Nấm lim xanh một loại nấm sinh trưởng trên thân cây gỗ lim xanh cổ thụ đã chết ở sâu trong các rừng nguyên sinh, vừa hiếm vừa cực kỳ đắt giá. Từ hơn 2000 năm về trước, đây là vị vương dược chỉ dành riêng cho vua chúa và bậc đế vương và có thời gian tưởng chừng như đã tuyệt chủng bởi nạn khai thác quá đà. Nấm lim xanh có có tác dụng gì mà được mệnh danh là vương dược của người Việt, cách dùng như thế nào, giá bán hiện nay bao nhiêu và mua ở đâu?
Nấm lim xanh là gì và những điều thú vị về “thần dược” của người Việt
Rất nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi là nấm lim xanh? Nguồn gốc của tên gọi này là bởi loại nấm này chỉ mọc duy nhất ở trên cây lim xanh mà không thể sinh trưởng tự nhiên trên bất cứ cây nào khác.
Thông tin và phân loại nấm lim xanh
Đây là một dòng nấm linh chi đặc hữu, được tìm thấy trong các rừng nguyên sinh đại ngàn ở dãy núi Trường Sơn (Quảng Nam), phía nam nước Lào, rừng Tây Nguyên,...
- Tên trong khoa học: Ganoderma Lucidum Leyss.Ex.Fr
- Các tên gọi khác: Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, Thanh chi,...
- Họ Nấm Lim - Ganodermataceae
Cho đến hiện nay, người ta đã phát hiện ra 4 loại nấm lim xanh khác nhau với các loại màu sắc khác nhau. Loại dược liệu này rất đặc biệt và thú vị ở chỗ, vị trí mọc sẽ quyết định màu sắc của cây nấm.
- Hồng linh chi có màu đỏ, mọc ở rễ của cây Lim, là nấm có dược tính cao nhất.
- Hắc linh chi có màu đen, mọc từ vỏ cây Lim đã chết tính bình không độc.
- Bạch linh chi có màu trắng, mọc ở phần lõi của cây, có vị cay, tính ôn.
- Thanh linh chi màu xanh lục vị chua, tử linh chi màu tím than vị ngọt và hoàng linh chi màu vàng đều mọc từ tầng giữa của cây Lim.
Loại nấm lim mọc từ thân cây lim trong tự nhiên thường hiếm và khó gặp hơn.
Đặc điểm thực vật và nhận biết nấm lim xanh
Mang nhiều đặc điểm của họ Ganodermataceae, cây nấm lim xanh có hình dáng tương tự như nấm linh chi. Tuy nhiên nấm lim nhỏ hơn, có bề ngoài xù xì, vị đắng có dược tính nổi trội hơn nấm linh chi.
Nhận biết dược liệu qua các đặc điểm sau đây:
- Trong thiên nhiên, chỉ mọc duy nhất trên rễ hoặc thân cây nấm lim đã chết mục.
- Hình thái học được mô tả là nấm quả thể, tức là nấm có 2 phần rõ ràng gồm chân nấm và mũ tán.
- Nấm có bề ngoài xù xì, cuống nấm cong queo có đường kính 0.5 - 2cm, mũ nấm tỏa rộng hình quạt khoảng 4 - 10cm, tối đa khoảng 20cm. Tán mũ dày từ 2 - 5cm, cứng, một vài chỗ đen bóng như sừng, có mặt cắt ngang có các thớ nấm chiều từ trên xuống dưới.
- Chân nấm ngắn, gốc thường dính gỗ lim hoặc đất mùn.
- Mùi thơm nhẹ hơi tanh giống mùi của cá khô, nếm có vị đắng, khi phơi khô có mùi thơm rất đặc trưng của dược liệu.
- Màu sắc tuỳ thuộc vào vị trí mọc (có nhiều màu như đỏ, đen, trắng, xanh lục, tím than hoặc vàng)
Nấm lim xanh rừng được tìm thấy trong môi trường thiên nhiên rất hiếm, hiện nay trên thị trường chủ yếu là nấm nuôi trồng. Dĩ nhiên, nấm tự nhiên sẽ có giá trị kinh tế lớn hơn và có dược tính tốt hơn.
Nấm lim xanh mọc ở đâu, có nguồn gốc từ đâu?
