Hạ khô thảo là dược liệu có tác dụng chính giúp hỗ trợ giải độc và làm mát gan. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có nhiều công dụng hiệu quả khác trong điều trị bệnh mà không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan để độc giả có thể tham khảo.
Thông tin mô tả cây hạ khô thảo
Trả lời cho câu hỏi hạ khô thảo là cây gì, chuyên gia cho biết đây là loại cây thuộc họ Hoa Môi có vẻ bên ngoài khá bắt mắt. Dưới đây là tổng hợp đầy đủ những thông tin về loài cây đặc biệt này.
Đặc điểm của cây
Loài cây được đặt tên khoa học là Spira Prunellea Vulgario, tại nước ta chúng được đặt tên là hạ khô thảo. Lý do của cái tên này là người xưa cho răng cứ sau ngày hạ chí hàng năm hoa và lá của loài cây sẽ khô héo dần. Tuy vậy, với điều kiện thời tiết của nước ta cây vẫn tốt tươi và phát triển tới hết mùa hè.
Hạ khô thảo là loài cây có thân vuông, màu hơi tím đỏ, sống dai, phần lá mọc đối xứng và phần mép lá hình răng cưa. Hoa thường mọc thành cụm và thường tập trung ở ngọn, cành, mật độ từ 5 tới 6 bông/ cành. Đài hoa sẽ có 2 môi, bao gồm môi trên và môi dưới, khi hoa nở có màu tím nhạt.
Bên gọi tên hạ khô thảo, cây còn được gọi với nhiều cách gọi Hán Việt khác nhau như: Thiết sắc thảo, mạch hạ khô, bổng trụ đầu hoa.
Phân bổ chủ yếu
Loài cây có xuất xứ từ vùng ôn đới của châu Âu và châu Á, hiện nay chúng tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Âu. Tại Trung Quốc loài cây tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Chiết Giang, An Huy và Giang Tô,...
Tại Việt Nam, loài cây được phát hiện tại Sapa (Lào Cai), Hà Giang, Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Thời gian cây phát triển là vào các tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thông thường cây sẽ lụi dần vào tháng 8.
Trồng trọt và thu hoạch
Quá trình trồng trọt và thu hoạch mạch hạ khô sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện khí hậu. Loại cây thường mọc tự nhiên ở độ cao từ 1000 tới 1500m so với mực nước biển, đồng thời thường phát triển tốt nhất ở điều kiện ẩm.
Quy trình trồng trọt
Mạch hạ khô được gieo trồng bằng hạt, chúng thường được gieo 1 vụ vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Riêng khu vực trung du hoặc đồng bằng có thể trồng mỗi năm 2 vụ. Vụ đông thường kéo dài từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 10, trong khi vụ xuân sẽ được tính từ tháng 1 cho tới tháng 2.
Hiện nay có nhiều cách để trồng loài cây này, thông thường chúng được gieo trồng thẳng, gieo vãi hoặc trồng thành hàng. Tùy theo điều kiện khí hậu cụ thể để có phương án gieo trồng khác nhau sao cho phù hợp nhất.
Tại vùng cao việc gieo trồng không cần làm luống do độ dốc sẽ giúp quá trình thoát nước diễn ra tự nhiên. Vùng đồng bằng thường phải làm luống và gieo hạt theo hàng để đảm bảo quá trình chăm sóc diễn ra hiệu quả nhất. Thực hiện gieo hạt sau khi đã trộn đều phân bón với đất, không cảnh lấp đất lên hạt do hạt của cây tương đối nhỏ.
Kết thúc quá trình gieo hạt từ 10 tới 15 ngày, cây sẽ lên mầm. Khi cây lớn cao tới 7cm thì bắt đầu thực hiện việc tỉa để các cây có khoảng cách từ 15 đến 20cm. Cây hạ khô thảo không yêu cầu chăm sóc quá nhiều, chỉ cần chăm sóc bằng cách tưới nước sau khi gieo, đồng thời kiểm tra sâu hại trong thời kỳ đầu tiên. Sau khi trồng khoảng 3 tháng cây sẽ bắt đầu ra hoa.
