Dưới ảnh hưởng của môi trường, thời tiết khiến tỷ lệ người mắc viêm da dị ứng ngày một tăng mạnh. Để việc chữa trị bệnh tiến triển tốt hơn, chủ đề viêm da dị ứng kiêng ăn gì trở thành thắc mắc của nhiều người. Để làm rõ vấn đề này và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn đọc đừng bỏ lỡ các thông tin được chia sẻ dưới đây.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy thuyên giảm từ đó người bệnh cũng cảm thấy thoải mái hơn. Thấu hiểu điều này, dưới đây là các thông tin giúp giải đáp thắc mắc: “Viêm da dị ứng kiêng ăn gì” của người bệnh.
1. Các loại hải sản
Hải sản cũng là một trong những đáp án hàng đầu cho thắc mắc: “Bị viêm da dị ứng không nên ăn gì”. Theo đó, việc sử dụng hải sản sẽ khiến hiện tượng sưng viêm trên da trở nên trầm trọng hơn, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu dữ dội và làm tăng tỷ lệ để lại sẹo xấu. Các loại hải sản hàng đầu người bệnh cần chú ý kiêng khem là tôm, cua, ghẹ, hàu…
2. Các chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa mặc dù sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại là một trong những “kẻ thù” hàng đầu của viêm da dị ứng. Khi dung nạp loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ kích thích quá trình tiết bã nhờn trên da, tăng khả năng tái viêm và bội nhiễm. Cụ thể, các loại thực phẩm cần tránh trong trường hợp này bao gồm bơ, kem, phô mai, sữa…
3. Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Các loại thịt béo
Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, là nguyên nhân khiến tình trạng sưng, viêm trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, việc dung nạp vào cơ thể các loại thịt béo còn làm gia tăng nguy cơ béo phì, các bệnh về tim mạch và đường huyết.
Ngoài ra, hàm lượng protein có trong loại thịt này cũng làm tăng sắc tố gây thâm sẹo, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ sau này. Cụ thể, đáp án cho thắc mắc: “Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì” với nhóm thực phẩm này bao gồm thịt cừu, thịt bò, xúc xích…
4. Thực phẩm giàu tinh bột
Theo kết quả nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì các loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ có hàm lượng dinh dưỡng ít và làm tăng tình trạng kích ứng da. Đồng thời, việc dung nạp loại thực phẩm này cũng khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, hoạt động kém hiệu quả. Trong đó, nhóm thực phẩm giàu tinh bột bao gồm các loại mỳ, bánh mỳ trắng, gạo…
5. Thịt gà
Thịt gà có hàm lượng protein cao, dễ gây kích ứng và tăng phản ứng ngứa trên da nhất là với các vết thương hở. Ngoài ra, thịt gà cũng là nguyên nhân khiến bệnh lâu lành và nguy cơ để lại sẹo cao, nhất là những người đang bị bệnh viêm da. Vì vậy, nếu người bệnh đang thắc mắc: “Viêm da dị ứng kiêng ăn gì” thì thịt gà chính là một trong những cái tên đáng lưu tâm.
6. Trứng gà
Tương tự như thịt gà, trứng cũng là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, cần kiêng dùng khi bị viêm da dị ứng. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều trứng cũng khiến hàm lượng cholesterol xấu tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, tiềm ẩn nguy cơ mắc cao huyết áp.
7. Thực phẩm muối chua
Đồ ăn muối chua hoặc để lên men có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của thận, khiến chúng tích tụ lại gây nhiều tác động tiêu cực lên da cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Đi kèm với đó, nhóm thực phẩm này còn khiến thay đổi dịch vị axit trong dạ dày từ đó làm tình trạng viêm da dị ứng trở nặng.
Mặc dù thực phẩm muối chua là một trong những món ăn truyền thống, dân dã của người dân Việt. Tuy nhiên, không chỉ người bệnh mà người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
8. Các chất kích thích có hại
Các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá cũng là một trong những đáp án cho thắc mắc: “Viêm da dị ứng kiêng gì” mà người bệnh cần đặc biệt lưu tâm. Trong đó, các chất kích thích này là nguyên nhân gây ra những tổn thương tại gan, thận, dạ dày… Từ đó khiến hệ miễn dịch suy giảm, các chất độc hại tích tụ trong da gây hiện tượng sưng viêm, khô, rát…
9. Thực phẩm chứa nhiều đường
Thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng là một trong những nguyên do gây kích thích tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, viêm nhiễm trên da trở nặng. Điều này khiến người bệnh rơi vào trạng thái khó chịu, mệt mỏi thậm chí là ốm, sốt. Do vậy, nhóm thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh, kẹo, mật ong, nước ngọt… cũng được liệt vào danh sách câu trả lời cho câu hỏi: “Viêm da dị ứng kiêng ăn gì?”.
10. Đồ ăn chế biến sẵn
Thực phẩm tinh chế có chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản khiến tình trạng dị ứng trở nặng, các vết mẩn đỏ xuất hiện ngày càng nhiều. Đi kèm với đó, nhóm thực phẩm này không chứa đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thậm chí, người thường xuyên sử dụng đồ ăn chế biến sắc còn có thể đối mặt với tình trạng bị táo bón, viêm loét dạ dày – tá tràng…
Viêm da dị ứng nên ăn gì?