Trong nhiều tài liệu cổ ghi chép rằng, nấm lim xanh có nguồn gốc từ các khu rừng nguyên sinh vĩ đại ở Quảng Nam nước ta và khu vực biên giới Việt - Lào, rất quý.
Vào năm 2017, loại thảo dược này bất ngờ được tìm thấy nhiều ở các rừng đại ngàn tại phía Bắc và Nam dãy núi Trường Sơn, ở Tây Nguyên, Sekong, Saravane, rừng giáp ranh biên giới Việt Lào. Với những công dụng quý mà loại nấm này đã tạo nên một cơn sốt săn tìm mãnh liệt, thậm chí có lúc tưởng chừng như nấm quý đã khan hiếm.
Hiện nay, nấm lim xanh phân bổ chủ yếu ở rừng nguyên sinh như Sapa, Hà Giang, Tây Nguyên, Hoà Bình, Lâm Đồng, Ninh Bình, và đặc biệt nhiều nhất ở dãy Trường Sơn tỉnh Quảng Nam.
Đây cũng là lý do nhiều người còn gọi nấm với tên gọi nấm lim xanh Quảng Nam.
Quy trình thu hái và bào chế
Bộ phận nào của nấm lim xanh có giá trị nhất? Toàn bộ thân cây nấm đều có chứa thành phần dược tính và có tác dụng chữa bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian, nấm lim xanh thu hái đúng thời điểm mới có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Tốt nhất là nấm đã trưởng thành, tuy nhiên chỉ nấm hằng niên mới có tác dụng chữa bệnh, nấm đa niên đã hóa gỗ gần như không có tác dụng gì.
Thu hái nấm vào cuối vụ thu đông, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, thời điểm này cây đã trưởng thành, hoàn thiện về cả chân và mũ nấm, hấp thụ đủ tinh hoa từ núi rừng.
Có thể sử dụng nấm nhiều cách như dùng tươi, phơi khô, làm trà,...
- Nấm sau khi thu hoạch, loại bỏ hoàn toàn phần chân nấm có bám gỗ lim, chất độc từ vỏ cây lim xanh rất độc.
- Ngâm nấm trong nước muối loãng 15 phút để nấm mềm, loại bỏ độc tố, chất bẩn, đất mùn, sau đó rửa lại sạch sẽ.
- Thái nấm thành miếng mỏng và đem phơi hoặc sấy khô.
Với nấm lim, người ta thường dùng công nghệ sấy khô không kiệt, giữ lại 12 - 14% độ ẩm trong nấm và bảo quản trong túi hút chân không.
Thành phần và vô vàn tác dụng nấm lim xanh
Trong các tài liệu cổ Đông y, nấm lim xanh là vị thuốc rất quý, có vị đắng và tính bình, có tác dụng giải độc, đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, cường dương,...
Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về cây nấm lim Quảng Nam, công bố trong nấm có vô vàn dưỡng chất quý hiếm cho cơ thể:
- Triterpenes: Chống oxy hoá, khử gốc oxy tự do, ngăn ngừa lão hoá, giúp cơ thể kháng nấm, vi khuẩn, virus, điều hoà đường huyết, huyết áp, nội tiết tố. Đặc biệt thành phần này có tác dụng ức chế và làm chậm các khối u nhú phát triển.
- Germanium: Hàm lượng cao gấp 5 - 8 lần nhân sâm, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tuần hoàn máu, kích thích quá trình trao đổi chất, thanh lọc và đào thải độc tố, giảm đau, giảm căng thẳng, giải độc tố ở gan, cải thiện thị giác, ngăn ngừa bệnh ung thư.
- Adenosine: Thải độc, tăng cường chức năng gan, cải thiện chất lượng giấc ngủ, chữa mất ngủ, giật mình khi ngủ.
- Lingzhi-8 protein: Một loại protein cực tốt, nâng cao chức năng miễn dịch, kích thích tổng hợp kháng thể chống bệnh tật, giải độc tế bào gan, chữa men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, chống virus, vi khuẩn, kìm hãm tế bào ung thư phát triển và di căn.
- Polysaccharide: Ức chế gốc tự do, làm chậm lão hóa, ngăn cản sự hình thành tế bào ung thư.
