Trị viêm nang lông bằng nha đam là một phương pháp tự nhiên được nhiều người tin tưởng, áp dụng. Nha đam với các thành phần kháng viêm và làm dịu da, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm sưng đỏ, ngứa ngáy và hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương.
Trị viêm nang lông bằng nha đam có hiệu quả không?
Viêm nang lông là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các nang lông trên da, có thể nổi mẩn đỏ, ngứa, và các nốt mụn nhỏ có mủ. Có nhiều cách điều trị viêm nang lông, bao gồm việc sử dụng những liệu pháp tự nhiên, chẳng hạn như nha đam.
Nha đam (hay lô hội) có nhiều công dụng điều trị viêm nang lông, chẳng hạn như:
- Kháng viêm, giảm sưng
- Tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nang lông
- Làm dịu da, giảm ngứa
- Cấp ẩm, giúp da mềm mại, mịn màng
- Làm thông thoáng các lỗ chỗ lông, ngăn ngừa tắc nghẽn nang lông
- Thúc đẩy quá trình lành vết thương, hỗ trợ phục hồi da
- Làm mờ các vết thâm do viêm, làm sáng và đều màu da
Nha đam có thể mang lại hiệu quả nhất định trong việc trị viêm nang lông, nhưng mức độ hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tình trạng viêm, cơ địa của mỗi người, cách sử dụng cũng như các phương pháp điều trị bổ sung.
Nếu tình trạng viêm nang lông không cải thiện sau khi sử dụng nha đam, hoặc có dấu hiệu nặng thêm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị phù hợp.
Top 5 cách trị viêm nang lông bằng nha đam dễ thực hiện
Để điều trị viêm nang lông với nha đam, người bệnh có thể tham khảo 5 cách đơn giản như sau:
1. Dùng nha đam nguyên chất
Nha đam rất lành tính, có thể áp dụng trực tiếp lên da để kháng viêm, chống khuẩn, giảm ngứa, cung cấp độ ẩm và thúc đẩy chữa lành vết thương. Thực hiện biện pháp thường xuyên cũng giúp làm dịu và phục hồi làn da bị tổn thương.
Cách dùng nha đam trị viêm nang lông:
- Chọn lá nha đam tươi, rửa sạch, cắt bỏ phần đầu để loại bỏ nhựa có thể gây ngứa.
- Cắt dọc theo lá nha đam, dùng thìa để lấy phần gel bên trong. Đảm bảo không lấy phần bỏ xanh vì phần này có thể gây kích ứng.
- Thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng da bị viêm, có thể nhẹ nhàng massage để gel thẩm thấu tốt hơn.
- Để yên trong khoảng 20 – 30 phút. Có thể đắp một miếng bông hoặc gạc lên để gel không bị rơi ra.
- Rửa sạch lại với nước ấm và lau nhẹ nhàng để loại bỏ gel thừa hoặc bụi bẩn.
- Thực hiện biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Nha đam kết hợp với mật ong
Trị viêm nang lông bằng mật ong là phương pháp phổ biến, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngứa và hỗ trợ làm mềm da. Khi kết hợp với nha đam, phương pháp này hỗ trợ làm sạch nang lông, thúc đẩy lành vết thương và phục hồi da hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 – 3 lá nha đam tươi, gọt vỏ lấy phần gel bên trong, xay nhuyễn.
- Cho 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất vào nha đam đã xay, trộn đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị viêm nang lông, lau khô với khăn mềm.
- Thoa hỗn hợp nha đam, mật ong lên vùng da bị viêm, massage nhẹ nhàng.
- Để yên trong 20 – 30 phút để hỗn hợp thẩm thấu vào da, sau đó rửa sạch với nước ấm.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm: 8 Mẹo Trị Viêm Nang Lông Bằng Cám Gạo Cực Hay Nên Thử
3. Nha đam và chanh
Nha đam có thể kết hợp với chanh để giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm sáng và cấp ẩm cho da. Biện pháp này cũng thúc đẩy quả trình phục hồi làn da bị tổn thương và ngăn ngừa viêm nang lông tái phát.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 – 3 lá nha đam tươi, gọt vỏ và lấy phần gel bên trong.
- Vắt nước cốt của 1 quả chanh vào phần gel nha đam, trộn đều cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh da sạch sẽ, thoa hỗn hợp lên vùng da bị viêm nang lông, massage nhẹ nhàng.
- Để hỗn hợp trên da khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm và lau khô.
- Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Cần che chắn kỹ khi ra nắng sau khi áp dụng biện pháp này.
4. Nha đam và dầu dừa
Nha đam và dầu dừa có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da và cấp ẩm. Hỗn hợp này thúc đẩy quá trình lành vết thương và hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị viêm nang lông ở mặt, cánh tay, lưng và các khu vực khác.
Cách thực hiện:
- Dùng 2 – 3 lá nha đam tươi, gọt vỏ và lấy phần thịt gel bên trong, xay nhuyễn.
- Cho 1 – 2 thìa dầu dừa vào hỗn hợp nha đam, khuấy đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
- Vệ sinh vùng da cần điều trị viêm nang lông, thoa hỗn hợp lên vùng da cần điều trị, massage nhẹ nhàng.
- Để hỗn hợp trên da khoảng 20 – 30 phút.
- Rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
- Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Nha đam và giấm táo
Giấm táo có khả năng làm sạch bề mặt da một cách nhẹ nhàng và an toàn, có thể giảm sưng, tiêu viêm, loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da. Giấm táo có thể kết hợp với nha đam để kiểm soát tình trạng viêm các lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ, lấy phần thịt bên trong sau đó xay nhuyễn.
- Thêm 1 – 2 thìa giấm táo vào hỗn hợp nha đam, trộn đều.
- Vệ sinh vùng da bị viêm để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, rồi thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên vùng da bị viêm nang lông.
- Giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút trước khi rửa sạch bằng nước mát.
- Thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Lưu ý khi dùng nha đam trị viêm nang lông
Khi trị viêm nang lông bằng nha đam, cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Trước khi sử dụng nha đam, hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem có dấu hiệu kích ứng hay không.
- Sử dụng nha đam tươi và sạch để đảm bảo chất lượng. Tránh sử dụng sản phẩm đã qua chế biến hoặc chứa hóa chất.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm trước khi thoa nha đam để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, giúp gia tăng hiệu quả điều trị.
- Chỉ nên sử dụng nha đam 2 – 3 lần mỗi tuần. Việc sử dụng quá nhiều có thể gây kích ứng da.
- Sau khi thoa nha đam, nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp để không làm da bị kích ứng hoặc thâm.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất.
- Nếu tình trạng viêm nang lông không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu.
Điều trị viêm nang lông bằng nha đam là phương pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả, nhờ vào tính kháng viêm, kháng khuẩn và khả năng cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm:
- Gợi Ý 12 Cách Trị Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản Nên Thử
- Dùng Bã Cà Phê Trị Viêm Nang Lông Có Hiệu Quả Không?
Nguồn: Soytethainguyen