Cây dứa dại cũng là một dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Nó thường được dùng chữa trị nhiều bệnh như tiểu đường, sỏi thận, bệnh ở gan… Để nhận biết chính xác thảo dược tự nhiên này và nắm rõ cách sử dụng, mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin dưới đây.

Hình ảnh cây dứa dại ở ngoài tự nhiên
Hình ảnh cây dứa dại ở ngoài tự nhiên

Nhận dạng cây dứa dại

Dứa dại là loài cây mọc hoang, cũng là một thảo dược quý được nhiều người biết đến. Trong dân gian nó được gọi với những cái tên như dứa gai, dứa núi. Theo ngôn ngữ của người Tày thì dứa dại đọc là Mạy lạ. Người Thái dùng từ Co nam lụ để chỉ loại cây này. Còn dân tộc Dao gọi cây dứa dại là Lâu kìm. Trong một số tài liệu Y học cổ truyền, bạn có thể thấy những vị như “dã ba la” hay “sơn ba la”, tức là chỉ cay này.

Theo từ điển dược liệu của Tây phương, cây dứa dại được gọi là Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone. Loài cây này được xếp vào họ Pandamus.

Đặc điểm mô tả

Cây dứa dại không giống hẳn với các dạng dứa thơm thông thường. Cụ thể như sau:

  • Thân cây: Nó có chiều cao tương đối, từ 3m đến 4m, nhánh của cây hình thành ngay trên ngọc và thân cây. Từ nơi phân nhánh, rễ của cây mọc ra rồi phủ xuống mặt đất thành từng chùm.
  • Lá cây: Lá của cây này rất dài, thường có thể lên đến 1m - 2m. Nó mọc xung quanh đầu nhánh thành chùm giống như lá dứa thông thường. Trên mỗi mép lá cây dứa dại chứa nhiều răng cưa nhọn như gai. Ở chính giữa là đường gân thẳng chạy qua.
  • Hoa: Hoa mọc lên từ đầu cành, có cuống dài (lên đến 15cm - 25cm) và nhiều lá đài (khá giống với lá nhưng có phấn trắng phủ ngoài). Phần bông giống như nhiều chùm gai trắng kết lại thành chùm dài. Theo thời gian, hoa dứa dại có xu hướng rủ xuống mặt đất và quả lộ ra dần.
  • Quả: Quả cây dứa dại có màu xanh, trồi ra từ phần hoa đã tiêu biến. Hình dạng quả thoạt nhìn xa khá giống trái thơm nhưng lại gần thì các mắt liền khít, không có khe hở. Khi chín quả dứa dại chuyển thành màu vàng cam, các mắt trên quả tạo thành góc cạnh, nhiều hốc. Ở đỉnh có hình giống như bướu. Vì tính bắt mắt của nó mà nhiều nơi người ta còn dùng cây dứa dại cảnh để trang trí vườn tược.
  • Đặc điểm phân bố: Dứa dại là loài mọc hoang ngoài tự nhiên nên sống được ở nhiều môi trường. Ở Việt Nam, người ta có thể thấy hình ảnh cây dứa dại ở ven các bờ ao, sông. Trên bờ biển hoặc vùng đất ngập mặn cũng có xuất hiện. Các tỉnh ở phía Bắc có nhiều cây này là Quảng Ninh, Hòa Bình và Hà Nam. Còn ở trong Nam, cây dứa dại mọc ở Kiên Giang, Đồng Nai hay Bình Thuận...

Quả dứa dại có các múi, mắt khá dày và khác với dứa thường
Quả dứa dại có các múi, mắt khá dày và khác với dứa thường

Trên thế giới, cây dứa dại thường chỉ tìm thấy ở cách nước châu Á như Lào, Trung Quốc, Ấn Độ hay xứ sở chùa vàng Thái Lan...

Cách trồng, thu hoặc và bào chế dứa dại

Mặc dù là cây dại nhưng vì nó có nhiều công dụng tốt nên ngày nay nhiều nơi đã nhân giống loại dứa này. Theo đó người ta tách từng khóm có rễ để nuôi trồng tại vườn.