Quá trình thu hoạch
Mạch hạ khô được thu hoạch khi hoa của cây chuyển sang màu sắc nâu đỏ. Người thu hoạch sẽ hái lấy phần cụm hoa sau đó đem đi sấy hoặc phơi khô. Thao tác cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh tình trạng hoa bị vụn nát.
Trường hợp cần thu hạt để làm giống cho mùa sau nên đợi khi hoa thật già, hạt chín hẳn thì mới cắt cả cây, đem phơi khô. Sau khi đã phơi khô thực hiện bóc tách để lấy hạt và bảo quản nơi thoáng gió.
Thành phần của dược liệu hạ khô thảo
Nghiên cứu đã chỉ ra cả lá, hoa, thân của hạ khô thảo đều có tác dụng trong Y học. Tuy nhiên thành phần được sử dụng chủ yếu là phần cụm hoa, lý do bởi đây là nơi tập trung khá nhiều dược tính.
Mô tả chung về dược liệu hạ khô thảo
Phần sử dụng làm dược liệu của cây hạ khô thảo chính là cụm hoa sau khi đã phơi khô hoặc sấy. Trạng thái này, hoa thường có hình trụ và bị ép thành hình hơi dẹt. Độ dài của hoa sẽ từ 1.5 tới 8cm. Đường kính hoa có kích thước từ 0.8 tới 1.5cm và hoa có màu nâu đỏ hoặc nâu nhạt. Ở dạng bột, dược liệu này có màu nâu đen, vị nhạt và mùi nhẹ.
Thành phần hóa học của dược liệu
Nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của dược liệu có chứa khoảng 3.5% muối vô cơ, alcaloid và tinh dầu. Trong các tinh dầu cũng có chứa khoảng 50% d-camphor a- và D-fenchone. Bên cạnh đó, mạch hạ khô cũng có chứa thành phần tạo ra vị đắng là prunellin và denphinidin cyanidin,...
Ngoài ra, một số chuyên gia người Pháp còn cho rằng thành phần hóa học của loại cây bao gồm nhựa chất đắng, tinh dầu, chất béo, tanin, lipase và một glucosid tan trong nước,...
Tác dụng của dược liệu hạ khô thảo
Hạ khô thảo dược liệu được chỉ ra có các tác dụng dược lý như sau:
- Tác dụng kháng khuẩn: Theo một nghiên cứu đã chỉ ra loài cây hạ khô thảo đem đến tác dụng hiệu quả trong việc kháng viêm, kháng khuẩn. Đặc biệt dược liệu này có khả năng ức chế nhiều loại trực khuẩn bao gồm: Thương hàn, ly và lao.
- Khả năng hạ huyết áp: Đây là một trong số những công dụng của hạ khô thảo được đánh giá cao. Các nhà khoa học Liên Xô đã chứng minh mạch hạ khô rất hiệu quả trong việc giảm huyết áp lâu dài với bệnh nhân. Nhờ vậy đây là dược liệu cực kỳ tốt với các bệnh nhân bị cao huyết áp.
- Tiềm năng chống ung thư: Nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng chống sự di căn của tế bào ung thư của loại dược liệu. Mặc dù tác dụng này mới chỉ thử nghiệm trên chuột nhưng đã mở ra tín hiệu đáng mừng trong việc điều trị bệnh lý này.
- Tác dụng lợi tiểu: Thành phần của dược liệu có chứa nhiều kali nitrat và axit urosolic, đây chính là hai tinh chất có tác dụng lợi tiểu. Vì thế mạch hạ khô được sử dụng khá phổ biến trong việc trị bệnh tiểu vàng, thông tiểu và các bệnh lý liên quan tới thận.
