Cây cốt khí là vị thuốc nổi tiếng trong việc trị liệu các bệnh về xương khớp, ung nhọt, rắn cắn, đau bụng dưới cho bế kinh,… Chi tiết về công dụng, cách dùng và những bài thuốc quý từ thảo dược này sẽ được bật mí ngay dưới đây.

Mô tả dược liệu

Cây cốt khí hay còn được gọi là củ cốt khí, nam hoàng cầm, điền thất, hổ trượng,... Ngoài ra ở một số địa phương khác, người ta còn gọi loại cây này là Ban trượng căn, Tử kim long, Hoạt huyết đan,...

Được biết loài cây này thường mọc hoang ở những vùng đồi núi, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Nhờ tác dụng nổi bật trong điều trị và chữa bệnh mà cây cốt khí đã được di thực về nhiều trung tâm nghiên cứu dược liệu khác nhau.

Hình ảnh cây cốt khí
Hình ảnh cây cốt khí

Đặc điểm nhận dạng của cốt khí củ

Cây cốt khí củ là loại thực vật sống lâu năm, nhỏ và chỉ cao khoảng 50-100cm. Loại cây này mọc thân thẳng đứng, ở một số cành và vị trí của thân sẽ xuất hiện những đốm màu hồng tím.

Lá cốt khí có hình trứng, cuống ngắn, thường mọc so le với nhau. Chiều rộng lá khoảng 3.5-8cm, chiều dài là khoảng 5-12 cm, mép lá nguyên không răng cưa.

Hoa mọc thành từng chùm, có màu trắng, chủ yếu ở kẽ lá. Quả có 3 cạnh, khi chín sẽ có màu nâu đỏ. Thường cây cốt khí củ sẽ ra hoa vào tháng 8-9 và kết quả vào tháng 9-10 hàng năm.

Thu hái, sơ chế

Dù được đánh giá cao về khả năng chữa bệnh nhưng chỉ có rễ cốt khí mới có tác dụng đặc biệt này. Theo đó cứ khoảng vào các tháng 8-9 hằng năm người ta sẽ tiến hành thu hái để lấy được dược liệu này. Trong khi đó một số địa phương khác sẽ tiến hành thu hái vào tháng 2-3.

Sau khi thu hái, rễ cây cốt khí sẽ được loại bỏ sợi con, rửa sạch tạp chất và đất cát rồi cắt thành từng đoạn vừa phải, thái mỏng, sấy hoặc đem phơi khô. Dược liệu sau khi bào chế thường có mặt ngoài màu nâu vàng, đường kính khoảng 0,5-2cm, dài 1-8 cm. Khi cắt ngang sẽ thấy màu vàng bên trong, không rõ mùi và thường có vị hơi đắng nhẹ.

Cây cốt khí có tác dụng gì?

Cốt khí củ là vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh lý. Những ứng dụng của vị thuốc này đã được cả y hiện đại và y học cổ truyền chứng minh. Cụ thể:

Theo Đông y

Theo Y học cổ truyền, cây cốt khí có vị đắng, tính ấm thường quy vào các kinh Tâm Bào và Can. Công dụng chính của thuốc là tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh. Ngoài ra còn có thể dùng để sát khuẩn, thanh nhiệt, chỉ thống rất tốt. Nhờ những ứng dụng trong việc cải thiện sức khỏe mà cây cốt khí thường được dùng để điều trị đau nhức gân cốt, phong tê thấp, tê bì tay chân, huyết ứ gây chậm kinh và đau bụng dưới,...

Theo y học hiện đại

Được ứng dụng trong điều trị bệnh lý từ lâu nhưng tác dụng của cây cốt khí vẫn là câu hỏi lớn được nhiều người quan tâm. Chỉ đến khi khoa học hiện đại phát triển những câu hỏi này mới dần được sáng tỏ.

  • Theo đó, rễ cây cốt khí có chứa các hoạt chất như tannin, polygonin, antraglucozit giúp hạ triglyceride, cholesterol, huyết áp rất tốt.
  • Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng an thần, lợi tiểu, cải thiện cơn ho suyễn hiệu quả.
  • Đặc biệt, củ cốt khí nếu biết cách tận dụng sẽ có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, tụ cầu vàng,...

Lưu ý: Dù được đánh giá tốt về tác dụng nhưng khi sử dụng cây cốt khí, các nhà khoa học vẫn khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên dùng ở dạng sắc với liều lượng từ 10-30g. Trường hợp dùng quá liều lượng quy định cần hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia.

Cây cốt khí chữa bệnh gì? Các bài thuốc hiệu quả

Nếu biết cách ứng dụng hợp lý, người bệnh sẽ có thể sử dụng thảo dược này để điều trị một số bệnh lý liên quan. Cụ thể:

Trị đau đầu gối, sưng đỏ mu bàn chân

Trị đau đầu gối và sưng đỏ mu chân là một trong những tác dụng nổi bật của cây cốt khí. Người bệnh chỉ cần:

  • Nguyên liệu: Dây đau xương, lá lốt, rễ quýt gai cốt khí củ, cam thảo nam, rễ ngưu tất nam theo định lượng bằng nhau, mỗi vị khoảng 20g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu, rửa sạch sắc lấy nước uống ngày 1 thang, sử dụng trong vòng 2-3 tuần liên tục bệnh sẽ cảm thiện.

Trị đau nhức xương khớp, khó vận động

Ngoài tác dụng trị đau đầu gối, cây cốt khí còn có thể dùng để chữa trị tình trạng khó vận động, đau nhức xương khớp.

  • Nguyên liệu: Lá bìm bịp, thông thảo mỗi vị khoảng 20g kết hợp với kim lê, cây cốt khí mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu làm sạch rồi sắc uống trong ngày.

Bài thuốc trị đau bụng dưới do bế kinh, huyết ứ sau sinh nở

Nhờ tác dụng hoạt huyết nên thảo dược này có khả năng rất tốt trong việc điều trị huyết ứ sau sinh hoặc hoặc bế kinh đau bụng.

  • Nguyên liệu: Lá móng kết hợp với cốt khí củ theo định lượng quy định.
  • Thực hiện: Sắc thuốc, chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa đau bụng do kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều có thể gây ra tình trạng đau bụng, bế kinh. Để khắc phục tình trạng này bệnh nhân có thể sử dụng cây cốt khí theo cách làm sau:

  • Nguyên liệu: Kê huyết đằng, cốt khí củ, đào nhân, ích mẫu, hồng hoa theo định lượng sẵn có.
  • Thực hiện: Sắc uống và dùng ngày 1 thang là được.

Bài thuốc trị chứng sỏi tiết niệu, sỏi mật và viêm gan

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần trong cây cốt khí có tác dụng hạ cholesterol trong máu, thanh nhiệt, giải độc, bài trừ sỏi thận.

  • Nguyên liệu: Chút chít 15g kết hợp với lá móng, cây dây leo, kim tiền thảo, hạt mã đề mỗi vị từ 12-16g.
  • Thực hiện: Sắc uống đều đặn ngày 1 thang là được.

Bài thuốc chữa chứng đau nhức xương khớp do phong thấp gây ra

Để điều trị căn bệnh này, bệnh nhân có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Dùng 6g hạt cau đã đã được sao vàng, dây ruột gà 6g, hy thiêm, rễ ngưu tất nam mỗi vị 8g, cốt khí củ 15g, đơn gối hạc 12g sắc uống trong 7-10 ngày.
  • Bài thuốc 2: Cam thảo, dây đau xương, rễ ngưu tất nam, lá lốt, quýt gai, cốt khí củ, kim lê mỗi vị 12g. Các vị thuốc đem sắc rồi uống hết trong ngày là được.

Bài thuốc chữa chứng viêm gan vàng da

Viêm gan do virus vàng da có thể đặc trị bằng cây cốt khí theo các bước làm sau:

  • Nguyên liệu: Lá liễu tươi 15g kết hợp với cốt khí củ và rễ cam thảo nam dạng tươi từ 20g- 30g.
  • Thực hiện: Nguyên liệu đem sắc uống mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc trị viêm gan do thấp nhiệt

Đối với những bệnh nhân bị viêm gan do thể thấp nhiệt có thể sử dụng cây cốt khí để giải độc, lợi tiểu, trừ phong thấp.

  • Nguyên liệu: Hoàng cầm râu, cốt khí củ, nhân trần, đan sâm, giáp mãnh thảo, hy thiêm, hồng táo, bạch nhĩ thảo mỗi vị 20g. Kết hợp với hoạt thạch 10g, thổ hoắc hương 6g, đại hoàng 5g, cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc trên rửa sạch, sắc với nước vừa đủ rồi chia ra uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa bỏng

Một trong những tác dụng rễ cây cốt khí là trị bỏng nước hoặc bỏng lửa. Cách làm rất đơn giản:

  • Nguyên liệu: Củ cốt khí và dầu lạc.
  • Thực hiện: Rán dược liệu trong dầu sau đó để nguội rồi thoa lên vùng bị bỏng.

Bài thuốc trị bầm máu do ngã

Tình trạng bầm máu do vấp ngã có thể khắc phục bằng cách sử dụng cây cốt khí theo hướng dẫn sau:

  • Nguyên liệu: Hồng hoa, một dược, cây cốt khí, nhũ hương theo định lượng có sẵn.
  • Thực hiện: Sắc với nước và uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị rắn độc cắn hoặc bị ung nhọt

Những trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn hoặc ung nhọt có thể dùng cây cốt khí để thanh nhiệt, giải độc theo cách làm đơn giản sau:

  • Nguyên liệu: Bồ công anh, trúc căn, cốt khí củ, nhẫn đông.
  • Thực hiện: Nguyên liệu tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng da bị bệnh.

Bài thuốc trị viêm họng gây ho

Nhờ khả năng cải thiện cơn ho hiệu quả mà cây cốt khí thường được ứng dụng trong các bài thuốc trị bệnh viêm họng hạt. Cụ thể:

  • Nguyên liệu: Hoàng cầm, lá nhót tây, ngân hoa, cốt khí củ.
  • Thực hiện: Sắc thuốc uống trong nhiều ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Cây cốt khí bán ở đâu? Giá thế nào

Là thảo dược có nhiều tác dụng quý trong điều trị bệnh lý nên không khó để tìm thấy cây cốt khí tại các nhà thuốc Đông y, các trang web bán hàng, các kênh thương mại điện tử,... Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín có giấy phép kinh doanh rõ ràng để lựa chọn sản phẩm.

Những lưu ý khi sử dụng cây cốt khí

Là vị thuốc được đánh giá cao trong điều trị bệnh lý thế nhưng việc sử dụng cây cốt khí để trị bệnh vẫn cần tuân thủ một vài lưu ý dưới đây:

  • Dược liệu có tính hoạt huyết mạnh do đó tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung gây sảy và sinh non.
  • Hạn chế dùng cây cốt khí với các loại thuốc chống đông máu, thuốc co mạch vì nó có thể khiến tình trạng thêm nặng hơn.
  • Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho những ai bị rong kinh.
  • Không dùng quá liều lượng và cách dùng mà các thầy thuốc chỉ định, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cốt khí và những bài thuốc ứng dụng trong điều trị bệnh. Việc sử dụng thảo dược này cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng gây tác dụng phụ không mong muốn.


Dược liệu liên quan