Lựa chọn trụ Implant phù hợp là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant. Không ít trường hợp cấy ghép Implant để lại hậu quả nghiêm trọng do các biến chứng từ trụ Implant không đảm bảo chất lượng. Để đảm bảo lựa chọn trụ chất lượng, bạn đọc có thể tham khảo thông tin từ các Chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong bài viết sau.
Trụ Implant là gì?
Trụ Implant là một trong ba thành phần chính của răng Implant. Trụ có hình dáng tương tự như chiếc đinh nhỏ với kích cỡ tương đương với chân răng thật. Trụ Implant được làm bằng vật liệu Titanium tinh khiết nên có mức độ tương thích cao với xương răng.
Trong cấy ghép Implant, trụ Implant có vai trò tương tự như chân răng được cấy vào bên trong xương hàm. Sau đó, bác sĩ gắn mão răng sứ với trụ thông qua khớp nối (Abutment). Bộ phận này có vai trò cố định răng trên cung hàm nhằm tạo sự chắc chắc và ổn định khi ăn nhai.
Ngoài ra với dụng cụ này, áp lực khi nghiền nát thức ăn sẽ truyền đến xương hàm kích thích xương tiếp tục tái tạo và phát triển. Chính vì vậy, phương pháp này có thể hạn chế tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu năm. Trong khi đó, làm cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp đều không thể ngăn chặn hiện tượng này.
Trụ Implant là vật liệu dùng trong cấy ghép Implant, có tác dụng thay thế răng thật nâng đỡ mão sứ, đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ. Mặc dù khá phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cấu tạo trụ gồm những gì, phân biệt các sản phẩm như thế nào. Ở bài viết này, hãy tìm hiểu chi tiết về vật liệu này cùng top 6 sản phẩm chất lượng, được tin dùng nhất.
Cấu tạo trụ Implant gồm những bộ phận nào?
Cấu tạo trụ Implant gồm 3 phần là trụ Titanium, khớp nối Abutment, mão sứ. Khi trồng răng Implant, trụ Titanium sẽ được cấy ghép vào trong xương hàm ngay tại vị trí răng thật bị mất nhằm mục đích thay thế cho chân răng thật. Tiếp theo bác sĩ lần lượt gắn khớp nối Abutment và mão sứ.
- Phần trụ: Đây là loại trụ có cấu trúc bên ngoài tương tự chân răng, hình trụ hoặc thuôn dài như đinh ốc. Bề mặt trụ có vòng xoắn liên tục xuôi chiều, thông thường mỗi nhà sản xuất sẽ ứng dụng công nghệ xử lý bề mặt khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo khả năng trụ tích hợp vào tế bào xương là nhanh và chắc chắn nhất.
- Khớp nối Abutment: Khớp nối này là một chốt được làm từ chất liệu kim loại, hình trụ và có hai đầu. Một đầu được thiết kế khít để gắn với trụ, đầu còn lại giống như một lỗ của ống vít để bắt chặt khớp nối vào miệng trụ. Abutment chỉ được gắn cố định khi trụ đã tích hợp vào xương thành công. Lúc này nó đóng vai trò như một cùi răng có thể nâng đỡ mão răng giả.
- Mão răng sứ: Mão răng sứ là thân răng giả có chất liệu sứ hoặc kim loại từ yêu cầu của khách hàng, lõi rỗng bên trong nhằm mục đích úp sát khít lên đầu trên vít Abutment. Răng giả này có hình dáng, màu sắc, chức năng, kích thước tương tự răng thật đã mất. Khi gắn thân răng vào vít Abutment là giai đoạn cuối cùng trong quá trình trồng răng Implant.
Điểm tương đồng và khác biệt giữa các loại trụ Implant
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trụ Implant được tạo ra từ những nhà sản xuất khác nhau. Chúng sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt nên khách hàng thường gặp nhiều băn khoăn khi lựa chọn.
Giống nhau
Các loại trụ Implant dù thuộc thương hiệu nào vẫn có những đặc điểm chung như:
- Được làm từ chất liệu Titanium: Tất cả trụ dùng trong cấy ghép Implant đều được làm từ chất liệu Titanium – kim loại duy nhất đã được chứng minh hoàn toàn không gây hại với cơ thể, tương thích tốt trong môi trường khoang miệng, không gây kích ứng hay bị oxy hóa theo thời gian. Loại trụ này có độ bền cao, khả năng chịu lực lớn, có thể sử dụng trên 20 năm hoặc lâu hơn. Được biết các tổ chức Y tế lớn trên thế giới đã kiểm định và cấp phép cho Titanium được sử dụng để cấy ghép vào cơ thể người.