Ngoài việc thực hiện kiêng khem hợp lý, người bệnh cũng nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe và thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là danh sách các thực phẩm lọt top: “Viêm da dị ứng nên ăn gì tốt?”.
1. Các loại cá béo
Các béo chứa nhiều Omega – 3 tự nhiên, có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa từ đó vừa khắc phục được các triệu chứng của viêm da dị ứng, vừa kích thích bệnh chóng lành. Trong đó, các loại cá béo giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: “Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì” bao gồm cá thu, cá hồi, cá mòi, cá chép…
2. Thịt lợn nạc
Như đã đề cập ở trên, các loại thịt béo là nguyên nhân gây nên tình trạng kích ứng da. Tuy nhiên, việc không bổ sung thịt trong khẩu phần ăn khiến nhiều người lo ngại, liệu cơ thể có đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì thể trạng khỏe mạnh. Trong trường hợp này, người bệnh không cần lo lắng bởi thịt lợn nạc rất lành tính, không gây hại và đủ hàm lượng đạm để cung cấp cho cơ thể.
Bên cạnh đó, việc bổ sung thịt lợn nạc còn có tác dụng kích thích quá trình tái tạo tế bào giúp các tổn thương chóng lành. Tuy nhiên, người bệnh cũng chỉ nên bổ sung thịt nạc ở mức vừa đủ.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do viêm da dị ứng gây nên. Bên cạnh đó, việc bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn còn giúp ức chế quá trình lão hóa da, da trở nên căng chắc, mịn màng. Các loại ngũ cốc nguyên hạt mà người bệnh nên bổ sung trong khẩu phần ăn bao gồm lúa mạch, yến mạch, các loại đậu…
4. Bổ sung rau xanh
Rau xanh được cho là nhóm thực phẩm hàng đầu người bệnh viêm da dị ứng nên bổ sung trong khẩu phần ăn. Loại thực phẩm này có hàm lượng vitamin, chất xơ cao giúp thanh lọc, làm mát cơ thể từ đó hạn chế được tình trạng tiết mồ hôi – nguyên nhân hàng đầu khiến viêm nhiễm trở nặng.
Đồng thời, bổ sung rau xanh cũng giúp người bệnh xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh góp phần nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Cụ thể, các loại rau xanh mà người mắc viêm da dị ứng nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày là bông cải xanh, cải bó xôi, rau chân vịt…
5. Các loại hoa quả tươi
Hoa quả tươi là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn cản quá trình oxy hóa. Đặc biệt, các loại hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như cam, bưởi, kiwi, ổi… giúp kháng viêm, tái tạo tế bào da từ đó thúc đẩy các tổn thương chóng lành.
Đồng thời, việc bổ sung hoa quả tươi cũng giúp cải thiện sức khỏe làn da, giúp da căng mịn, tươi sáng. Nhóm thực phẩm này được xem là “vàng mười” cho sức khỏe, làn da của những người bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…
Lưu ý khi mắc viêm da dị ứng
Bên cạnh việc tìm hiểu: “Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì” thì các vấn đề liên quan đến lối sống sinh hoạt cũng là điều mà người bệnh nên lưu tâm. Cụ thể, một số vấn đề người mắc viêm da dị ứng cần chú ý như sau:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân nguyên do gây viêm da dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất…
- Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sống thường xuyên nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích ứng.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc máy tạo ẩm không khí giúp giảm tình trạng da khô, nứt nẻ.
- Tránh gãi, chà xát mạnh lên vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế tăm bằng nước nóng khiến da khô, nứt nẻ.
- Người bệnh nên ưu tiên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát nhằm tránh kích ứng da.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung rau xanh, hoa quả tươi đồng thời hạn chế các loại hải sản, thịt béo, chất kích thích có hại…
- Xây dựng thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya và để cơ thể stress trong thời gian dài.
- Trong trường hợp xuất hiện các vấn đề bất thường, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ điều trị để thực hiện các kiểm tra cần thiết.
Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Viêm da dị ứng kiêng ăn gì”. Hy vọng những nội dung này giúp bạn đọc có thêm được các kiến thức nhằm điều trị, phục hồi tình trạng viêm da dị ứng một cách tốt nhất.
Thời gian điều trị viêm da dị ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ nghiêm trọng: Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau 2-4 tuần, trong khi các trường hợp nặng hơn có thể mất nhiều thời gian hơn.
- Nguyên nhân gây dị ứng: Việc xác định và loại bỏ tác nhân gây dị ứng là chìa khóa để rút ngắn thời gian điều trị.
- Phương pháp điều trị: Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách và thay đổi lối sống, sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Lời khuyên:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu: Để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Kiên trì điều trị: Viêm da dị ứng có thể tái phát, do đó cần kiên trì điều trị và chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa tái phát.
- Bản chất bệnh: Viêm da dị ứng không trực tiếp gây sẹo.
- Nguy cơ để lại sẹo:
- Gãi ngứa quá mức, gây tổn thương da.
- Nhiễm trùng do vết thương hở.
- Điều trị không đúng cách, không kịp thời.
- Phòng ngừa sẹo:
- Kiểm soát cơn ngứa, tránh gãi.
- Vệ sinh da sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Lời khuyên: Nếu có dấu hiệu viêm da dị ứng, hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo.