Đương quy là một loại dược liệu quý trong Đông y. Từ lâu đã được biết đến với công dụng bổ máu, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe. Với các thành phần hoạt chất quý giá, đương quy có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, hệ tuần hoàn và xương khớp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý cần thiết khi sử dụng đương quy.

Đương quy là gì?

Đương quy (Angelica sinensis) còn được gọi là tần quy, vân quy, xuyên quy, là một loại cây thân thảo thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền nhờ vào các đặc tính dược liệu quý báu.

Đương quy là dược liệu được dùng rộng rãi trong Y học cổ truyền
Đương quy là dược liệu được dùng rộng rãi trong Y học cổ truyền

Đặc điểm hình thái:

  • Thân cây: Đương quy là cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 40 đến 80 cm, thân màu tím có rãnh dọc.
  • Lá: Lá kép hình lông chim, cuống lá dài, bẹ lá ôm lấy thân, mép lá chia thùy với răng cưa không đều.
  • Hoa: Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn cây.
  • Rễ: Rễ có độ dài từ 10 đến 20 cm, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Vỏ ngoài có màu nâu nhạt và xuất hiện nhiều đường gân dọc. Khi cắt ngang, phần bên trong có màu vàng ngà với các vòng vân tròn và chứa nhiều điểm tinh dầu, tỏa ra mùi thơm đặc trưng.

Phân bố: Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường mọc ở các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ. Tại Việt Nam, cây được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình và Lâm Đồng.

Thu hái: Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu, khoảng tháng 9 đến tháng 10, khi cây đạt từ 3 đến 4 năm tuổi. Khi thu hoạch, cần dùng xẻng đào sâu dưới đất để lấy phần rễ củ. 

Sơ chế: Sau khi thu hoạch, rễ được rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất, cắt bỏ phần lá và rễ con, giữ lại phần rễ chính. Rễ sau đó được phơi hoặc sấy khô. Có thể sao khô hoặc phơi thật khô để sử dụng dần. 

Bảo quản: Dược liệu sau khi đã được sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát với độ ẩm dưới 15%. Nên đựng trong túi nilon hoặc hũ kín, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao để ngăn ngừa mốc và bảo quản dược tính của đương quy.

Tác dụng của đương quy  

Tác dụng theo Đông y

Đông y có vị cay, ngọt, đắng, thơm, tính ôn, tác động vào kinh tâm, can, tỳ. Được Y học cổ truyền sử dụng với mục đích như sau:

  • Bổ máu và điều hòa kinh nguyệt: Đương quy có tác dụng bổ máu, giúp điều hòa khí huyết và cải thiện tình trạng thiếu máu. Do đó dược liệu này thường được sử dụng để điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
  • Giảm đau và kháng viêm: Đương quy có tính năng hoạt huyết và thư giãn cơ bắp. Nó có tác dụng giúp giảm đau nhức, cải thiện tình trạng đau khớp và các triệu chứng của phong thấp.
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa: Đương quy còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng đường ruột và cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng và suy yếu tiêu hóa.

Đương quy có tác dụng bổ máu, giảm đau, tăng cường chức năng tiêu hóa
Đương quy có tác dụng bổ máu, giảm đau, tăng cường chức năng tiêu hóa

Tác dụng theo Tây y

Trong thành phần của đương quy có chứa tinh dầu 0,2%, trong đó có 40% acid tự do. Tinh dầu gồm có các hoạt chất chủ yếu như: Ligustilide, acid folinic, o-valerophenon carboxylic acid, vitaminB12 0,25-0,40%, sesquiterpen, safrol, p-cymen, biotin.

Các hoạt chất này có tác dụng: 

  • Cải thiện tình trạng thiếu máu: Đương quy có tác dụng giúp tăng cường sản xuất hồng cầu, cải thiện tuần hoàn máu, giúp bổ sung sắt và hỗ trợ quá trình tạo máu trong cơ thể, phù hợp cho người bị thiếu máu.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Hợp chất axit ferulic có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông và giảm cholesterol xấu. Từ đó bảo vệ tim mạch, phòng tránh xơ vữa động mạch.
  • Kháng viêm và giảm đau: Đương quy chứa các hoạt chất kháng viêm, giúp giảm đau tự nhiên, đặc biệt là trong các trường hợp viêm khớp hoặc đau nhức do phong thấp. Phù hợp với những người bị đau nửa đầu hoặc đau cơ.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Đương quy giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
  • Bảo vệ gan: Dược liệu này có tác dụng giải độc gan, giảm tổn thương gan do gốc tự do gây ra, bảo vệ gan khỏi các tác động tiêu cực của thuốc và hóa chất. Từ đó cải thiện chức năng gan và giúp hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể.

Đối tượng nên dùng đương quy

Những người nên dùng đương quy:

  • Người bị thiếu máu.
  • Bệnh nhân suy nhược cơ thể.
  • Phụ nữ gặp vấn đề như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
  • Người có hệ tuần hoàn kém, thường xuyên bị lạnh tay chân.
  • Người lớn tuổi bị phong thấp, đau nhức xương khớp.