Dứa dại rất dễ sinh trưởng trong môi trường nhiệt đới ẩm. Chỉ cần chăm sóc, hạn chế sự tấn công của vi sinh vật và côn trùng để bảo vệ lá, quả là được. Hiện nay, nhiều trung tâm dược liệu trên toàn quốc đã phát triển nguồn dược liệu này để phục vụ chữa bệnh.

Thu hoạch và bào chế

Các bộ phận được cho là có tác dụng làm thuốc trong cây này gồm: Phần quả, hóa, đọt non, bộ rễ và cả lá. Để có thể tận dụng tất cả làm thuốc, người ta phải thu hoặc vào nhiều thời điểm khác nhau. Việc này nhằm đảm bảo nguồn dược liệu thu được chứa nhiều dưỡng chất và dược tính nhất. Cụ thể:

  • Các lá và đọt non, phần rễ có thể thu hái các mùa trong năm. Tuy nhiên, riêng phần rễ chỉ nên lấy phần bám phía trên mặt đất, không đào sâu.
  • Quả dứa dại cần thu hoạch vào mùa đông thì mới cho tác dụng tối ưu.

Sau khi thu hái, các nguyên liệu được phân loại, làm sạch và đưa vào bào chế theo nhiều cách.

  • Dùng khô: Phần đọt non, rễ, quả hay lá đều đem thái mỏng và sấy khô hoặc phơi dưới nắng. Khi vừa đủ độ khô để không bị mốc thì dừng lại, tránh phơi sấy quá kỹ làm mất dưỡng chất.
  • Ngâm rượu: Người ta dùng phần quả để rửa sạch và ngâm với rượu nặng khoảng 1 tháng để dùng dần.
    Các phần nguyên liệu chưa dùng đến cần được bảo quản trong túi chống ẩm, hút chân không và để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Thành phần công dụng của cây dứa dại

Được dùng nhiều trong Đông y và dân gian nhưng khoa học cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu và phân tích về thành phần, công dụng của loài cây này.

Phân tích thành phần

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề “cây dứa dại có tác dụng gì”, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu và cho biết trong thảo dược này có các hoạt chất:

  • Methyl ether: Đây là một hợp chất hữu cơ được dùng làm thuốc gây mê và một số thuốc kích thích.
  • Benzyl benzoate: Hoạt chất này được dùng nhiều trong thuốc trị bệnh ghẻ lở và diệt trừ chấy rận. Nó chỉ được cho vào điều chế các thuốc bôi ngoài da. Nếu uống phải có thể tác động đến hệ thần kinh.
  • Benzyl salicylate: Dưỡng chất này từ cây dứa dại cũng là thành phần của một số thuốc kháng khuẩn và chống nấm.
  • Linalool: Đây chính là một hoạt chất đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới về tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ở gan.
  • Alcohol: Cồn alcohol trong cây dứa dại được dùng nhiều trong các loại mỹ phẩm giúp khử khuẩn nhẹ trên da.
  • Aldehyde: Đây cũng là một chất có khả năng hỗ trợ thải độc, diệt côn trùng và vi khuẩn.
  • Guaiaco: Người ta thường sử dụng chất này để giảm đau răng. Khi cung cấp cho cơ thể nó giúp tăng sinh tế bào và chống oxy hóa.
  • Silymarin: Đây là hoạt chất có nhiều trong rễ của cây này. Vậy rễ cây dứa dại có tác dụng gì? Nó cản trở virus tấn công vào gan. Đồng thời hỗ trợ cho quá trình tái tạo cấu trúc tế bào, điều trị gan nhiễm mỡ, hạ men gan...

Như vậy, từ những dưỡng chất có trong cây dứa dại, chúng ta có cơ sở để tìm hiểu thêm về công dụng điều trị các bệnh ở gan, thận, khả năng giải độc, chữa bệnh ở mắt, tiêu đờm, bổ máu mà Đông y và dân gian đã đề cập đến.