- Vitamin và khoáng chất dồi dào: Lipid, chất xơ, carbohydrate, K, Ca, P, Cu, Fe, Mg, Salen, Terpenoid, vitamin A, B, C, E. Nhờ đó thảo dược rất đa dụng, tăng cường đề kháng, tăng cường chức năng của mọi cơ quan, làm đẹp, chống lão hoá,...
Có thể thấy, quả không sai khi nói nấm lim xanh xứng danh là vị thần dược mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
Trong cả bài thuốc Đông y và ứng dụng trong Tây y, nấm lim xanh đều được đánh giá là dược liệu vô cùng quý:
- Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư (gan, phổi, cổ tử cung,...)
- Chữa các bệnh về gan (suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, gan nhiễm độc, viêm gan, xơ gan cổ chướng,...)
- Điều hoà nội tiết tố, huyết áp, tiểu đường, tốt cho hệ tim mạch, giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ
- Chữa các bệnh xương khớp (viêm khớp, thấp khớp, gout,...)
- Điều trị bệnh đau dạ dày, đại tràng
- Tăng cường sinh lý nam giới, cải thiện sinh lực, chữa xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh,...
- Làm đẹp, chống lão hoá, giảm mỡ, trị nám, làm đen râu tóc.
Các cách sử dụng nấm lim xanh đúng cách và hiệu quả
Nấm lim xanh Quảng Nam rất hiếm và đắt đỏ, có giá trị kinh tế lớn. Vì thế trong quá trình sử dụng, bạn phải biết cách chế biến để nấm phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời không lãng phí vị dược liệu này.
Dưới đây là một số cách dùng nấm lim chữa bệnh và làm đẹp đúng cách.
Nấu nước uống từ nấm lim xanh
Đây là cách dùng đơn giản và tiện lợi nhất, bạn có thể chế biến hàng ngày để uống thay nước lọc, vừa chữa bệnh vừa bổ dưỡng.
- Dùng 20g nấm lim xanh khô đun cùng 2 lít nước
- Khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, đun thêm 30 phút nữa cho đến khi thu được khoảng 1.5 lít nước.
Có thể dùng thay nước lọc, uống bất cứ khi nào cảm thấy khát nhưng tránh uống trước và sau khi ăn 30 phút. Nước thuốc chỉ uống trong ngày và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
Ngâm rượu thuốc thảo dược
Nam giới mắc các chứng bệnh đàn ông khó nói hay muốn bồi bổ sức lực thường ngâm rượu thuốc nấm lim xanh để uống hàng ngày.
- Nấm lim xanh tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, cắt bỏ phần chân tiếp xúc với gỗ lim.
- Tùy sở thích mà có thể thái nấm thành lát hoặc để ngâm nguyên cây đều được.
- Xếp nấm vào bình, đổ rượu trắng ngập bình theo nguyên tắc cứ 100g nấm dùng 1 lít rượu 40 độ.
Rượu thuốc ngâm sau 3 - 4 tháng thì có thể dùng được, rượu ngâm càng lâu uống càng tốt. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên uống 1 - 2 chén nhỏ để đảm bảo sức khỏe và thần kinh, tránh ảnh hưởng đến cơ quan khác, đặc biệt là gan và dạ dày.
Ngoài ta, còn có nhiều tác dụng của nấm lim xanh ngâm rượu như chữa đau nhức xương khớp, chống béo phì, tăng cường chức năng đường ruột,...
Tán bột làm trà nấm lim xanh
Để tiện lợi hơn trong sử dụng mỗi ngày, nhiều người lựa chọn các sản phẩm trà túi lọc bán sẵn hoặc tự chế biến theo cách sau:
- Dùng nấm khô, thái thành các lát mỏng và tán thành bột mịn, sau đó bảo quản trong hộp kín. Hoặc có thể chia thành các túi lọc nhỏ để uống mỗi ngày.
- Pha bột nấm với nước nóng, chắt lọc phần nước và dùng.
Ngoài ra, phần bã trà có thể tận dụng trộn với sữa chua/sữa tươi không đường, mật ong,... để làm mặt nạ dưỡng da mặt.
Liều lượng sử dụng thích hợp
Làm thế nào để chữa bệnh bằng nấm lim xanh hiệu quả nhất và đúng cách nhất? Có phải dùng bao nhiêu dược liệu cũng được?
Mỗi bệnh nhân mắc các bệnh khác nhau cần sử dụng nấm lim theo một liều lượng khác nhau. Để hiệu quả nhất, dưới đây là liều lượng mà các chuyên gia khuyên người bệnh nên tuân thủ khi sử dụng.
