Máu nhiễm mỡ là tình trạng tăng lipid trong máu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe tim mạch. Việc lựa chọn đồ uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Vậy máu nhiễm mỡ uống gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại đồ uống có lợi, giúp người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và bảo vệ sức khỏe.
Máu nhiễm mỡ uống gì? 10 thức uống tốt cho người bệnh
Dưới đây là 10 loại thức uống được khuyến khích bổ sung hàng ngày giúp người bị máu nhiễm mỡ cải thiện tình trạng sức khỏe và duy trì mức cholesterol ổn định.
Nước ép lựu
Máu nhiễm mỡ uống gì? Câu trả lời là nước lựu. Đây là loại trái cây giàu polyphenol và anthocyanin – hai chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol trong máu. Uống nước ép lựu hằng ngày sẽ hạn chế sự hình thành mảng bám trong động mạch, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ bệnh mỡ máu.
Cách dùng:
- Bóc 1 quả lựu, lấy phần hạt.
- Cho hạt lựu cùng 500ml nước vào máy để ép lấy nước.
- Uống nước lựu ngay sau khi ép để giữ nguyên dinh dưỡng.
Nước ép cà chua
Uống nước ép cà chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị máu nhiễm mỡ. Bởi cà chua có chứa Lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng ức chế quá trình oxy hóa LDL cholesterol, từ đó làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
Hướng dẫn cách làm:
- Chọn 2 – 3 quả cà chua chín, rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ.
- Cho cà chua vào máy ép lấy nước, có thể vắt thêm nước cốt chanh để tăng hương vị và vitamin C.
Máu nhiễm mỡ uống gì? Sữa đậu nành
Nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ sữa đậu nành thường xuyên có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Hiệu quả nhờ thành phần thực uống chứa hàm lượng lớn isoflavones – hợp chất có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt (HDL).
Hướng dẫn cách làm:
- Ngâm đậu nành trong nước qua đêm (6 – 8 giờ) cho mềm.
- Rửa sạch, cho đậu nành và nước vào máy xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp đậu nành qua rây hoặc vải để lấy nước cốt.
- Đun sôi sữa đậu nành khoảng 10 phút, khuấy đều để tránh cháy.
- Để nguội, uống 1 – 2 cốc sữa đậu nành mỗi ngày. Nên chọn sữa đậu nành không đường hoặc ít đường để hạn chế lượng calo và đường nạp vào cơ thể.
Nước chanh
Vitamin C trong quả chanh đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ cholesterol dư thừa trong máu. Bên cạnh đó, vitamin C còn cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ thải độc cho cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch.
Hướng dẫn cách làm:
- Cắt đôi chanh và vắt để lấy phần nước cốt.
- Pha nước cốt chanh với 250ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong và khuấy đều.
- Uống nước chanh vào buổi sáng sau khi thức dậy để làm sạch cơ thể và tăng cường trao đổi chất.
Nước ép cần tây
Trước câu hỏi “Máu nhiễm mỡ uống gì”, chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung nước ép cần tây. Loại thức uống này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh như sau:
- Cung cấp phytochemical làm giảm cholesterol và điều hòa huyết áp.
- Giúp tăng cường tuần hoàn máu và làm sạch mạch máu.
- Chống viêm, giúp cơ thể chống lại các phản ứng viêm liên quan đến bệnh mỡ máu.
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch 3 – 4 cọng cần tây, cắt thành từng đoạn ngắn.
- Ép cần tây lấy nước cốt. Nếu không có máy ép, dùng máy xay sinh tố để xay cần tây với nước lọc rồi lọc bỏ bã.
- Uống nước cần tây ngay sau khi ép để giữ nguyên dinh dưỡng.
Máu nhiễm mỡ uống gì? Nước dừa
Nước dừa cung cấp kali và chất điện giải, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ giảm cholesterol hiệu quả. Bên cạnh đó, thức uống này cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giúp cơ thể giữ nước và cải thiện quá trình trao đổi chất.
Hướng dẫn cách dùng:
- Đục lỗ nhỏ trên quả dừa, đổ nước ra ly và uống trực tiếp, không thêm đường hoặc các chất tạo ngọt.
- Uống 1 cốc nước dừa tươi (khoảng 200 – 300ml) mỗi ngày, tránh uống quá nhiều để không nạp thừa lượng đường tự nhiên.