Tác dụng của dứa dại theo Đông y

Trong quan niệm của Đông y, các bộ phận của loại cây này có những dược tính riêng, do vậy cách dùng trị bệnh cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Phần rễ cây có tính mát, quy vào can, bồi bổ và chữa bệnh tại đây.
  • Quả cây dứa dại có tính bình, giúp cường tâm, phá tích trệ, lợi huyết, tán độc, tiêu đờm. Dược tính của nó quy vào tỳ vị.
  • Đọt non mang tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán độc, tăng cơ và chỉ huyết, lương huyết.
  • Hoa dứa dại cũng có tính hàn, giúp người bệnh trừ thấp nhiệt, lợi thủy, giải trừ tình trạng tiêu chảy do nhiệt độc.
  • Ngoài ra, người ta cũng dùng các bộ phận của cây vào những bài thuốc chữa cảm sốt, thấp khớp, trị đinh râu, viêm đường tiết niệu hoặc sỏi thận, trĩ.

Cây dứa dại trị bệnh gì và các bài thuốc liên quan

Trong dân gian có khá nhiều mẹo dùng thuốc từ cây dứa dại để trị bệnh. Có thể kể ra một số bài thuốc phổ biến được nhiều người đánh giá cao và thường áp dụng như:

Bài chữa tiểu đường

Ở độ tuổi ngoài 30, bệnh tiểu đường rất dễ xuất hiện. Nhằm hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng của tình trạng này, người dân dùng cách:

  • Lấy 20g - 30g quả dứa dại đã thái nhỏ phơi khô đem rửa sạch.
  • Cho số dược liệu này vào ấm, thêm 500ml nước lọc để đun, khi sôi thì vặn nhỏ và nấu tiếp 20 phút.
  • Kiểm tra thấy còn khoảng 250ml thì dưỡng chất của quả đã chiết ra nước nhiều, bạn có thể tắt bếp.
  • Chắt nước dứa uống ấm trước khi ăn cơm.
  • Mẹo dân gian chữa tiểu đường này nên thực hiện liên tục từ 1 - 2 tháng để thấy rõ hiệu quả.

Bài thuốc giải nhiệt từ dứa dại và các thảo dược

Vào mùa hè nóng nực, bạn có thể dùng đọt non của dứa dại kết hợp với một số vị để thanh nhiệt giải độc rất tốt. Cách thực hiện:

  • Dùng 30g đọt non của dứa kết hợp với lượng tương ứng xích tiểu đậu.
  • Thêm vào 15g búp tre và 5g cỏ bấc đèn.
  • Đem tất cả đi rửa sạch với nước rồi để ráo, sau đó cho vào ấm đất.
  • Đổ thêm 1 lít nước lọc vào và đun lên, khi sôi thì vặn nhỏ và đun tiếp cho đến khi còn ½ lượng nước ban đầu.
    Chắt lấy nước này để uống nhiều lần trong ngày, có thể dùng thay nước lọc.

Dứa dại chữa xơ gan

Trong các bài thuốc chữa bệnh về gan thì dứa dại được dùng đến rất nhiều. Trong đó phải kể đến bài thuốc dành cho người bệnh xơ gan như sau:

  • Lấy khoảng 40g rễ của cây dứa dại đã phơi khô.
  • Kết hợp cùng 30g cỏ lưỡi mèo và lượng tương ứng rễ cỏ xước.
  • Đem rửa sạch tất cả rồi bỏ vào nồi cùng 700ml nước để đun.
  • Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và nấu tiếp 20 phút để tinh chất của các thảo dược chiết ra nước.
  • Khi thấy phần nước chỉ còn lại một nửa thì tắt và chắt ra bát để uống nóng. Nên dùng khoảng 3 lần/thang thuốc như vậy và chỉ uống trong ngày.
  • Chữa xơ gan bằng dứa dại và các thảo dược cần kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng. Như vậy thì các triệu chứng mới thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc chữa viêm gan B

