Huyệt nội quan được nhắc đến lần đầu trong cuốn Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10). Giải thích về tên gọi, thầy thuốc giải đáp “Nội” là nằm phía trong, “quan” chỉ phần lõm vào của tay, đây cũng chính là vị trí của huyệt.
Đặc tính của huyệt nội quan
Huyệt Nội Quan được ứng dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhờ sở hữu những đặc tính dưới đây:
- Là huyệt thứ 6 thuộc kinh Tâm Bào.
- Là huyệt Lạc, giao hội với Âm Duy Mạch.
- Nằm trong số Lục Tổng huyệt trị bệnh vùng ngực.
Vị trí huyệt nội quan
Huyệt nội quan nằm trên cổ tay 2 thốn, ngay dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, ở giữa khe gân cơ gan tay bé và khe gân cơ gan tay lớn.
Khi giải phẫu vị trí huyệt đạo sẽ có những đặc điểm như sau:
- Dưới da huyệt đạo là khe gân cơ gan tay bé, gân cơ gan tay lớn, gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung của ngón tay nông và sâu, phần cơ sấp vuông, màng gian cốt quay và trụ.
- Da vùng huyệt chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh C6 hoặc thần kinh D1.
- Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và nhánh của dây thần kinh trụ.
Để xác định chính xác vị trí huyệt, chuyên gia đưa ra hướng dẫn như sau:
- Tính từ phần cổ tay (nơi giao giữa bàn tay và phần phía trên của cánh tay), áp sát 3 ngón tay của bàn tay còn lại đặt lên đó.
- Mép của ngón tay trỏ cắt ngang gân cơ cánh tay chính là vị trí của huyệt Nội Quan.
Công năng của huyệt nội quan
Theo ghi chép trong Y thư cổ, huyệt nội quan có tác dụng an thần, định tâm, trấn thống, lý khí. Nhờ đó, huyệt thường được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý như:
- Huyệt có tác dụng thư giãn gân cơ, giải phóng lồng lực, giúp điều trị các bệnh lý như đau thắt ngực, hen phế quản, thiếu máu, hồi hộp, bế kinh,…
- Giúp điều hòa thần kinh, ổn định giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng và ngăn ngừa chứng bệnh suy nhược thần kinh, động kinh.
- Hỗ trợ điều trị cơn đau do viêm dạ dày thực quản, nấc, buồn nôn do say tàu xe, đau và tê dại tay.
- Bấm huyệt đúng cách giúp điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương ở nam giới.
Ngoài ra, khi được phối cùng các huyệt tương hợp trên cơ thể, huyệt nội quan sẽ giúp điều trị nhiều bệnh lý khác như mề đay, thường xuyên lo sợ, đau bụng, tiểu ra máu, chán ăn,…
Hướng dẫn khai thông huyệt trị bệnh
Y học cổ truyền hiện đang ứng dụng 2 liệu pháp châm cứu và bấm huyệt nội quan. Với mỗi liệu pháp sẽ có quy trình khác nhau và phù hợp với từng nhóm đối tượng riêng. Cụ thể như sau:
Châm cứu huyệt trị bệnh
Liệu pháp này bắt buộc cần thực hiện tại bệnh viện, phòng khám Y học cổ truyền để được thầy thuốc và kỹ thuật viên giàu chuyên môn thực hiện. Người bệnh tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà vì sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Kỹ thuật châm cứu như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo Nội Quan.
- Bước 2: Dùng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt với độ sâu từ 0.5 – 0.8 thốn.
- Bước 3: Tiến hành cứu từ 3 – 5 tráng và ôn cứu 5 – 10 tráng.
Lưu ý, kim châm cứu cần được sát trùng, khử khuẩn sạch sẽ để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh nhiễm trùng hay các bệnh lây nhiễm nguy hiểm.
Bấm huyệt nội quan
Đây là liệu pháp người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà để hỗ trợ điều trị dạ dày – trào ngược dạ dày, xuất tinh sớm hoặc an thần và chống say tàu xe.
- Bước 1: Tìm chuẩn xác vị trí của huyệt đạo theo hướng dẫn.
- Bước 2: Dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt và day theo vòng tròn với lực tăng dần.
- Bước 3: Sau khoảng 10 – 20 giây, tiếp tục thực hiện với huyệt bên tay còn lại.
Trong quá trình day bấm khai thông huyệt trị bệnh, người bệnh cần đảm bảo điều chỉnh lực đạo đủ mạnh để phát huy công dụng tối ưu của huyệt và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bài viết giải đáp thông tin về huyệt nội quan một cách chi tiết và chuẩn xác. Thông qua đó, độc giả có thể áp dụng trong quá trình cải thiện sức khỏe của bản thân và những người xung quanh đúng cách, an toàn nhất.
Nguồn: Soytethainguyen