- Liều dùng 30gr/ngày: Viêm gan B, C, ung thư, bướu, gan nhiễm mỡ, xơ gan, xơ gan cổ chướng.
- Liều dùng 20gr/ ngày: Tai biến mạch máu não, phì đại tuyến tiền liệt, viêm đau khớp, gout, đau dạ dày, đau đại tràng, tiểu đường, giải độc gan, ổn định huyết áp, máu nhiễm mỡ, giải độc cơ thể, bệnh nhân ung thư vừa xạ trị, giảm mỡ béo phì.
- Liều dùng 10gr/ngày: Người mệt mỏi, đau nhức, làm đen và mượt tóc, làm đẹp da, chống lão hoá.
Cây nấm lim xanh chữa bệnh gì hiệu quả? Các bài thuốc hiệu quả nhất
Có thể thấy, từ xa xưa thảo dược đã được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Bên cạnh các cách dùng hàng ngày như nấu nước, pha trà, ngâm rượu thì với một số bệnh nhân nặng cần sử dụng các bài thuốc có sự kết hợp với các thảo dược khác.
Chữa ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư vú
Công dụng nổi bật nhất và đáng quý nhất của nấm lim xanh chính là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Cho đến hiện tại, ung thư được ví như án tử treo lơ lửng trên đầu và cũng chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
Đáng ngạc nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố vị thần dược của núi rừng này lại có thể ức chế tế bào ung thư, ngăn chặn nó sản sinh và di căn. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giúp người bệnh có thể chống chọi với căn bệnh tử thần này.
- Sử dụng 35g nấm hồng chi, 35g nấm hoàng chi, 15g xạ đen rừng, 15g rễ cây mật nhân.
- Các vị thuốc rửa sạch sẽ, sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ, đến khi sôi đun thêm 15 phút thì tắt bếp.
Cho bệnh nhân ung thư uống nước thuốc mỗi ngày thay trà, dùng kiên trì và đều đặn để có hiệu quả.
Tác dụng của nấm lim xanh với gan
Hạ men gan cao, chữa viêm gan virus, xơ gan, xơ gan cổ trướng và ung thư gan đều là những công dụng tuyệt vời của dược liệu quý giá này.
Ngoài ra, cây nấm còn được dùng để thanh nhiệt, đào thải độc tố ở gan cho người uống nhiều rượu bia rất tốt.
- 35g nấm hồng chi, 35g nấm tử chi, 15g xạ đen, 15g cà gai leo, 10g diệp hạ châu.
- Sơ chế sạch sẽ các dược liệu, cho vào ấm sắc thành nước thuốc và uống thay trà mỗi ngày.
Chữa bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết
Trong dân gian, người xưa dùng cây nấm lim xanh để hạ đường huyết, duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn, giúp điều trị đái tháo đường.
Bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị 35g nấm hồng chi và 15g cỏ ngọt rừng.
- Cho vị thuốc vào ấm và đun sôi với lửa nhỏ.
Để nguội nước thuốc và uống nhiều lần trong ngày cho đến khi hết, kiên trì dùng liên tục trong 2 - 3 tháng đồng thời kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên để có điều chỉnh phù hợp.
Hạ huyết áp, ổn định huyết áp bằng nấm lim xanh
Huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Uống nước nấm lim mỗi ngày là giải pháp để điều hoà huyết áp, ổn định huyết áp tuyệt vời.
- Dùng nấm lim xanh với liều lượng từ 20 - 30g mỗi ngày.
- Rửa sạch nấm, thêm nước vào đun cho đến khi sôi thì tắt bếp.
Chắt lọc nước thuốc và uống nhiều lần mỗi ngày.
Công dụng của nấm lim xanh với bệnh gout và xương khớp
Theo kinh nghiệm dân gian, nấm lim màu xanh tức hoàng linh chi có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do bệnh gout gây ra, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp rất hiệu quả.
- Sắc nước thuốc từ hoàng linh chi, mỗi ngày dùng không quá 20gr.
- Sắc thuốc theo công thức cứ đun 2 lít nước thì thu về 1.5 lít nước.
Mỗi ngày nên chia nhỏ 1.5 lít nước thành nhiều lần uống, tốt nhất nên uống trước thời điểm ăn cơm.
