiến triển sang ung thư. Chuyên khoa chia bệnh lý này thành 2 dạng cơ bản là u tuyến và u tăng sản. U tăng sản thường không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và không biến chứng sang ung thư. Còn những trường hợp u tuyến, nếu các khối u này phát triển trong thời gian dài với kích thước ngày càng lớn thì sẽ có nguy cơ phát triển sang ung thư. Khi bệnh đã phát triển sang ung thư thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Polyp đại tràng phát triển với kích thước lớn cũng sẽ gây tổn thương đến đại tràng và gây chảy máu bên trong lòng mạch. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, xanh xao và mệt mỏi. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu của bệnh như rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài có lẫn máu trong phân, đau quặn bụng, buồn nôn,... bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách ngay từ sớm.

Biện pháp phòng tránh bệnh polyp đại tràng

Polyp đại tràng là bệnh lý có khả năng tái phát rất cao. Vì thế, trong 3 năm đầu sau phẫu thuật bạn nên thường xuyên đến bệnh viện tiến hành nội soi và làm kiểm tra. Để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại thì bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nên hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm nhiều chất béo.
  • Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài. Rượu bia và chất kích thích là nhóm thực phẩm gây hại cho sức khỏe bạn cần phải tránh xa.
  • Luôn giữ cho tinh thần ổn định và thoải mái để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Hình thành thói quen sinh hoạt khoa học giúp ổn định các hoạt động sống đang diễn ra bên trong cơ thể và giảm nguy cơ hình thành khối u.
  • Tiến hành giảm cân khoa học nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng cường thể lực và sức đề kháng của cơ thể. Nên ưu tiên các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,...
  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ giúp sớm phát hiện ra bệnh lý và các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm.

Các phương pháp điều trị polyp đại tràng

Một số xét nghiệm thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh polyp đại tràng là chụp cản quang, nội soi, chụp CT, xét nghiệm phân, xét nghiệm gen, chụp MRI,... Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh tốt nhất, thông qua hình ảnh nội soi bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ tổn thương đang diễn ra bên trong đại tràng cũng như sự phát triển của các khối polyp.

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp giúp nhanh chóng tầm soát bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh polyp đại tràng được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Điều trị nội khoa

Được chỉ định điều trị đối với những trường hợp bệnh nhẹ và mới khởi phát. Các loại thuốc Tây y được bác sĩ kê đơn điều trị có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhược điểm của phương pháp điều trị này là bệnh vẫn có thể tái phát trở lại sau khi ngưng thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc Balsalazide: Thuốc có tác dụng giảm viêm loét và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết xảy ra.
  • Thuốc Olsalazine: Được sử dụng từ 1 - 2 lần/ngày giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc kháng viêm Mesalazine: Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng viêm loét bên trong đại tràng do khối polyp gây ra. Tùy thuộc vào mức độ bệnh trạng và thể trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc sao cho phù hợp.

Dùng thuốc Tây y trị bệnh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý mua thuốc về dùng để trị bệnh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất và được áp dụng phổ biến trong y khoa. Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn các khối polyp bên trong đại tràng và cải thiện lại chức năng của cơ quan này. Dựa vào cấu trúc và kích thước của khối polyp, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp. Thường được áp dụng là cắt polyp qua nội soi đại tràng, cắt bằng kỹ thuật Snare, cắt kiểu Blend Cut hoặc Coagulation, cắt polyp thông qua phương pháp mổ hở,...

Điều trị dứt điểm bệnh polyp đại tràng bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị dứt điểm bệnh polyp đại tràng bằng phương pháp phẫu thuật

Trường hợp polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu các tế bào ung thư đã phát triển xâm lấn gây ảnh hưởng đến ruột già, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột già và ghép đại tràng với ruột non.

Những trường hợp polyp đại tràng có kích thước lớn, sau khi cắt bỏ polyp có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn như chảy máu, thủng đại tràng,... Để đảm bảo an toàn, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín có bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại.

Lưu ý: Trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thuốc chống đông máu. Bạn vẫn có thể dùng thuốc Warfarin nhưng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật của chuyên gia. Tiến hành tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra tốc độ hồi phục tổn thương sau phẫu thuật.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Chữa polyp đại tràng bằng mẹo dân gian có độ an toàn cao nhưng hiệu quả mang lại khá chậm và không thể cải thiện dứt điểm tình trạng bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh được nhiều người tin dùng bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 200 gram xà thiệt thảo tươi hoặc 20 gram xà thiệt thảo tươi
  • Cách thực hiện: Đem số dược liệu trên đi rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun trong khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 2 - 3 phần sử dụng để uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: 30 gram cây xạ đen, 30 gram xà thiệt thảo, 25 gram mảnh cộng khô và 15 gram hoàng cầm.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc cùng với 1.5 lít nước. Sắc cho đến khi nước cạn còn 600ml thì tắt bếp, chắt lấy lượng nước thu được sử dụng để uống hết trong ngày.

Trên đây là những điều cần biết về bệnh polyp đại tràng bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng với thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Nếu rơi vào đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể tầm soát polyp và ung thư.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan