Củ sâm cau hay sâm cau rừng là một loại dược liệu phổ biến trong Đông y. Nó có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới đồng thời cải thiện nhiều bệnh lý nam khoa khác. Vậy bạn đã hiểu rõ về củ sâm cau? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những đặc điểm thực vật cũng như phân loại công dụng của sâm cau rừng.
Củ sâm cau là gì? Mô tả cụ thể về củ sâm cau
Củ sâm cau là một loại thực vật có tên khoa học là Curculigo orchioides, thuộc họ Hạ trâm. Nó là một loại cây phổ biến và được gọi với nhiều cái tên khác nhau, ví dụ như tiên mao, ngải cau, bồng bồng, nam sáng ton, cồ nốc lan,... Lý giải tên gọi sâm cau, theo đó nó có tác dụng giống như thuốc bổ nên được gọi là sâm. Phần lá của nó giống với lá cau nên được gọi là sâm cau.
Đặc điểm thực vật
Sâm cau rừng có chiều cao tối đa khoảng 25-30cm. Lá sâm cau mọc ra từ thân và tỏa đều sang 2 bên. Những chiếc lá sâm cau có màu xanh, bề mặt nhẵn và nhiều gân nổi rõ. Hình dáng của lá rất giống lá cau. Trên mỗi cây sẽ có từ 3 lá trở lên.
Hoa của cây tiên mao rừng thường có màu vàng, 6 cánh và mọc ra từ thân rễ xen giữa các kẽ lá, cuống nhỏ. Phần rễ của cây có màu đen, xung quanh rễ chính là nhiều rễ con. Quả
Hoa của sâm cau rừng có màu vàng, 6 cánh, mọc ra từ thân rễ xen giữa các kẽ lá và cuống nhỏ. Sâm cau chỉ có 1 rễ chính mọc thẳng và nhỏ dần về 2 đầu.
Phân bố
Củ sâm cau tươi mọc chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc và các nước thuộc bán đảo Đông Dương. Tại Việt Nam loại cây này khá hiếm do bị khai thác nhiều vào những năm 1975-1980. Ngày này nó chủ yếu mọc ở các tỉnh như Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang.
Tiên mao là loại thực vật ưa sáng và ẩm nên chúng thường sinh trưởng ở những vùng đất màu mỡ. Vì vậy thung lũng, chân núi đá voi là nơi bạn có thể tìm thấy loại dược liệu này.
Bộ phận dùng
Bộ phần dùng được và quý nhất của sâm cau chính là phần rễ. Theo đó phần thân rễ hay còn được gọi là củ sâm cau chứa nhiều dưỡng chất quý hiếm, có công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Củ sâm cau có hình trụ, được bao bọc bởi lớp vỏ ngoài thô ráp, màu đen hoặc nâu. Chất bên trong của củ sâm cau nạc và chắc, có màu vàng ngà.
Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản
Sâm cau rừng được thu hoạch vào các mùa trong năm. Tuy nhiên, củ sâm cau cho tác dụng tốt nhất vào thời điểm từ tháng 9 - 12 trong năm. Vào thời điểm này người dân thường đào cả cây lên và cắt lấy phần củ, bỏ những rễ con mọc xung quanh, rửa sạch. Tiếp đó người dân dùng dao cạo đi hết lớp vỏ cứng bên ngoài.
Ngoài công dụng chữa bệnh hiệu quả, củ sâm cau cũng có độc nên sau khi thu hoạch người dân thường đem ngâm nó trong nước vo gạo 1 đêm. Bằng cách này củ sâm cau sẽ tiết hết độc tố ra ngoài. Sau khi loại bỏ độc, người dân sẽ rửa sạch lại và cắt lát mỏng, cắt khúc hoặc giữ nguyên, tiếp đó đem phơi hoặc sấy khô để bảo quản được lâu hơn.
Sâm cau đất sau khi sơ chế cần được bảo quản ở những nơi khô ráo và tuyệt đối không được dính nước để tránh tình trạng ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, thành phần trong sâm cau đất rất đa dạng. Cụ thể chúng ta có thể kế đến các thành phần hóa học của nó bao gồm:
- Tanin
- Acid béo
- Lignan
- Flavonoid
- Beta-sitosterol
- Saponin
- Phytosterol
- Tinh bột
- Phenolic glycosid
- Axit amin
- Stigmasterol
- Cycloartan glycosid
- Curculigosaponin
- Các chất Steroid có tác dụng tương tự như nội tiết tố nam testosteron
Phân loại củ sâm cau
Sâm cau đất có rất nhiều loại, mọc và sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên mỗi một loại lại có hình dáng, màu sắc và đặc tính khác nhau.
Sâm cau trắng
Củ sâm cau trắng là loại dược liệu quý hiếm nhất trong phân loại sâm cau đất. Trong Đông ý củ sâm cau trắng có tính ấm và vị cay ngọt, tính độc. Cũng vì vậy mà loại dược liệu này có công dụng tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt và điều hòa tiêu hóa,...
Những công dụng này của sâm cau trắng đã được các nhà khoa học kiểm chứng qua các cuộc nghiên cứu. Theo đó, trong loại cây này có chứa một lượng lớn Curculigin A - đây là một hoạt chất rất cần đối với nội tiết tố nam giới. Do đó nam giới có thể cải thiện sinh lý bằng loại thảo dược này.
Sâm cau đỏ
Trong dân gian, sâm cau đỏ còn được biết đến là cây bồng bồng, cây phất dũ. Vỏ của cây sâm cau đỏ có màu đỏ đậm và mọc thành chùm. Khi cây già, phần thân sẽ chuyển thành màu trắng. Thế nhưng khi bạn dùng dao cạo đi lớp vỏ này bên trong vẫn là màu đỏ.
Sâm cau đỏ cũng có rất nhiều tác dụng trong nhiều điều trị các bệnh như yếu sinh lý, suy nhược thần kinh hay phong thấp.
Sâm cau đen
Sâm cau đen là loại phổ biến nhất. Mục đích chính khi trồng loại cây này chính là làm nguyên liệu cho những bài thuốc chữa yếu sinh lý, bổ thận tráng dương.
Sâm cau đen khác sâm cau đỏ, nó thường mọc riêng lẻ. Sâm cau đen cho tác dụng tốt nhất khi tuổi thọ của chúng trên 4 năm.
Củ sâm cau có tác dụng gì? Những bài thuốc từ củ sâm cau
Như đã nói ở trên, củ sâm cau là loại dược liệu quý hiếm có công dụng điều trị nhiều bệnh lý. Dưới đây là những công dụng chính và những bài thuốc từ sâm cau đất.
Ổn định huyết áp
Sâm cau tươi có công dụng ổn định huyết áp. Người bệnh có thể điều trị bằng bài thuốc sau:
- Các vị thuốc sau mỗi loại 12g: Ba kích, củ sâm cau, đương quy, tri mẫu, nghiệt bì, tiên linh tỳ.
- Các vị thuốc trên rửa sạch và cho vào bình thủy tinh miệng rộng.
- Tiếp đó bạn đổ ngập rượu các vị thuốc và ngâm trong vòng 30 ngày.
- Sau khi rượu được, bạn lấy ra uống mỗi ngày 2-3 chén nhỏ.
- Kiên trì sử dụng để ổn định huyết áp.
Củ sâm cau ngâm rượu chữa bệnh liệt dương
Với những nam giới bị liệt dương có thể áp dụng bài thuốc củ sâm cau ngâm rượu. Củ sâm cau ngâm rượu có tác dụng gì? Theo đó nó có công dụng bồi bổ thận - đây là một cơ quan trọng đối với cơ thể con người. Đối với nam giới khi thận bị yếu, chức năng sinh lý sẽ suy giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục. Vì vậy khi dùng sâm cau tươi bổ thận, nam giới sẽ nhanh chóng cải thiện chức năng sinh lý. Không những vậy sâm cau đất cũng giúp dài thời gian quan hệ và tăng ham muốn.
Sâm cau đất chữa liệt dương hiệu quả
Cách ngâm rượu củ sâm cau như sau:
- Bạn chuẩn bị 1kg sâm cau tươi và 3 lít rượu trắng 45 độ trở lên.
- Sâm cau bạn đem rửa sạch sau đó ngâm với nước vo gạo để loại bỏ hoàn toàn độc tố. Bạn có thể ngâm trong 4 tiếng hoặc ngâm qua đêm.
- Sau khi đã rửa sạch và loại bỏ độc tố của sâm cau, bạn cho vào bình thủy tinh có nắp đậy.
- Tiếp đó bạn đổ rượu đã chuẩn bị vào bình thủy tinh có củ sâm cau và đậy kín nắp. Bạn ủ trong 10 ngày trở nên là có thể dùng.
- Mỗi ngày bạn dùng 40-50ml chia 3 lần uống. Hoặc bạn có thể uống trước khi quan hệ 30 phút để chất lượng cuộc yêu được cải thiện.
Điều trị bệnh đau nhức toàn thân, chữa phong thấp
Các thành phần trong sâm cau giúp chữa bệnh phong thấp, đau nhức cơ thể vô cùng hiệu quả.