- Mang đến khả năng ăn nhai tốt: Loại trụ này được thiết kế có hình dạng tương tự răng thật, bề mặt được xử lý đặc biệt, có thể gắn kết chặt với xương và thay đảm bảo khả năng ăn nhai, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Các bác sĩ khi cấy ghép sẽ lựa chọn trụ có kích thước, chiều dài phù hợp, đảm bảo trụ không cắm quá sâu, không gây hại cho hệ thần kinh cũng như mô mềm.
Khác nhau
Như đã nói, mỗi trụ Implant có xuất xứ từ các thương hiệu khác nhau sẽ có điểm khác nhau về công nghệ chế tác, công nghệ xử lý bề mặt, thiết kế trụ để có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng.
- Kích thước trụ: Kích thước các trụ thường không giống nhau nhằm mục đích tạo ra sự đa dạng trong cấy ghép. Lý do là bởi từng vị trí mất răng có mật độ xương khác nhau, đồng thời khoảng cách đến xoang hàm, dây thần kinh có sự chênh lệch với từng khách hàng nên hình dáng, chiều dài trụ cũng khác nhau.
- Công nghệ xử lý bề mặt: Mỗi nhà sản xuất thường ứng dụng những công nghệ xử lý bề mặt Implant khác nhau. Hiện nay có 2 kỹ thuật xử lý chính đó là: Xử lý bằng thủy phân axit (EA), lúc này Implant sau khi được chế tác sẽ được nhúng qua một loại axit chuyên dụng để tạo độ thô ráp, giúp tế bào xương sau khi cấy ghép dễ dàng phát triển; Công nghệ xử lý SLA – Implant vẫn bao gồm quá trình thủy phân axit, tiếp đó sử dụng một bề mặt Ti-6AI-4V + AS bao bọc bên ngoài trụ Implant nhằm tạo tính năng dẫn tạo xương, cảm ứng sinh xương.
- Công nghệ xử lý vùng cổ trụ Implant: Có 3 công nghệ xử lý vùng cổ trụ Implant được ứng dụng phổ biến đó là: Xử lý vùng cổ bằng vi ren có thể tạo ra một lớp vi ren dày đặc, tăng diện tích tiếp xúc giữa cổ trụ Implant với xương, hạn chế kẽ hở vi kẽ; Công nghệ xử lý bằng laser tạo ra các đảo vi lưu, đảo tế bào nhân ở vùng cổ trụ, hỗ trợ xương và lợi bám tốt hơn; Công nghệ xử lý bằng Platform Switching là công nghệ kháng tiêu vùng cổ tốt nhất hiện nay, giúp kích thích tế bào xương phát triển ổn định, giảm áp lực nhau ở vùng cổ, thay vào đó phân bổ đều trên toàn bộ bề mặt Implant.
- Khả năng chịu lực: Khi so sánh khả năng chịu lực của trụ Implant, người ta sẽ dựa vào công nghệ sản xuất. Khi đó mỗi thương hiệu với công nghệ khác nhau nên độ chịu lực của Implant cũng không giống nhau. Thông thường những trụ được xử lý kết hợp thành phần sinh học sẽ tích hợp xương tốt và có độ chịu lực cao hơn.
- Khả năng tích hợp xương: Tốc độ lành thương và khả năng trụ Implant bám chặt vào xương sẽ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, cấu tạo bề mặt, đặc điểm cấu trúc trụ. Một trụ Implant thường mất 3 tháng để tích hợp xương, tuy nhiên hiện nay có nhiều Implant được xử lý bằng công nghệ SLA đẩy nhanh quá trình lành thương trong 6 – 8 tuần.
Top 6 loại trụ Implant tốt và phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trụ Implant được sử dụng như trụ Implant của Mỹ, Thụy Sỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc,… Bác sĩ sẽ dựa vào nhu cầu, cơ địa và khả năng tài chính của từng khách hàng để lựa chọn được loại trụ tốt và phù nhất.
Dưới đây là một số trụ răng Implant được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
1. Trụ Implant Megagen (Hàn Quốc)
Trong những năm gần đây, nhiều người lựa chọn trụ Implant Megagen của Hàn Quốc thay thế cho các loại trụ đắt tiền của Mỹ, Đức và Thụy Sỹ. Ưu điểm của Megagen – Hàn Quốc là chất liệu an toàn, lành tính, tỷ lệ cấy ghép thành công lên đến 100% và khả năng tích hợp xương tốt. Sử dụng loại trụ này có thể hạn chế tình trạng răng Implant bị lỏng lẻo, thiếu sự chắc chắn và không ổn định. Trụ Implant Megagen (Hàn Quốc) có giá khá rẻ chỉ khoảng 13 triệu đồng/ trụ.
2. Trụ Implant Mỹ Nobel Biocare
Trụ Implant Nobel Biocare là loại trụ răng Implant của Mỹ được sử dụng rất phổ biến trong kỹ thuật cấy ghép Implant. Loại trụ này được sử dụng rộng rãi trên 70 quốc gia với nhiều giải thưởng uy tín.
Trụ Implant Nobel Biocare có thể rút ngắn thời gian cấp ghép Implant từ 2 – 3 tháng so với các loại trụ thông thường. Trụ Implant Nobel Biocare có giá khoảng 15 – 17 triệu đồng tùy theo vị trí của răng và chi phí khớp nối sẽ dao động khoảng 6 – 6.5 triệu đồng. Đây là mức giá khá hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng.
3. Trụ Implant MIS của Đức
Trụ Implant MIS được sản xuất tại Đức có nhiều ưu điểm vượt trội. Trụ có hình dáng tương tự như chân răng thật với những vòng xoắn dọc theo thân trụ để thúc đẩy tốc độ tích hợp xương và tăng sự chắc chắn của răng giả. Trụ răng Implant MIS được làm từ chất liệu Titanium và được xử lý bề mặt khá tốt nên có thể hạn chế được tình trạng đào thải, bung bật sau một thời gian cấy ghép.
Trụ Implant MIS có thiết kế hình nón với khả năng chịu lực lớn, chống xoay và được thiết kế thêm một số vòng siêu nhỏ trên cổ Implant MIS để giảm lực nén tại vùng biểu mô. Ưu điểm của loại trụ này là tính thẩm mỹ cao và ít gặp phải tình trạng viêm quanh trụ Implant, đào thải, nứt/ gãy trụ,… Tuy nhiên, giá của trụ Implant MIS Đức tương đối cao (dao động từ 24 – 30 triệu đồng).
4. Trụ Implant Straumann
Straumann là thương hiệu sản xuất trụ Implant nổi tiếng của Thụy Sĩ. Trụ được làm từ vật liệu Titanium có độ tinh khiết cao nên có thể đẩy nhanh tốc độ tích hợp với xương hàm và mô mềm xung quanh. Nhờ vậy, quá trình lành thương và thời gian cấy ghép răng Implant sẽ được rút ngắn đáng kể.
Trụ Implant Straumann có 2 loại là Straumann SLA bone level được sử dụng để cấy ghép răng cửa và trụ Straumann SLA Tisue Level được dùng để cấy ghép các răng tiền hàm và răng hàm. Tất cả các loại trụ do thương hiệu Straumann sản xuất đều đã được kiểm định về tính an toàn và tỷ lệ cấy ghép thành công 100%. Khuyết điểm của loại trụ này là chi phí cao, khoảng từ 29 – 35 triệu/trụ.
5. Trụ Implant Tekka của Pháp
Trụ Implant Tekka là một trong những loại trụ Implant được ưa chuộng tại nước ta. Loại trụ này được sản xuất bởi thương hiệu Global B của Pháp.
Với công nghệ xử lý bề mặt SA2 với 2 lần axit etching, trụ Implant Tekka của Pháp có hiệu quả tích hợp xương khớp nhanh chóng. Nhờ vậy, tỷ lệ cấy ghép thành công lên đến 99% và trụ có thể bền vững trọn đời nếu chăm sóc đúng cách. Trụ Implant Tekka có giá khá hợp lý khoảng 25 triệu đồng/ trụ.
6. Implant Dentium Hàn Quốc
Trụ Implant Dentium là một trong những loại trụ được sử dụng phổ biến trong phương pháp trồng răng bằng Implant. Ưu điểm vượt trội nhất của loại trụ này là chi phí hợp lý nhưng chất lượng không thua kém với các loại trụ Implant đến từ những thương hiệu nổi tiếng.
Trụ Implant Dentium Hàn Quốc có khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ lâu dài và chi phí khá hợp lý (khoảng 15 – 17 triệu đồng).
Trụ Implant là một trong ba thành phần chính của răng Implant. Vì vậy, cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn được loại trụ phù hợp với cơ địa và khả năng tài chính. Ngoài ra trước khi đưa ra quyết định, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.
Bài viết liên quan
Trụ Implant Dio Có Tốt Không? Ưu Điểm Và Bảng Giá Cụ Thể
Chia Sẻ Thực Tế Quá Trình Trồng Răng Implant Tại ViDental [Độc Quyền]
Trồng răng Implant có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không?
Bắc cầu răng sứ là gì? Quy trình và chi phí thực hiện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!