Chữa chứng mất ngủ, biếng ăn
Với nhiều thành phần dưỡng chất, nấm lim xanh còn được sử dụng như một vị thuốc bổ cho cơ thể con người.
Dùng nấm mỗi ngày sẽ giúp an thần, ngủ ngon và sâu giấc, kích thích cảm giác thèm ăn, ăn uống ngon miệng. Đồng thời cung cấp năng lượng bồi bổ cơ thể cho các hoạt động hàng ngày.
- Dùng 35g tử linh chi (nấm lim màu tím), 25g sâm cau.
- Sau khi rửa sạch sẽ thì sắc thành nước thuốc và uống hết trong ngày.
Lưu ý: Phụ nữ đang có bầu và đang cho con bú thì không nên uống nước thuốc này, với trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
Cách dùng nấm lim xanh để giảm cân, làm đẹp
Không chỉ nổi trội với công dụng chữa bách bệnh mà thảo dược này còn được phụ nữ rất ưa chuộng để làm đẹp gìn giữ vóc dáng.
- Dùng 30g hồng linh chi, 15g cỏ ngọt, rửa sạch và đun với lượng nước vừa đủ cho đến khi sôi.
- Để nguội và dùng thay nước lọc mỗi ngày.
- Phần bã chắt lọc riêng, có thể tận dụng trộn với sữa chua không đường để đắp mặt nạ.
Phụ nữ uống nước thảo dược kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học sẽ có vóc dáng lý tưởng, làn da tươi trẻ, căng bóng, trắng hồng. Tuy nhiên cần phải ghi nhớ, đây không phải là nước thuốc để giảm cân ép cân tiêu cực, tuyệt đối không uống quá nhiều với hy vọng giảm cân nhanh chóng.
Nấm lim xanh và 1001 những câu hỏi liên quan
Thần dược nấm lim xanh của Việt Nam đang được rất nhiều người săn lùng, vừa dùng để chữa nhiều bệnh nan y vừa để làm đẹp, cũng là món quà tặng sang trọng đẳng cấp.
Bên cạnh đó, xoay quanh thần dược Việt này cũng có rất nhiều vấn đề cần được làm rõ và giải đáp. Dưới đây là những câu hỏi mà Vietfarm nhận được yêu cầu tư vấn của rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về loại nấm quý này.
Uống nấm lim xanh có đắng không, có bị nóng không?
Đắng, thậm chí với người không quen còn thấy rất đắng. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của nấm lim xanh và cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết nấm chất lượng.
Tuy nhiên, sau 2 - 3 lần uống thì sẽ cảm nhận được mùi thơm dịu, vị đắng nhưng rất dễ uống. Nhiều người dùng lâu còn có thói quen thưởng trà nấm lim xanh mỗi ngày, tốt cho sức khoẻ và cả tinh thần.
Bên cạnh đó, nấm có tính bình nên bạn có thể an tâm uống nhiều ngày mà không sợ bị nóng trong. Ngược lại, nấm có tác dụng đào thải độc tố, giải độc ở gan, có tác dụng tiêu viêm, tiêu mụn nhọt do nóng gan.
Cách bảo quản nấm lim xanh, nấm bị mốc có dùng được nữa không?
Hiện nay trên thị trường có cung cấp nấm tươi, nấm đã sấy khô hoặc các chế phẩm như bột nấm, túi lọc trà.
Để dược liệu không bị biến chất, mất các thành phần quý hiếm cần bảo quản đúng cách:
- Nấm lim xanh tươi: Dùng ngay, không nên để lâu, có thể bảo quản ngắn ngày ở ngăn mát tủ lạnh. Nhưng tốt nhất nên dùng ngay hoặc phơi sấy khô để dùng dần.
- Nấm lim xanh khô: Bảo quản trong túi hút chân không, hộp kín, để ở nơi thoáng mát, tránh ẩm, tránh nước, không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ cao.
- Các chế phẩm: Dùng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.
Sản phẩm nếu không bảo quản đúng cách sẽ bị nấm mốc, lúc này không nên sử dụng tiếp. Lúc này, nấm đã bị kí sinh, sản sinh ra các chất độc hại cho cơ thể, có thể gây các tác dụng phụ hoặc ngộ độc.
Có tác dụng phụ gì hay không?