Những người bị phong thấp hoặc đau nhức xương khớp nên dùng đương quy
Những người bị phong thấp hoặc đau nhức xương khớp nên dùng đương quy

Những người không nên dùng đương quy:

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
  • Người có cơ địa nóng hoặc bốc hỏa.
  • Đối tượng có tiền sử bị rối loạn đông máu.
  • Người bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa mãn tính.

Cách sử dụng đương quy 

Dạng sắc uống:

  • Nguyên liệu: 10-15g đương quy khô, 500ml nước
  • Cách dùng: Rửa sạch dược liệu. Đem sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa trong 20-30 phút cho đến khi nước sắc lại còn khoảng 200ml. Uống nước này 1-2 lần mỗi ngày, nên uống ấm.
  • Công dụng: Cách này rất tốt cho việc bổ máu, điều hòa kinh nguyệt, và giảm các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp, đặc biệt là cho phụ nữ hay người có hệ tuần hoàn yếu.

Ngâm rượu đương quy:

  • Nguyên liệu: 500g đương quy khô, 2 lít rượu trắng 40 độ.
  • Cách sử dụng: Ngâm đương quy với rượu trong bình thủy tinh đậy kín trong khoảng 15-20 ngày. Khi dùng, chỉ nên uống mỗi lần khoảng 10-20ml, sau bữa ăn.
  • Công dụng: Rượu ngâm đương quy giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, phong thấp và tăng cường lưu thông khí huyết. Cách này đặc biệt phù hợp cho người lớn tuổi hoặc người làm việc nặng.

Trà đương quy:

  • Nguyên liệu: 5-7g đương quy khô, nước ấm, mật ong hoặc cam thảo (tùy chọn).
  • Cách sử dụng: Cho dược liệu vào một ấm trà hoặc ly. Đổ nước nóng vào và hãm trà trong 10-15 phút. Có thể thêm một chút mật ong hoặc cam thảo để dễ uống hơn.
  • Công dụng: Trà đương quy giúp điều hòa nội tiết, giảm căng thẳng, ổn định nhịp tim và hỗ trợ lưu thông máu. Phù hợp cho người muốn bổ sung đương quy một cách nhẹ nhàng hàng ngày.

Nấu canh đương quy:

  • Nguyên liệu: 10-15g đương quy, thịt heo (hoặc sườn non, thịt gà ác), hoàng kỳ, táo đỏ và kỷ tử.
  • Cách sử dụng: Rửa sạch các nguyên liệu trên, đem toàn bộ nguyên liệu hầm nhừ trong khoảng 1-2 giờ.
  • Công dụng: Món canh đương quy rất bổ dưỡng, giúp bổ máu, tăng cường sinh lực, và tốt cho những người suy nhược cơ thể, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và người lớn tuổi.

Bạn có thể sử dụng món canh nấu từ đương quy để bồi bổ sức khỏe
Bạn có thể sử dụng món canh nấu từ đương quy để bồi bổ sức khỏe

Dùng bột đương quy:

  • Nguyên liệu: Đương quy được nghiền thành bột mịn.
  • Cách thực hiện: Dùng mỗi ngày khoảng 1-2g, trộn với nước ấm hoặc thêm vào các món sinh tố, cháo dinh dưỡng. Có thể uống nước thuốc vào buổi sáng hoặc chiều.
  • Công dụng: Bột đương quy tiện lợi và dễ sử dụng, giúp bổ sung năng lượng, tăng cường miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ chống lão hóa.

Đương quy giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Đương quy là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, được sử dụng rộng rãi nhờ vào các công dụng bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt.

Giá bán đương quy:

  • Đương quy tươi: Khi mới thu hoạch, giá bán tại vườn dao động từ 40.000 đến 70.000 đồng/kg.
  • Đương quy khô: Sau khi được sấy hoặc phơi khô, giá tăng lên, thường từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg.

Địa điểm mua đương quy:

Bạn có thể tìm mua đương quy tại các cửa hàng dược liệu uy tín, hiệu thuốc Đông y hoặc các trang thương mại điện tử chuyên về thảo dược. Khi mua, nên lựa chọn những nơi có nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý khi sử dụng đương quy

  • Không lạm dụng liều lượng, chỉ nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.
  • Tránh dùng cho thai phụ.
  • Người có huyết áp thấp nên thận trọng, vì đương quy có thể làm hạ huyết áp.
  • Tránh dùng nếu đang bị tiêu chảy hoặc có cơ địa dễ bị nhiệt.
  • Không dùng chung với thuốc chống đông máu; nên giãn cách ít nhất 1 giờ nếu đang dùng thuốc Tây.
  • Nếu có dị ứng với thảo dược, bắt đầu với liều nhỏ để theo dõi phản ứng cơ thể.
  • Bảo quản đương quy khô nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Đương quy là dược liệu tự nhiên mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, đặc biệt trong việc bổ máu và điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh tác dụng phụ, bạn cần sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của chuyên gia. Nếu bạn đang cân nhắc bổ sung đương quy vào chế độ chăm sóc sức khỏe, hãy tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Dược liệu liên quan

Cúc Hoa: Thành Phần Dược Chất, Công Dụng Và Cách Dùng
Hình ảnh nhung hươu được cắt từ sừng con hươu đực trên 3 tuổi
Lá Dứa Có Công Dụng Gì, Cách Sử Dụng Thế Nào Tốt Nhất?