Viêm nang lông là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng xảy ra ở nang lông. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh gây ngứa, khó chịu và mất thẩm mỹ. Rất nhiều người băn khoăn không biết viêm nang lông có lây không.
Viêm nang lông có lây không?
Viêm nang lông hầu như không lây từ người sang người. Chỉ có một số loại viêm nang lông và một số ít trường hợp nhất định có thể lây lan. Tỷ lệ lây lan của viêm nang lông là cực kỳ nhỏ, chỉ xảy ra trong điều kiện thích hợp.
Viêm nang lông là bệnh lý về da phổ biến, thường gặp và không nguy hiểm. Bệnh có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Trong đó, phổ biến nhất là do tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh. Thường kết hợp với các yếu tố thuận lợi như độ ẩm cao, nhổ lông, tẩy lông, cạo râu, nhổ lông…
Cần lưu ý rằng, viêm nang lông rất dễ lây từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể. Bất kỳ vị trí nào có lông đều có thể bị viêm nang lông. Đặc biệt là các vùng như đùi, chân, cánh tay, nách, mông, da đầu…
Cách viêm nang lông lây từ vùng này sang vùng khác của cơ thể:
- Lây thông qua việc gãi các nốt mụn viêm, rồi chạm vào vùng khác trên cơ thể
- Lây qua việc sử dụng khăn, dạo cạo đã chạm vào vùng bị viêm, gây lây truyền vi khuẩn và dẫn đến viêm nang lông.
Các loại viêm nang lông có thể lây nhiễm
Viêm nang lông được chia thành nhiều loại khác nhau. Hầu hết các loại viêm nang lông đều rất khó lây từ người này sang người khác. Thế nhưng, vẫn có một số ít loại viêm nang lông, khi gặp điều kiện thích hợp, vẫn có thể lây nhiễm.
Các loại viêm nang lông có thể lây từ người sang người bao gồm:
- Viêm nang lông do virus herpes simplex: Lây qua việc trao đổi dịch cơ thể. Bệnh gây ra các nốt sần trên da, lây lan khi cạo râu, tiếp xúc da kề da, dùng chung đồ ăn uống hoặc hôn…
- Viêm nang lông do tụ cầu (staph): Lây thông qua tiếp xúc da gần, qua vết thương hở hoặc dùng chung dao cạo.
- Viêm nang lông vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa: Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong bồn tắm nước nóng, hồ bơi nước nóng. Có thể lây lan nếu dùng chung bồn tắm nước nóng với người bệnh.
Viêm nang lông nhìn có vẻ giống nhau nhưng được chia thành nhiều loại khác nhau. Không phải tất cả các loại viêm nang lông đều lây nhiễm. Nhìn chung, con đường lây nhiễm viêm nang lông gồm:
- Tiếp xúc da kề da
- Sử dụng chung dao cạo râu
- Ăn chung đồ ăn thức uống
- Tắm bồn với người bị viêm nang lông
- Dùng chung khăn tắm, đồ dùng cá nhân
Bệnh dễ lây nhiễm khi gặp các yếu tố thuận lợi như hệ miễn dịch kém, da ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi, thời tiết nóng ẩm, thường xuyên cào gãi, cạo râu, nhổ lông…
Viêm nang lông có tự hết không?
Ngoài thắc mắc viêm nang lông có lây không, nhiều người còn băn khoăn không biết, viêm nang lông có tự hết không. Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, việc viêm nang lông có tự hết không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm loại viêm nang lông bạn mắc phải, mức độ nghiêm trọng và cách bạn chăm sóc.
1. Loại viêm nang lông có thể tự hết
Một số loại viêm nang lông nhẹ, ít nghiêm trọng có thể tự hết sau vài ngày mà không cần điều trị. Bao gồm:
- Viêm nang lông Pseudomonas (viêm nang lông bồn tắm nóng)
- Viêm nang lông Pseudofolliculitis barbae (viêm nang lông do dao cạo râu)
- Viêm nang lông ở trẻ sơ sinh
- Viêm nang lông nhẹ do vi khuẩn hoặc nấm men.
Trong khi đó, một số loại viêm nang lông khác, nếu bạn mắc phải ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Viêm nang lông nhẹ có thể biến mất sau khi điều trị, chăm sóc đúng cách tại nhà.
2. Loại viêm nang lông không thể tự hết
Viêm nang lông không thể tự hết nếu bạn mắc phải các loại dưới đây:
- Viêm nang lông do tụ cầu khuẩn (Staphylococcal folliculitis)
- Viêm nang ở cằm liên quan đến cạo râu (Sycosis barbae)
- Viêm nang lông do nấm Malassezia (trước đây là pityrosporum)
- Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm (Gram-negative folliculitis)
- Viêm nang lông do nhọt hoặc mụn độc
- Viêm nang lông nặng.
Khi bạn bị viêm nang lông nặng, vùng tổn thương lan rộng hoặc mắc các loại đã đề cập, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể gây nhiễm trùng da tái phát, nhiễm trùng sâu, gây tổn thương nang lông và gây sẹo vĩnh viễn.
Biện pháp phòng ngừa viêm nang lông
Viêm nang lông có thể lây lan và rất dễ tái phát. Có thể phòng ngừa viêm nang lông bằng cách:
- Vệ sinh da sạch sẽ: Thường xuyên rửa sạch vùng da bị viêm với xà phòng sát khuẩn dịu nhẹ.
- Giặt giũ đúng cách: Dùng xà phòng, nước nóng để giặt khăn tắm, khăn mặt, quần áo tiếp xúc với vùng da bị viêm nang lông.
- Mặc quần áo thoải mái: Chọn quần áo rộng rãi, chất vải mềm mại, tránh mặt đồ bó sát để không gây áp lực lên da.
- Cẩn thận khi cạo râu: Hãy cạo râu đúng cách và cách thận, sử dụng lượng kem vừa đủ, cạo theo hướng rau mặt, rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ trước khi cạo râu.
- Thay thế cách tẩy lông: Bạn thận trọng khi dùng kem tẩy lông hoặc waxing lông vì chúng dễ gây nhiễm trùng.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Để ngăn ngừa lây lan viêm nang lông, bạn cần tránh dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, đồ dùng cá nhân với người khác.
- Chỉ dùng bồn tắm sạch: Chỉ dùng bồn tắm nước nóng sạch, được vệ sinh thường xuyên và thêm clo theo khuyến cáo. Khi đi bơi, nên thay đồ bơi, tắm lại và giặt đồ bơi bằng xà phòng.
Như vậy, với thắc mắc viêm nang lông có lây không, câu trả lời là có nhưng rất hiếm. Chỉ có một số loại viêm nang lông, khi gặp điều kiện thuận lợi mới lây lan. Tỷ lệ lây nhiễm viêm nang lông từ người sang người là cực kỳ thấp.
Tham khảo thêm:
- Gợi Ý 12 Cách Trị Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản Nên Thử
- Tổng hợp 7 thuốc trị viêm nang lông tốt nhất hiện nay
Nguồn: Soytethainguyen