Cây dứa dại chữa viêm gan B là bài thuốc được rất nhiều người ca ngợi và tìm cách thực hiện. Dưới đây chính là các bước tiến hành trị viêm gan B với dứa dại được cho là rất hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Bạn sử dụng phần quả chín khô của cây dứa dại để làm thuốc, dùng 12g.
  • Kết hợp với cốt khí củ 12g và lượng tương ứng nhân trần.
  • Thêm vào thang thuốc này 6g ngũ vị tử và khoảng 4g trôm lay.
  • Sau đó mang chúng đi rửa sạch dưới nước rồi cho vào ấm đất đun cùng với 1 lít nước. Khi thấy đã sôi, bạn cho nhỏ lửa và tiếp tục nấu 20 phút. Nếu thất trong nồi chỉ còn 500ml là được.
  • Bạn nên tắt bếp và chia số thuốc này làm 3 phần, dùng sau khi ăn cơm là tốt nhất.

Chữa trĩ bằng dứa dại

Để dùng cây này chữa bệnh trĩ tại nhà theo dân gian, bạn dùng phần dễ và đọt non của nó. Cách thực hiện:

Bài thuốc 1:

  • Bạn dùng đọt non và rễ của cây đem rửa thật sạch rồi giã hoặc xay nhỏ.
  • Sau đó vệ sinh hậu môn và đắp dứa lên búi trĩ.
  • Thực hiện liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy búi trĩ co lại, các cơn đau do nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ sẽ dần dần biến mất.

Bài thuốc 2:

  • Với bài này bạn cũng dùng phần rễ và đọt non của dứa dại đem rửa sạch.
  • Sau đó cho vào nồi đun vừa lửa để nước sôi lên từ 10 - 15 phút thì tắt. Dùng nước này để xông hơi ở nhiệt độ vừa đủ nóng.
  • Nếu nước quá bỏng có thể làm hậu môn bị tổn thương. Tuy nhiên nếu dùng quá nguội thì việc xông hơi lại không có hiệu quả. Vì vậy, bệnh nhân cần được xông nước dứa ngay khi bệnh còn nhẹ và thuốc xông nóng. Khi không còn cảm nhận được hơi nóng, bạn có thể ngâm rửa và lau khô.

Các bài thuốc trên chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều thuốc sử dụng cây dứa dại. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm và áp dụng linh hoạt khi cần thiết sau khi đã hỏi bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng

Sử dụng dứa dại có thể trị nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý:

  • Dùng đúng các bộ phận và liều lượng của cây dứa dại cho từng bệnh theo hướng dẫn của chuyên gia.
  • Lớp trắng bao ngoài một số bộ phận của cây này có chứa độc tính gây hại, cần chú ý loại bỏ chúng.
  • Nếu đang mang thai hoặc nuôi con bú thì không nên chữa bệnh bằng cây dứa dại.
  • Trong quá trình dùng dược liệu này chữa bệnh, bên tìm hiểu các món ăn, thực phẩm tốt hoặc cần kiêng để xây dựng chế độ ăn, đồng thời điều chỉnh sinh hoạt.
  • Không tự ý kết hợp thuốc Tây với chữa bệnh bằng dứa dại, cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nếu được khuyên dùng dứa dại trị bệnh, bạn phải kiên trì áp dụng và theo dõi hiệu quả.

Mua cây dứa dại ở đâu và giá bán

Dứa dại là thảo dược mọc hoang nhưng không phải ai cũng có thể tìm được trong tự nhiên. Thậm chí, nhiều người tìm mua trên thị trường vẫn nhầm lẫn với dược liệu khác, khiến việc sử dụng không hiệu quả.

Vì vậy, để chọn đúng chuẩn cây dứa dại trị bệnh, người tiêu dùng nên tìm đến các đại lý phân phối dược liệu chính hãng. HIện nay có nhiều nhà thuốc Đông y đồng thời là đơn vị cung cấp sản phẩm này. Nó được bán với mức giá chỉ khoảng từ 180.000 đồng - 250.000 đồng/kg dứa dại khô.

Tóm lại, cây dứa dại mọc hoang có nhiều tác dụng chữa bệnh ngày nay đã được trồng và bán ở nhiều nơi. Bạn đọc nên tìm hiểu kỹ thông tin về dược liệu này trước khi mua về sử dụng.


Dược liệu liên quan

Cát sâm là một dược liệu quý sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe