Rau ngót quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình, không những giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể, loại rau này còn duy trì sức khỏe tim mạch và tránh nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa. Thời gian gần đây, chị em truyền tai nhau về hiệu quả của rau ngót với tình trạng nám da. Vậy thực hư về cách điều trị này như thế nào? Và những phương pháp trị nám bằng rau ngót nào đang được áp dụng nhiều nhất?
Dùng rau ngót để chữa nám có thật sự tốt?
Bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) cho biết trong YHCT, rau ngót có tính mát, vị ngọt và hơi đắng, có tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng bài tiết nước bọt, cầm máu, sát khuẩn, sinh cơ, bổ huyết, nhuận tràng, tiêu viêm…Đây là loại rau có tác dụng tốt với sức khỏe tim mạch và đường tiêu hóa, nên được cung cấp thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, trong dịch chiết của lá còn thấy hàm lượng cao các loại vitamin khác như như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B,…Đây là những thành phần đóng góp vào quá trình sản sinh collagen, điều chuyển chất béo và tăng cường hệ thống miễn dịch. Đối với những người có biểu hiện nám, tàn nhang thì việc sử dụng rau ngót sẽ giúp cải thiện màu da, đồng thời cản trở quá trình lão hóa và gìn giữ thanh xuân trên khuôn mặt.
Bạn có thể yên tâm rằng cách trị nám bằng rau ngót sẽ mang lại những đáp ứng tốt, cải thiện tình trạng da và tránh được nguy cơ lan rộng. Bên cạnh đó, đây là những cách làm an toàn, dễ bào chế và áp dụng được ngay tại nhà, do vậy rất thuận tiện khi sử dụng.
Top 7 cách trị nám bạn không thể bỏ qua bằng rau ngót
Trị nám bằng rau ngót có cách làm đơn giản, không những giúp làn da khỏe mạnh mà còn cải thiện được tình trạng sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là top 7 cách thường được chị em thực hiện tại nhà.
Đánh bay nám bằng nước cốt rau ngót
Dạng nước cốt là dạng dùng nguyên bản, không kết hợp với những dược liệu hoặc thành phần khác. Cách làm này phù hợp với làn da nhạy cảm hoặc để test thử mức độ dị ứng trên da. Đây cũng là phương pháp giúp da đều màu theo thời gian và giảm nguy cơ bị lan rộng.
Thành phần: Rau ngót 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngót rửa sạch, để ráo.
- Dùng chày giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt qua tấm vải màn.
- Dùng tăm bông thoa lên vùng nám, sau đó massage bằng tay để dịch này thấm sâu vào da.
- Sau đó, dùng nước ấm và sữa rửa mặt để rửa lại thật sạch.
Kết hợp rau ngót tươi và mật ong
Như đã biết, mật ong là một chất dinh dưỡng được thiên nhiên ban tặng, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa giúp làn da được mịn màng và sáng hơn. Nếu bạn muốn giải quyết tình trạng nám thì nên kết hợp rau ngót và mật ong cùng lúc. Cách làm này phù hợp với nhiều loại da và ít khi gây kích ứng cho da, do vậy có thể yên tâm sử dụng.
Thành phần: Rau ngót 100g, mật ong 30g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngót rửa sạch, giã lấy phần nước cốt và cho thêm mật ong.
- Bạn có thể để cả bã và cho thêm mật ong đều được.
- Đắp hỗn hợp trên lên mặt, thư giãn và rửa mặt sau 10 phút.
Chữa nám bằng rau ngót và thịt lợn
Đây là món ăn có thể thực hiện tại nhà, không những cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp lưu thông mao mạch dưới da, từ đó làm da thêm trắng sáng. Món ăn này có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với bệnh nhân tim mạch hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa, nên sử dụng 3 – 4 bữa/tuần.
Thành phần: Rau ngót 300g, thịt lợn 100g, hành khô 2 củ, gia vị cần thiết.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngót chọn lá xanh đậm, đã già. Sau đó rửa sạch và vò nhỏ bằng tay.
- Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ.
- Hành bỏ phần cuống và vỏ xơ bên ngoài, thái nhỏ.
- Chuẩn bị chảo nóng, thêm 2 thìa cà phê dầu thực vật (tùy chọn).
- Đợi dầu nóng thì cho hành khô vào đảo đều, cho thêm thịt vào xào.
- Cuối cùng cho rau ngót vào chảo, trộn hỗn hợp lên. Đợi rau chuyển sang màu đậm và teo dần thì nêm nếm gia vị phù hợp.
- Thêm nước để tạo món súp. Dùng ngay khi còn nóng.
Trị nám da bằng rau ngót và sữa chua
Giảm thâm nám lâu năm bằng sữa chua cùng rau ngót rất đơn giản, vừa giúp thải độc vừa giúp da mịn màng hơn. Lưu ý sau khi sử dụng, bạn không nên tiếp xúc với ánh sáng ngay, vì điều này sẽ khiến da dễ bị tổn thương hơn.
Thành phần: Rau ngót 100g, sữa chua không đường.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị rau ngót, rửa sạch, giã nhỏ và lấy phần nước cốt.
- Cho nước cốt vào sữa chua, trộn đều rồi đắp trực tiếp lên mặt.
- Lưu ý rửa lại mặt thật sạch để giảm nguy cơ bị mọc mụn.