- Bạn chuẩn bị củ sâm cau khô, vị thuốc hà thủ ô và trư cao mẫu mỗi loại 50g. Cùng với 650ml rượu trắng.
- Các vị thuốc trên bạn rửa sạch và thái nhỏ sau đó cho vào bình thủy tinh và đổ đầy rượu.
- Bạn cần ngâm rượu sâm cau từ 10 ngày trở lên.
- Với những người bị phong thấp, đau nhức nên uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50ml trước khi ăn cơm. Hoặc bạn có thể dùng rượu thuốc này để xoa bóp vùng cơ thể bị đau nhức.
Sâm cau đất điều trị bệnh tiêu chảy, hen suyễn
Bài thuốc chữa hen suyễn, tiêu chảy bằng củ sâm cau đất như sau:
- Bạn chuẩn bị sâm cau rừng và 250ml nước lọc.
- Sâm cau bạn đem rửa sạch, thái lát mỏng.
- Tiếp đó bạn đem phơi khô hoặc sấy khô.
- Mỗi ngày dùng, bạn lấy ra 12-16g sao vàng và sắc với 250ml nước.
- Đun đến khi nước cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp, đổ ra cố và uống.
Sâm cau rừng điều trị bệnh sốt xuất huyết
Với những người bị sốt xuất huyết có thể áp dụng bài thuốc từ củ sâm cau như sau:
- Bạn chuẩn bị 20g sâm cau rừng khô, thủy hoàng chi 8g, cỏ nhọ nồi 12g và trắc bá diệp 10g.
- Trắc bá diệp, sâm cau, thủy hoàng chi sao đen.
- Cho tất cả các vị thuốc vào nồi và sắc cùng 600ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 200ml rồi tắt bếp.
- Đổ thuốc ra bát, chia thành 2-3 phần và uống hết trong ngày.
Chữa lạnh tinh, bất lực, nữ giới tử cung lạnh
Nữ giới bị tử cung lạnh, bất lực,... có thể tham khảo bài thuốc sau:
- 6g sâm cau cùng với các vị thuốc sau mỗi loại 8g: Chẩu phóng xì, thục địa, phá cố chỉ, hồ đào nhục (óc chó). Cuối cùng là 4g hồi hương.
- Các vị thuốc trên rửa sạch sau đó đem sắc cùng 500ml nước. Đun thuốc cạn còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống hết vào các buổi trong ngày.
Sâm cau 1kg giá bao nhiêu tiền?
Về giá cả, sâm cau đất tươi và khô cũng có sự khác biệt. Cụ thể củ sâm cau tươi có giá từ 70.000-120.000 VNĐ. Củ sâm cau khô sẽ đắt hơn do người dân mất công chế biến, giá sẽ dao động từ 250.000-400.000 VNĐ.
Vì vậy tùy theo mục đích sử dụng và tình hình kinh tế ban có thể lựa chọn loại sâm cau phù hợp.
Ở đâu bán sâm cau?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán củ sâm cau. Bạn có thể đặt mua chúng tại những cửa hàng chuyên bán sản phẩm sinh lý, hoặc hiệu thuốc, cơ sở chuyên về sâm cau,... Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
Những lưu ý khi dùng củ sâm cau
Củ sâm cau là loại thảo dược có nhiều công dụng trong điều trị yếu sinh lý và một số bệnh lý khác. Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Dùng sâm cau không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, vì vậy bạn nên nhớ:
- Sử dụng sâm cau đất liều cao và thời gian dài sẽ dẫn đến cường dương, tinh hại sức kiệt. Vì vậy những người hư yếu không nên dùng sâm cau tươi.
- Trong sâm cau có độc, dùng quá lâu có thể bị ngộ độc dạng nhẹ.
- Theo Đông y, những người bị hỏa vượng âm dư, bệnh thận hư không nên dùng sâm cau.
- Sâm cau đất không nên dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Người có bệnh gan, nóng trong không được dùng sâm cau trị bệnh.
- Sử dụng sâm cau có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Khô miệng, khát nước, da ửng đỏ, người nóng ran, đầu đau, chóng mặt, táo bón, kén ăn,...
Trên đây là những thông tin về củ sâm cau. Theo đó, củ sâm cau là loại dược liệu có nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng bạn nên lưu ý trong khâu chế biến để loại bỏ độc, tránh tình trạng ngộ độc. Với trường hợp bệnh nặng nên đến cơ sở y tế kiểm tra, không sử dụng sâm cau đất linh tinh.