Viêm tủy răng có mủ là trường hợp của bệnh viêm tủy răng không được thăm khám và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh lý khiến người bệnh đau nhức, ê buốt, sưng viêm khó chịu,… Viêm tủy răng có mủ không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không được can thiệp y tế.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng có mủ
Tủy răng là bộ phận chỉ của răng bên cạnh ngà răng và men răng. Cơ quan này bao gồm những khối mô liên kết chứa mạch máu và dây thần kinh. Do không có tổ chức cứng chắc nên phần tủy răng thường nằm trong răng, đồng thời được bao phủ bởi men răng, ngà răng. Chính vì vậy, những bệnh lý liên quan đến tủy răng thường là hệ quả của tình trạng sâu răng kéo dài.
Viêm tủy răng có mủ là hiện tượng tủy răng viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Nguyên nhân khởi phát bệnh lý chủ yếu là do tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây tổn thương ở tủy răng.
Lâu dần sẽ xuất hiện các ổ mủ gây sưng viêm, đau nhức khó chịu. Bên cạnh đó, viêm tủy răng có mủ cũng có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác. Cụ thể:
- Viêm tủy răng không được điều trị dứt điểm: Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tủy răng có mủ. Bởi lúc này, vi khuẩn bùng phát mạnh mẽ, dẫn đến tổn thương khoang tủy đến các mô lân cận và xuất hiện ổ mủ.
- Biến chứng của sâu răng: Sâu răng là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, tình trạng này xuất hiện khi các vi khuẩn tấn công vào mô men răng và ngà răng. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra tình trạng sâu răng, lâu dần sẽ lan rộng đến tủy, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành túi mủ.
- Hệ quả của bệnh viêm nha chu: Tình trạng này đặc trưng bởi hiện tượng viêm nhiễm cơ quan nâng đỡ răng bao gồm nướu, dây chằng, xương hàm,… Viêm nha chu tiến triển có thể tác động xấu và phá hủy vùng chóp răng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công tủy răng và hình thành ổ mủ.
- Do chấn thương: Các chấn thương ở răng hàm là một trong những nguyên nhân gây viêm tủy răng cũng như viêm tủy răng có mủ. So với những nguyên nhân khác thì việc viêm tủy răng có mủ do chấn thương hàm gây ra dễ nhận biết và đột ngột hơn.
- Các kỹ thuật nha khoa: Tình trạng viêm tủy răng có mủ cũng có thể là do áp dụng các kỹ thuật nha khoa không đảm bảo quy trình, vô khuẩn như bọc răng sứ thẩm mỹ, hàn trám răng,… Điều này xảy ra do lựa chọn thực hiện ở những phòng khám nha khoa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn.
Các triệu chứng bệnh viêm tủy răng có mủ
Các triệu chứng viêm tủy răng có mủ tiến triển qua nhiều giai đoạn. Nếu không được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử (chết tủy).
Dưới đây là những biểu hiện của bệnh viêm tủy răng có mủ theo từng giai đoạn:
- Khi vi khuẩn tấn công vào 1 phần nhỏ của tủy sẽ gây ra các triệu chứng ê buốt, đau răng khi ăn thức ăn lạnh, đồ chua, ngọt,… và tình trạng này thường kéo dài trong vài giấy tại vị trí răng bị tổn thương.
- Khi quan sát ở răng sẽ thấy lỗ sâu lớn, bên trong phần ngà màu nâu hoặc ngả vàng. Khi tác động hoặc lung lay răng thường không có cảm giác đau nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc nóng sẽ có cảm giác ê buốt.
- Khi các triệu chứng bệnh lý tiến triển một thời gian, cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, nhất là bùng phát dữ dội về đêm. Theo đó, mức độ các triệu chứng có xu hướng tăng lên đau âm ỉ hoặc đau nói, lan tỏa hoặc khu trú.
- Về sau, vùng tủy răng bị viêm chuyển giai đoạn mãn tính với các triệu chứng dần mờ nhạt như chỉ đau thoáng qua hoặc không gây đau khi ăn uống. Ngoài ra, ở giai đoạn này, người bệnh cũng nhận biết các biểu hiện thực thể như nhìn thấy khối u mềm ở lỗ sâu (viêm tủy triển dưỡng/ polyp tủy), răng đổi màu.
- Tình trạng này kéo dài trong thời gian dài có thể gây chết tủy răng. Lúc này, các dây thần kinh không thể hoạt động nên người bệnh sẽ không có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, phần lợi sẽ có xu hướng viêm nhiễm do ảnh hưởng sâu răng. Trong miệng có mùi khó chịu và phần tủy răng dần bị phân hủy. Do lỗ sâu có kích thước lớn nên răng sẽ bị sứt mẻ dần. Đồng thời, phần nướu răng bị xuất huyết và xuất hiện mủ.