Trà gừng
Nghiên cứu đã chứng minh trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh mỡ máu. Cụ thể, các hoạt chất trong củ gừng có tính chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp giảm cholesterol xấu, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Hướng dẫn làm trà gừng:
- Rửa sạch 1 miếng gừng tươi (khoảng 2 – 3 cm), cắt lát mỏng.
- Đun sôi 250ml nước, cho gừng vào ngâm trong nước khoảng 10 phút.
- Lọc bỏ gừng, có thể thêm mật ong và chanh tùy ý để phù hợp khẩu vị.
- Uống trà gừng mật ong khi còn ấm để tối ưu tác dụng.
Trà Atiso
Trà Atiso là trà thảo mộc được chiết xuất từ hoa Atiso, chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe người bị máu nhiễm mỡ như:
- Làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu nhờ vào các chất chống oxy hóa và flavonoid có trong hoa Atiso
- Hỗ trợ chức năng gan, giúp cải thiện khả năng xử lý mỡ trong máu và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Hướng dẫn cách làm:
- Chuẩn bị 30g hoa Atiso khô hoặc 2 gói trà Atiso.
- Đun sôi 1 lít nước, sau đó để nguội (nhiệt độ khoảng 90 – 95 độ C).
- Nếu sử dụng hoa Atiso khô, cho hoa vào bình hoặc tách trà. Nếu dùng gói trà, chỉ cần cho gói trà vào tách.
- Đổ nước sôi vào bình hoặc tách chứa hoa Atiso và ngâm 10 phút.
- Sau khi ngâm đủ thời gian, lọc bỏ bã trà để chỉ lấy nước uống.
Trà xanh
Trà xanh chứa nhiều catechin, một chất chống oxy hóa giúp giảm cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó cải thiện chỉ số mỡ máu tích cực. Uống 1 – 2 tách trà xanh mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn để tối đa hóa lợi ích của thức uống.
Cách làm:
- Đun 250ml nước, để nguội khoảng 3 phút (nhiệt độ nước khoảng 80 – 85 độ C).
- Cho 1- 2 thìa trà xanh hoặc 10 lá trà tươi vào ấm, đổ nước sôi vào và ngâm khoảng 15 phút.
- Lọc bỏ bã trà và uống khi còn ấm.
Máu nhiễm mỡ uống gì? Nước lọc
Uống đủ nước giúp hỗ trợ thải độc và loại bỏ cholesterol dư thừa qua hệ bài tiết, từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu. Uống nước đủ còn giúp duy trì độ ẩm và đảm bảo các chức năng sinh học trong cơ thể diễn ra bình thường.
Hướng dẫn cách uống:
- Đảm bảo uống đủ 8 cốc nước lọc mỗi ngày (khoảng 2 lít).
- Nên uống nước lọc sạch, tinh khiết, không cần thêm bất kỳ phụ gia nào.
- Uống nước đều đặn suốt cả ngày, tránh uống quá nhiều cùng một lúc.
. Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm tốt, bạn cũng cần lưu ý hạn chế một số loại đồ uống sau đây:
Các thức uống người bị mỡ máu cao nên tránh
Bên cạnh việc tìm hiểu máu nhiễm mỡ uống gì, người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế một số loại đồ uống sau đây:
- Rượu bia: Uống rượu bia có thể làm tăng triglyceride và cholesterol xấu (LDL) trong máu. Nó cũng làm tổn thương gan, ảnh hưởng đến việc xử lý mỡ và cholesterol.
- Nước ngọt: Bao gồm nước ngọt có ga và nước ngọt chứa đường. Những loại đồ uống này dễ gây tăng cân và tăng mức triglyceride, làm xấu tình trạng mỡ máu.
- Sữa béo: Thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol xấu trong máu.
- Đồ uống tăng lực: Do loại đồ uống này thường chứa nhiều đường và caffeine, làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chuyển hóa mỡ.
- Cà phê: Có chứa hàm lượng lớn caffeine gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích về máu nhiễm mỡ uống gì và kiêng gì. Việc chủ động lựa chọn đồ uống lành mạnh, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả và phòng ngừa biến chứng tim mạch.
Nguồn: Soytethainguyen