Đối tượng nên và không nên sử dụng dược liệu
Dù là hạ khô thảo nam hay hạ khô thảo bắc thì vẫn cần phải lưu ý tới những đối tượng không nên sử dụng dược liệu. Theo chuyên gia, những trường hợp sau đây không nên sử dụng các sản phẩm liên quan tới dược liệu:
- Không sử dụng với phụ nữ có thai do dược liệu có tính chất lạnh và một số tính năng khác như thông máu, hóa ứ.
- Bệnh nhân huyết áp thấp hoặc có tiền sử huyết áp thấp không nên sử dụng.
- Các trường hợp bị tiêu chảy mãn tính cũng được khuyến cáo không sử dụng sản phẩm.
Bài thuộc hạ khô thảo điều trị bệnh hiệu quả
Hạ khô thảo trị bệnh gì? Trong Đông y dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số bài thuốc hạ khô thảo đã được áp dụng và cho thấy tính hiệu quả cao.
Hạ khô thảo có tác dụng gì? Bài thuốc chữa chứng bướu cổ, tràng nhạc
Đông y sử dụng dược liệu trong các bài thuốc chữa bướu cổ, dưới đây là 2 bài thuốc thường xuyên được áp dụng.
- Bài thuốc 1: Các dược liệu bao gồm: Cây hạ khô thảo (khoảng 40g), hà thủ ô (12g), sinh mẫu lệ (80g),... Đem toàn bộ dược liệu đã chuẩn bị đi sắc thành nước uống hoặc nấu cạn cho thành cao. Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng khoảng 10ml vào các buổi sáng và tối.
- Bài thuốc 2: Dược liệu bao gồm hạ khô thảo (12g), cam thảo (4g). Sử dụng bằng cách cho dược liệu vào sắc với nước để uống trong ngày.
Bài thuốc sử dụng hạ khô thảo chữa viêm giác mạc
Dược liệu hạ khô thảo được sử dụng trong bài thuốc chữa viêm giác mạc cấp nhờ sự kết hợp cùng với cúc hoa và bồ công anh. Chi tiết bài thuốc như sau:
- Thành phần: Hạ khô thảo (20g), bồ công anh (40g), cúc hoa (20g).
- Sử dụng: Cho dược liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc kỹ với nước, nước thuốc thu được dùng để uống trong ngày.
Lưu ý: Trường hợp bị đau mắt đỏ kèm theo chảy nước mắt thường xuyên có thể sử dụng hạ khô thảo và hương phụ để tán thành bột. Mỗi ngày nên pha khoảng 4g bột với nước để uống.
Công dụng hạ khô thảo chữa bệnh cao huyết áp
Nghiên cứu đã chỉ ra dược liệu có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp, bài thuốc như sau:
- Dược liệu: Hạ khô thảo (12g), quyết minh (12g), bồ công anh (12g).
- Sử dụng: Toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị trên đem đi sắc chung với nước để lấy nước uống trong ngày.
Trị chứng bệnh tiểu tiện khó
Dược liệu được sử dụng trong Đông y để điều trị chứng tiểu tiện khó, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
- Nguyên liệu: Hạ khô thảo (8g), cam thảo (1g), hương phụ (2g).
- Sử dụng: Đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc cùng với khoảng 300ml nước cho tới khi cạn còn 200ml thì dừng lại. Người bệnh dùng nước thuốc uống 3 lần/ngày để điều trị.
Vị thuốc hạ khô thảo mát gan
Mạch hạ khô được sử dụng thường xuyên sẽ giúp làm mát gan đồng thời phòng ngừa các bệnh lý về gan. Trường hợp thường xuyên gặp phải tình trạng nóng trong có thể áp dụng bài thuốc với các dược liệu sau đây:
- Nguyên liệu: Mạch hạ khô (62g), hương phụ tử (62g), chính thảo (20g).
- Sử dụng: Toàn bộ các dược liệu đem phơi khô sau đó tán nhỏ thành dạng bột. Người bệnh sử dụng bột để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần sử dụng định lượng khoảng 12g hòa với nước uống.
Bài thuốc hỗ trợ an thần
Mạch hạ khô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị an thần cho những người mắc chứng cao huyết áp. Bài thuốc sẽ bao gồm các vị thuốc sau đây:
- Nguyên liệu: Cao khô hạ khô thảo, táo nhân, địa long, hà thủ ô, huyền sâm.
- Sử dụng: Chế biến dược liệu đã chuẩn bị nói trên thành dạng viên nang, sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 3 tới 4 viên. Mỗi liệu trình điều trị liên tục trong khoảng từ 1 tới 2 tháng.
Điều trị chứng lở loét và ngứa ở da
Bệnh nhân bị ngứa hoặc lở loét ngoài da có thể sử dụng bài thuốc từ dược liệu hạ khô thảo để điều trị bệnh.
- Nguyên liệu: Hạ khô thảo (4g), con bố (8g), lưu bàng (8g), Nga truật (8g), tam lăng (4g), trần bì (2g), bán hạ (2g).
- Sử dụng: Đem nguyên liệu sắc cùng khoảng 600ml nước và nấu kỹ cho đến khi còn 300ml thì dừng lại. Sử dụng nước thuốc để uống 2 lần mỗi ngày cho tới khi khỏi bệnh.
Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh có hạ khô thảo
Ngoài việc làm thành viên, sắc uống, dược liệu của các bài thuốc trị bệnh, mạch hạ khô còn có thể kết hợp với các thực phẩm khác để tạo thành những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hàng ngày.
Chè đỗ đen và mạch hạ khô - Món ăn bổ dưỡng cho người cao huyết áp
Món chè cực tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp, sử dụng vào mùa hè rất phù hợp. Người bình thường sử dụng món chè đồ đen kết hợp với mạch hạ khô sẽ giúp giải độc, thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Tuy nhiên với các bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp không nên sử dụng món ăn này thường xuyên, thay vào đó chỉ nên ăn thưởng thức.
- Nguyên liệu: Đậu đen (50g), đường trắng (20g), mạch hạ khô (300g).
- Cách làm: Đem đậu đen đi ninh nhừ cùng với nước sắc của hạ khô thảo, sau đó cho thêm đường trắng và ăn hàng ngày.
Cháo bồ công anh và mạch hạ khô điều trị chứng đau mắt đỏ
Món ăn cũng là tác dụng hạ khô thảo trong việc hỗ trợ điều trị chứng đau mắt đỏ, viêm vú tắc sữa, mụn nhọt.
- Nguyên liệu: Bồ công anh (30g), mạch hạ khô (20g), gạo tẻ (60g).
- Cách làm: Hai loại thảo dược đem đi sắc lấy nước và bỏ bã, sau đó cho thêm gạo tẻ vào phần nước vừa thu được, nấu nhừ thành cháo. Khi sử dụng nêm thêm đường với khẩu vị của từng người.
Cháo hạ khô thảo với câu kỷ tử
Đây là loại cháo cực kỳ tốt với các bệnh nhân bị mào tinh hoàn hoặc lao.
- Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 20g hạ khô thảo, 25g gạo tẻ và 15g câu kỷ tử.
- Cách làm: Đem gạo đi nấu với cẩu kỷ cho tới khi cháo nhừ thì cho thêm nước sắc hạ khô thảo vào và đun sôi. Người mắc chứng mào tinh hoàn nên ăn cháo mỗi ngày một bữa và liên tục trong khoảng nửa tháng.
Hạ khô thảo là dược liệu có nhiều ưu điểm, rất phù hợp với bệnh nhân cao huyết áp, mắc bệnh lý lở loét ngoài da,... Tuy vậy việc sử dụng loại cây này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời tránh các tác dụng phụ không mong muốn.