Thực tế, những triệu chứng của viêm tủy răng có mủ thường dễ bị nhầm lẫn với áp xe chân răng hoặc những vấn đề nha khoa khác. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường liên quan đến răng miệng, người bệnh cần tiến hành chẩn đoán nhằm xác định cụ thể bệnh lý, nguyên nhân, mức độ bệnh lý để được điều trị đúng cách.
Chẩn đoán viêm tủy răng có mủ
Các triệu chứng bệnh viêm tủy răng có mủ thường không điển hình và thường dễ nhầm lẫn với một số vấn đề nha khoa khác. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh lý. Cụ thể:
- Khai thác các triệu chứng mà người bệnh mắc phải
- Quan sát các tổn thương thực thể tại vùng răng bị tổn thương
- Bác sĩ cũng có thể dùng lực tác động và thử nhiệt độ lên răng để xem phản ứng. Từ đó đánh giá mức độ viêm nhiễm của tủy răng.
- Trong trường cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành chụp X-quang nhằm phát hiện viêm tủy răng mãn tính và hình thành ổ mủ.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm tủy răng có mủ
Các biện pháp điều trị viêm tủy răng có mủ thường bao gồm loại bỏ ổ nhiễm trùng và kiểm soát cơn đau. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát và mức độ triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp.
Dưới đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm tủy răng có mủ:
1. Điều trị y tế
Viêm tủy răng có mủ là một trong những vấn đề nha khoa nghiêm trọng cần được tiến hành thăm khám và điều trị nhanh chóng nhằm tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số thủ thuật nha khoa thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm tủy răng có mủ:
- Dẫn lưu túi mủ: Bác sĩ nha khoa có thể dùng dụng cụ chuyên khoa rạch 1 đường nhỏ ở túi mủ nhằm dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Kế đến làm sạch tủy răng với dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối.
- Lấy tủy răng: Với những trường hợp tủy răng bị tổn thương nặng nề. Sau khi lấy dịch mủ và làm sạch, bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo trám buồng tủy, nơi chứng ống tủy và tủy răng. Bên cạnh đó, bác sĩ nha khoa cũng có thể che chắn răng bằng cách mão răng nhân tạo, thủ thuật này giúp tăng cường độ cứng và khỏe của răng.
- Nhổ răng: Với những trường viêm tủy răng có mủ tổn thương răng ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị nhổ bỏ răng. Biện pháp này còn giúp ngăn ngừa các túi mủ lan rộng cũng như phòng ngừa biến chứng phát sinh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Việc sử dụng thuốc kháng sinh được chỉ định với những trường hợp tình trạng nhiễm trùng lan rộng sang những khu vực xung quanh. Ngoài ra, với những nhóm đối tượng có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Lúc này bác sĩ nha khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh nhằm loại bỏ nhiễm trùng nhanh chóng.
2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh tuân thủ các chỉ định của bác sĩ nha khoa về các biện pháp y tế, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm khó chịu do bệnh lý gây ra.
Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, các mẹo chữa này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm tủy răng có mủ, không thể điều trị dứt điểm, do đó, người bệnh tránh phụ thuộc.
Dưới đây là một số cách chữa viêm tủy răng có mủ được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực:
- Súc miệng với nước muối sinh lý: Đây là một trong cách cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm do viêm tủy răng gây ra và làm sạch răng miệng hiệu quả. Sau khi vệ sinh răng miệng, lấy một ít nước muối sinh ngậm và súc miệng khoảng 2 phút rồi nhổ ra.
- Sử dụng baking soda: Baking soda có khả năng kháng khuẩn hiệu quả nên thường tận dụng để loại bỏ các mảng bám dư thừa, gây viêm nhiễm ở chân răng. Bạn cần chuẩn bị 1/2 muỗng baking soda, một ít muối và 1 ly nước. Hòa tan tất cả vào nước và để súc miệng mỗi ngày 2 lần.
- Chườm lạnh: Áp dụng biện pháp chườm lạnh sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức ở vùng răng bị ảnh hưởng. Người bệnh dùng một vài viên đá cho vào 1 miếng vải sạch rồi áp lên vùng má có tủy răng chứa mủ khoảng 15 phút để cảm nhận cơn đau dần thuyên giảm.
- Dùng tinh dầu đinh hương cải thiện: Loại tinh dầu này chứa các thành phần hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả nên được tận dụng trong chữa viêm tủy răng có mủ cũng như một số vấn đề liên quan đến nha khoa khác. Bạn có thể sử dụng vài giọt tinh dầu đinh hương pha với 1 muỗng dầu dừa, dầu oliu hoặc dầu jojoba. Sau khi vệ sinh răng miệng sạch thì dùng tăm bông thấm đều hỗn hợp và thoa lên khu vực cần điều trị. Sau vài phút thì súc miệng lại với nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha tinh dầu đinh hương với nước để súc miệng hàng ngày.
- Tinh dầu cỏ xạ hương: Các thành phần hoạt chất có trong tinh dầu cỏ xạ hương có công dụng chống vi khuẩn, tiêu trừ ký sinh trùng, giảm sưng viêm và kiểm soát ổ mủ tủy răng lan rộng. Chuẩn bị vài giọt tinh dầu pha với dầu oliu và thoa đều lên vùng răng bị ảnh hưởng sau khi đã được làm sạch. Áp dụng thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần đến khi các triệu chứng bệnh lý thuyên giảm.
- Hydrogen peroxide: Súc miệng với Hydrogen peroxide hay oxy già được xem là một trong những cách cải thiện tình trạng viêm tủy răng có mủ, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng hiệu quả. Người bệnh cần hòa tan Hydrogen peroxide 3% với một lượng lượng nước theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó dùng dung dịch này súc miệng hàng ngày, tránh nuốt.
Tình trạng viêm tủy răng có mủ là bệnh lý nhiễm trùng, có khả năng lan rộng sang các bộ phận khác nếu không được kiểm soát kịp thời đúng cách. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bệnh lý, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách kiểm soát và phòng ngừa viêm tủy răng có mủ hiệu quả
Viêm tủy răng có mủ là một trong những vấn đề nha khoa có mức độ nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng nhai, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe răng miệng mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát lâu dài.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Sau khi tiến hành điều trị bệnh, bác sĩ có thể thực hiện một số kỹ thuật chỉnh hình như bọc răng sứ, Inlay/ Onlay,… với trường hợp răng tổn thương nghiêm trọng. Những kỹ thuật này có thể giúp phục hồi chức năng và hình dáng răng. Đồng thời bảo vệ răng thật trước những tác động của vi khuẩn hoặc cơ học.
- Thực hiện thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện sớm những vấn đề nha khoa tiềm ẩn. Bên cạnh đó, bạn nên cạo vôi răng định kỳ phòng ngừa vi khuẩn phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.
- Chải răng mỗi ngày đều đặn từ 2 – 3 lần nhằm ngăn ngừa hình thành các mảng bám và vôi răng. Khi chải răng, cần lưu ý thao tác nhẹ nhàng, chải đầy đủ các mặt của răng để làm sạch toàn bộ thức ăn thừa. Ngoài ra, người bệnh nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.
- Dùng nước súc miệng sát khuẩn sau mỗi lần đánh răng để loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch các kẽ răng. Bởi các mảng bám, thức ăn ở những vị trí này gần như không thể loại bỏ khi súc miệng, chải răng thông thường.
- Tránh dùng răng cắn hoặc nhai những vật cứng. Bên cạnh đó, cần chú ý làm việc, sinh hoạt và khi tham gia giao thông để ngăn ngừa viêm tủy răng có mủ cho chấn thương.
- Hạn chế sử dụng thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, đồng thời cần giảm lượng đường có trong các bữa ăn. Thói quen ăn quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng, gây viêm tủy răng có mủ và những vấn đề nha khoa khác.
- Thay đổi các thói quen xấu tác động xấu đến sức khỏe răng miệng như uống bia rượu, hút thuốc lá, ít uống nước, thở bằng miệng, nghiến răng,… Những trường hợp bị trào ngược dạ dày, người bệnh cần tiến hành điều trị dứt điểm, tránh tình trạng bào mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy răng chứa mủ.
- Tăng cường bổ sung fluor thông qua uống nước, muối ăn và những sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, gel bôi, nước súc miệng. Fluor giúp tăng cường men răng, đồng thời ngăn ngừa tác động của các vi khuẩn gây hại.
- Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho răng như cua, nghêu, hàu, cá, tép, sữa bò, phô mai, các loại nấm, đậu,…
Viêm tủy răng có mủ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và chữa trị nhằm phòng ngừa biến chứng và dự phòng tái phát lâu dài.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Lấy Tủy Răng Mấy Lần Hẹn Mới Xong? Thời Gian Bao Lâu?
Tủy Răng Bị Thối Là Do Đâu? Điều Trị Thế Nào?
Viêm tủy răng hoại tử (chết tủy răng): Nguyên nhân và điều trị
Răng Bị Chết Tủy Có Nên Nhổ Bỏ Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!