Theo các chuyên gia thì dược liệu không có độc, không có tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp phản ánh lại những tác dụng phụ nhỏ sau khi dùng. Những vấn đề này xảy ra chủ yếu ở những người mới bắt đầu sử dụng, cơ thể chưa kịp thích nghi với các dược chất.
Một số tác dụng phụ của nấm lim xanh có thể gặp gồm:
- Đau bụng, khó chịu trong bụng, đại tiện ra máu
- Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban
- Khô cổ họng, ngứa họng, chảy máu mũi.
Khi gặp các triệu chứng này, bạn cần giảm liều lượng dùng xuống khoảng 5 - 10gr/ ngày và tăng dần về liều lượng chuẩn sau khoảng vài ngày sử dụng.
Sử dụng và uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?
Tuyệt đối không nóng vội hay lạm dụng loại nấm quý này. Mỗi ngày chỉ nên dùng đúng liều lượng cho phép, không nên uống quá nhiều.
Khi dùng quá nhiều có thể khiến cơ thể phản ứng lại, gây ra các tác dụng phụ như ở trên, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh cũng như sức khỏe.
Đối tượng không nên sử dụng và lưu ý cần biết trước khi dùng
Bên cạnh những tác dụng phụ có thể gặp thì khi sử dụng nấm bạn cũng cần phải chú ý đến những điều sau để đảm bảo:
- Các đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bệnh nhân huyết áp thấp, bị bệnh thận, người đang dùng thuốc Tây chống đông máu, người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với thành phần của nấm.
- Không tự ý kết hợp nấm với các thảo dược khác, cần tuân thủ nghiêm chỉnh các bài thuốc, liều lượng sử dụng.
- Nước thuốc có vị đắng khó uống, có thể thêm cam thảo để tạo vị ngọt. Tuy nhiên tuyệt đối không bỏ đường, long nhãn.
- Trong thời gian sử dụng nấm, không uống rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, đồng thời kiên trì sử dụng lâu dài để các bài thuốc hiệu quả nhất.
- Tốt nhất nên uống nước thuốc vào buổi sáng trước khi ăn, trước hoặc sau khi uống thuốc 30 phút, thời gian còn lại trong ngày có thể uống bất cứ khi nào cảm thấy khát. Nếu đang dùng thuốc Tây cần uống cách nhau tối thiểu 30 phút.
- Khi đun sắc thuốc, nên dùng nồi đất, sứ không nên dùng nồi nhôm.
- Đặc biệt, chỉ nên dùng nấm lim xanh ở địa chỉ uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, tránh trường hợp mua phải nấm làm giả, nấm kém chất lượng dẫn đến ngộ độc, không có tác dụng.
Bí quyết nhận biết và phân biệt nấm lim xanh chất lượng
Được mệnh danh thần dược chữa bách bệnh, trong đó nổi bật nhất là công dụng chữa ung thư và xơ gan nên dược liệu này được rất nhiều đại lý kinh doanh và phân phối. Thế nhưng giữa hàng trăm hàng ngàn cơ sở đại lý như hiện nay, thật giả lẫn lộn thì làm cách nào để phân biệt được nấm loại I chất lượng nhất? Đặc biệt làm sao phân biệt được nấm rừng và nấm nuôi trồng?
Phân biệt nấm lim xanh rừng và nấm được nuôi trồng
Nấm rừng đang ngày càng khan hiếm và quý giá, những gốc lim - vật chủ nuôi dưỡng nấm chỉ còn ở những cánh rừng hiểm trở, giáp ranh biên giới, điều kiện khai thác hết sức khó khăn.
Thế nhưng, với giá trị kinh tế lớn, phần lớn nấm trên thị trường hiện nay là nấm nuôi trồng nhân tạo. Tuy nhiên, nếu tinh ý, bạn vẫn có thể phân biệt 2 loại này qua các đặc điểm bên ngoài:
- Về hình dáng: Nấm trong tự nhiên rất hiếm, nên khi bắt gặp người dân sẽ khai thác hết, không chọn lọc nên sẽ có hình dáng to nhỏ, không đồng đều, có thân đơn thân kép. Ngược lại nấm nuôi trồng sống trong cùng một điều kiện như nhau nên thường đồng đều về hình dạng.
- Về kích thước: Nấm rừng thân dài cứng cáp, khó bẻ gãy, có gỗ lim bám ở gốc còn nấm nuôi ngắn hơn, thân mềm dễ gãy hơn, gỗ có mùn cưa, mũ nấm dày, mập, to hơn nấm rừng.
- Về màu sắc: Nấm tự nhiên sần sùi, màu vàng nâu, bóng và cứng còn nấm nuôi trồng màu vàng nâu sẫm, lớp ngoài ở mũ nấm có màu nâu đen, mềm hơn, hơi mủn và có vân sần.
- Về mùi và vị: Nấm rừng phơi khô có mùi thơm, pha nước có vị đắng nhưng không khó uống còn nấm nuôi không có mùi thơm đặc trưng của dược liệu, nước pha ít đắng hơn, vị nhạt hơn.
Cách phân biệt nấm lim xanh và nấm linh chi
Tại sao phải phân biệt hai loại nấm này? Bởi vì chúng đều thuộc cùng họ, có nhiều đặc điểm thực vật tương đồng nhau.
Có nhiều loại nấm linh chi và không phải loại nào cũng có giá trị, dược tính để chữa bệnh. Do đó, rất nhiều cơ sở trà trộn nấm linh chi không có giá trị để độn thêm vào nấm lim xanh để tăng khối lượng, giảm giá thành bán ra.
Để phân biệt có thể dựa vào vị trí mọc và kích thước:
- Nấm lim chỉ mọc ở thân gỗ lim đã chết còn nấm linh chi có thể mọc ở nhiều thân gỗ khác nhau, do đó không quá hiếm và khó tìm.
- Nấm linh chi to và nặng hơn nấm lim, có thể nặng hơn đến 10 lần.
Ngoài ra, nhiều nơi còn trà trộn các loại nấm dại như nấm dù, nấm chò, nấm nứa, nấm le để làm giả nấm lim rừng.
Nhận biết nấm lim xanh loại 1 với nấm loại 2 và nấm giả
Nấm lim xanh loại nhất phẩm chỉ mọc duy nhất trên cây lim đã chết, có chân ngắn khoảng 1 - 5cm, mũ dày 2 - 5cm, thường mọc ở thân cây.
Nấm loại 2 là nấm mọc từ rễ dưới đất, mọc xuyên lên mặt đất. Hầu hết khi thu hoạch, người dân thường nhổ trực tiếp mà không kiểm tra xem cây nấm mọc từ rễ cây gì, có phải cây lim hay không. Bên cạnh đó nếu mọc dưới đất, phân huỷ cành nhỏ hoặc lá cây thì chất lượng kém hơn loại mọc từ thân cây phân huỷ gỗ lim để sinh trưởng. Loại này thường có chân dài hơn từ 10 - 15cm, mũ nấm mỏng 1 - 2cm.
Ngoài ra, nấm thật mũ nấm và chân nấm sẽ mọc thẳng hàng còn nấm giả thì vuông góc với nhau.
Trên thị trường giá nấm lim xanh hiện nay là bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thị trường nấm lim xanh tại Việt Nam hiện nay rất sôi động, có rất nhiều công ty, đại lý bán nấm lim xanh với các mức giá cũng chênh lệch nhau.
Thực tế, nấm lim xanh giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gốc, tuổi của nấm, quy trình thu hái bào chế, chất lượng nấm.
Vậy nấm lim xanh bao nhiêu tiền một kg? Khảo sát thị trường cho thấy, hiện nay đang có các phân khúc giá sau:
- Nấm lim xanh rừng loại I: 5 - 7 triệu đồng/kg
- Nấm lim xanh loại II: 3 - 4 triệu đồng/kg
- Nấm nuôi trồng: 1 - 3 triệu đồng/kg
Ngoài ra, có nhiều đại lý bán nấm với giá rẻ chỉ bằng một nửa thậm chí ⅕ giá trên, dao động trên dưới 1 triệu đồng/kg. Tuy nhiên giá quá rẻ sẽ đặt ra nhiều nghi vấn về chất lượng và nguồn gốc.
Nấm lim xanh - một thần dược của người Việt, là món quà mẹ thiên nhiên dành riêng cho con người Việt Nam, có tác dụng với bách bệnh kể cả bệnh nan y khó chữa. Khi tìm mua sản phẩm, khách hàng cần hết sức chú ý để mua đúng nấm loại chất lượng cao và uy tín.