Phối hợp rau ngót cùng nước ép táo
Đây là cách trị nám dạng nước ép, chỉ nên áp dụng với những người không có bệnh lý đường tiêu hóa, có thể thực hiện 4 – 5 lần/tuần để cải thiện làn da nhanh hơn. Quy trình trị nám bằng rau ngót và táo chi tiết như sau.
Thành phần: Rau ngót 100g, táo 2 quả.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngót phải rửa sạch và để ráo nước, sau đó mới mang giã lấy nước.
- Lọc lấy nước cốt ra cốc sạch.
- Táo gọt vỏ, ép lấy nước và cho vào nước rau ngót.
- Khuấy đều, có thể dùng cùng đá hoặc không.
Dùng rau ngót rang khô
Bạn có thể chỉ dùng rau ngót rang khô và ăn hàng ngày cũng sẽ cải thiện làn da hiệu quả. Đây cũng là món ăn dễ thực hiện, có vị dễ ăn và phù hợp với nhiều chị em.
Thành phần: Rau ngót 300g, hành tươi.
Thực hiện và sử dụng:
- Rau ngót chọn lá xanh đậm, đã già. Sau đó rửa sạch và vò nhỏ bằng tay.
- Hành bỏ phần cuống và vỏ xơ bên ngoài, thái nhỏ.
- Chuẩn bị chảo nóng, thêm 2 thìa cà phê dầu thực vật (tùy chọn).
- Đợi dầu nóng thì cho hành khô vào đảo đều.
- Cho rau ngót vào chảo, trộn hỗn hợp lên. Đợi rau chuyển sang màu đậm và teo dần thì nêm nếm gia vị phù hợp. Bạn nên dùng ngay khi còn nóng
Kết hợp dùng rau ngót và chanh
Trị nám da nhẹ bằng rau ngót và chanh có hiệu quả nhanh chóng do vừa tẩy lượng da chết trên da, vừa thấm sâu để cải thiện cấu trúc của da. Tuy nhiên không nên thoa hỗn hợp này lên khu vực có vết thương hở vì gây xót, khó chịu.
Thành phần: Rau ngót 100g, chanh 1 quả.
Thực hiện và sử dụng:
- Chanh vắt lấy nước, rau ngót giã và lọc lấy phần nước cốt.
- Trộn đều hỗn hợp trên và dùng tăm bông thoa lên vị trí nám.
- Rửa mặt và dưỡng ẩm sau đó.
Lưu ý khi áp dụng mẹo dùng rau ngót chữa nám tại nhà
Trị nám bằng rau ngót giúp làn da khỏe mạnh, mịn màng và cân bằng màu da. Tuy nhiên bạn cần kết hợp chế độ sinh hoạt phù hợp, điều chỉnh dinh dưỡng và thời gian nghỉ ngơi để đạt được sự cải thiện tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý trong thời gian sử dụng rau ngót trị nám:
- Trị nám bằng rau ngót không phải là cách điều trị duy nhất, nếu bạn không tương thích hoặc không thấy có đáp ứng thì nên chuyển sang phương pháp khác.
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, kết hợp tập luyện thể dục thường xuyên để đào thải độc tố.
- Đối với những tình trạng dị ứng, người bệnh không nên sử dụng mà nên chuyển dạng bào chế khác.
- Sử dụng đều đặn, thực hiện làm sạch và dưỡng ẩm sau khi dùng.
- Nếu bạn thực hiện các món ăn có rau ngót thì nên hạn chế cho nhiều gia vị, dễ gây tích nước và khó tiêu hơn.
- Kiểm tra sức khỏe da và tiếp nhận lời khuyên từ bác sĩ trong quá trình điều trị tại nhà.
Top 7 cách trị nám bằng rau ngót trên đây rất đơn giản, không hề tốn kém mà hiệu quả mang lại rất khả thi. Nếu bạn chưa tìm được phương pháp phù hợp thì có thế áp dụng và kiên trì thực hiện ít nhất 1 tháng để có kết quả rõ rệt trên da.
- Vòng tránh thai nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ nám da do ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, đặc biệt là progestin.
- Không phải ai cũng bị nám khi đặt vòng, nhưng những người có cơ địa dễ bị nám, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao hơn.
- Nám da thường giảm hoặc hết sau khi tháo vòng, nhưng một số trường hợp có thể cần điều trị chuyên khoa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng để được tư vấn về loại vòng phù hợp và cách chăm sóc da để phòng ngừa nám.
- Chăm sóc da đúng cách, sử dụng kem chống nắng, che chắn khi ra ngoài, và duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ nám da.
- Nguy cơ để lại sẹo là CÓ THỂ.
- Phương pháp truyền thống (axit, thuốc chấm) có nguy cơ cao gây sẹo lõm, sẹo rỗ.
- Bắn laser cũng có thể để lại sẹo nếu:
- Năng lượng laser quá mạnh
- Kỹ thuật viên thực hiện không đúng
- Chăm sóc sau bắn không tốt
- Để giảm thiểu nguy cơ sẹo:
- Lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau bắn
- Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay
- 24 giờ đầu: Tuyệt đối KHÔNG rửa mặt hoặc để vùng da tiếp xúc với nước.
- Vệ sinh: Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.
- Sau 1 tuần: Khi da bong và ổn định, có thể rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Lưu ý:
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc da sau điều trị.
- Chống nắng kỹ càng để tránh tăng sắc tố.
- Kiên nhẫn, quá trình phục hồi cần thời gian.
Chăm sóc đúng cách sau đốt tàn nhang là chìa khóa để có làn da đẹp, đều màu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!