Các loại thuốc giảm đau răng của Nhật được người tiêu dùng đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng. Nếu thường xuyên bị đau nhức răng, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc thông dụng để sử dụng khi cần.
10 Loại thuốc giảm đau răng của Nhật tốt nhất hiện nay
Đau răng là triệu chứng rất phổ biến và hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải tình trạng ít nhất một lần trong đời. Răng có thể bị đau nhức do mọc răng sữa, răng khôn hoặc do ảnh hưởng của các vấn đề nha khoa như viêm nướu răng, sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,…
Với những cơn đau nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau răng tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp tại nhà mang lại hiệu quả khá hạn chế và đôi khi không có tác dụng. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau răng của Nhật để giảm đau nhức và cải thiện các triệu chứng khó chịu đi kèm.
Các loại thuốc của Nhật thường có công thức an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ do đã được kiểm định kỹ lưỡng. Hiện tại, hầu hết thuốc giảm đau răng của Nhật có mặt trên thị trường nước ta đều là thuốc không kê toa nên có thể dùng mà không cần chỉ định của bác sĩ.
Nếu đang gặp phải tình trạng răng đau nhức, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị đau răng của Nhật như:
1. Thuốc giảm đau răng của Nhật Eve A
Eve A là loại thuốc giảm đau răng được sử dụng thông dụng ở Nhật Bản. Thuốc được dùng để giảm đau trong nhiều trường hợp khác nhau như đau đầu, đau răng, đau nhức cơ thể do chấn thương nhẹ, do tập luyện với cường độ cao,… Vì vậy, bạn có thể sử dụng Eve A để cải thiện tình trạng đau nhức răng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hoạt chất của thuốc Eve A là Ibuprofen – thuốc chống viêm không steroid. Ibuprofen có tác dụng ức chế COX 1 và 2, từ đó làm giảm tổng hợp prostaglandin và cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm. Có khá nhiều loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng, trong đó Ibuprofen được đánh giá là loại thuốc an toàn và ít tác dụng phụ nhất.
Ngoài ra, công thức của loại thuốc này còn chứa Allylisopropylacetylurea. Hoạt chất này có tác dụng an thần nhẹ và hiện nay chỉ còn được sử dụng ở Nhật Bản. Allylisopropylacetylurea kết hợp với Ibuprofen giúp tăng hiệu quả giảm đau, đồng thời giải tỏa căng thẳng và tránh tình trạng mất ngủ, khó ngủ do cơn đau bùng phát nhiều vào ban đêm.
Thuốc giảm đau răng của Nhật Eve A được dùng để giảm đau răng do chấn thương, mọc răng và do các bệnh nha khoa. Tương tự như các loại thuốc chống viêm không steroid khác, Ibuprofen có thể gây chảy máu kéo dài. Do đó, thuốc Eve A không được dùng để giảm đau sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, ghép nướu, cắt lợi,…
Chống chỉ định:
- Dị ứng với các thành phần trong thuốc
- Từng xuất hiện cơn hen cấp, nổi mề đay khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Trẻ em dưới 15 tuổi
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
Ibuprofen được sử dụng trong nhiều biệt dược. Để tránh tình trạng dùng quá liều, không nên phối hợp thuốc giảm đau Eve A với các loại thuốc giảm đau, hạ sốt khác.
Cách sử dụng:
- Dùng thuốc bằng đường uống
- Uống mỗi lần 1 – 2 viên, ngày dùng 3 lần mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
- Chỉ nên dùng tối đa 3 – 5 ngày nếu không có toa của bác sĩ.
Giá bán tham khảo: 240.000 đồng/ hộp
Ibuprofen trong thuốc Eve A có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, thực quản. Để hạn chế tác dụng ngoại ý, nên uống thuốc sau khi ăn no và hạn chế dùng món ăn, thức uống kích thích lên dạ dày như món ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn,…
2. Thuốc giảm đau răng của Nhật Bản Loxonin S
Loxonin S là một trong những loại thuốc giảm đau răng của Nhật được ưa chuộng hiện nay. Thuốc chứa thành phần chính là Loxoprofen natri hydrat với hàm lượng 60mg. Loxoprofen là thuốc chống viêm không steroid có thể sử dụng mà không cần kê toa. Ở nước ta, ít có hãng dược phẩm sản xuất biệt dược giảm đau chứa hoạt chất này.
Loxoprofen có tác dụng hạ sốt mạnh, giảm đau và kháng viêm nhanh nên thích hợp dùng trong trường hợp đau răng do mọc răng khôn, viêm nướu răng cấp tính, áp xe răng,… Cơ chế của thuốc là giảm sinh tổng hợp chất trung gian trong phản ứng viêm – prostaglandin. Do đó, thuốc vừa có tác dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả.
Chống chỉ định:
- Dị ứng với Loxoprofen hoặc các thành phần khác trong thuốc
- Tiền sử dị ứng với các loại thuốc chống viêm không steroid khác
- Viêm loét dạ dày tiến triển
- Phụ nữ mang thai
- Có vấn đề về gan, thận, tim mạch,…
Ngoài những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối, những đối tượng đặc biệt như tiền sử loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, bệnh Crohn, hen suyễn, rối loạn chảy máu,… cũng nên thận trọng khi dùng Loxonin S.
Cách sử dụng – liều lượng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống
- Dùng 1 viên/ lần, uống 3 lần/ ngày (mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ)
- Trong trường hợp răng đau nhức nhiều, có thể uống 2 viên/ lần nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ
Giá bán tham khảo: 230.000 đồng/ hộp 12 viên
3. Kem bôi Kobayashi giảm sưng đau nướu răng của Nhật
Trong trường hợp cơn đau có mức độ nhẹ và đi kèm với hiện tượng nướu răng sưng đỏ, bạn nên dùng thuốc bôi thay vì thuốc uống. Kem bôi Kobayashi giảm sưng đau nướu răng được dùng trực tiếp lên vùng nướu bị tổn thương. Sản phẩm được khuyên dùng trong trường hợp răng đau nhức do loét miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng,…
Thành phần chính của sản phẩm là Hinokitiol (chiết xuất cây tuyến tùng đỏ) có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và virus mạnh. Ngoài ra, Hinokitiol còn có hiệu quả kháng viêm và thúc đẩy chức năng miễn dịch của cơ thể. Với công năng đa dạng, chiết xuất tuyến tùng đỏ có thể giảm đau nhức, sưng viêm nướu răng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bên cạnh đó, công thức của sản phẩm còn được bổ sung Cetylpyridinium Chloride (tác dụng sát trùng, khử khuẩn), Glycyrrhizate Allantoin (chiết xuất cam thảo có hiệu quả chống kích ứng và làm dịu),… Với công thức tối ưu, sản phẩm có thể giảm hiện tượng sưng nướu và đau nhức răng.
So với thuốc dạng uống, kem bôi Kobayashi có độ an toàn cao hơn vì không dung nạp vào cơ thể và công thức chứa thành phần chủ yếu là chiết xuất tự nhiên. Ngoài giảm sưng đau nướu răng, sản phẩm còn được dùng để giảm đau niêm mạc miệng do nhiệt miệng, kích ứng miệng,…
Hướng dẫn sử dụng:
- Súc miệng sạch, lau khô vùng nướu bị sưng viêm
- Dùng một ít gel thoa lên để giảm đau nhức
- Sử dụng đều đặn 2 lần/ ngày (sáng – tối) trong vài ngày để giảm đau nướu, nhức răng hiệu quả
Giá bán tham khảo: 250.000 đồng/ tuýp
4. Kem bôi giảm đau răng, viêm lợi Medicare
Kem bôi Medicare được sử dụng để giảm đau, sưng nướu do bệnh viêm lợi. Viêm lợi là vấn đề nha khoa thường gặp, xảy ra khi nướu sưng và kích ứng do vi khuẩn thường trú trong khoang miệng phát triển quá mức. Thoa thuốc lên nướu răng giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời làm mát và giảm đau nhức hiệu quả.
Thành phần chính của thuốc kem bôi giảm đau Medicare là Dibucain – hoạt chất gây tê cục bộ và Cetylpyridinium chloride có tác dụng khử trùng, sát khuẩn. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát, giảm sưng đau hiệu quả. Ngay sau khi thoa thuốc lên nướu răng, hiện tượng nóng rát, khó chịu và đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.
Kem bôi giảm đau răng Medicare được sử dụng lên nướu răng nên ít gặp phải tác dụng phụ. Thuốc được khuyên dùng trong trường hợp đau nhức răng do viêm lợi, viêm nha chu,… Ngoài ra, những trường hợp bị nhiệt miệng, kích ứng niêm mạc miệng do chấn thương và bỏng nhẹ cũng có thể dùng thuốc để sát trùng, giảm đau.
Hướng dẫn sử dụng:
- Vệ sinh răng miệng và dùng khăn lau khô lên vùng nướu cần sử dụng thuốc
- Dùng một lượng nhỏ thoa lên nướu và đợi thuốc thẩm thấu hoàn toàn
- Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày hoặc có thể dùng nhiều lần nếu nướu sưng đau nhiều
Giá bán tham khảo: 360.000 đồng/ tuýp 4g
5. New Konjisui – Thuốc giảm đau răng sâu của Nhật
New Konjisui là thuốc giảm đau răng của Nhật, được bào chế ở dạng lỏng và được dùng trực tiếp lên răng sâu để giảm hiện tượng đau nhức, khó chịu. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thuốc New Konjisui có thể sử dụng để giảm đau do sâu răng cho trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.
Thành phần chính của thuốc là Phenol, Alcohol và Camphor. Cả ba hoạt chất này đều có tác dụng giảm đau và chống viêm tốt. Ngoài ra, thuốc còn chứa tinh dầu đinh hương, dầu bạc hà, dầu quế có tác dụng làm dịu cơn đau, kháng viêm và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Thuốc giảm đau New Konjisui chứa thành phần chủ yếu là chiết xuất từ tự nhiên nên tương đối an toàn khi sử dụng. Với công thức lành tính, loại thuốc này có thể dùng nhiều lần trong ngày để giảm đau nhức, ê buốt do sâu răng gây ra. Thuốc New Konjisui có thành phần khá đa dạng nên bạn cần đọc kỹ để tránh hiện tượng dị ứng.
Cách sử dụng thuốc giảm đau răng New Konjisui của Nhật Bản:
- Cho thuốc vào bông gòn, sau đó cho vào lỗ sâu răng
- Cắn chặt bông gòn trong vài phút để các hoạt chất thẩm thấu vào bên trong giúp giảm đau và chống viêm
- Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày hoặc bất cứ lúc nào cơn đau bùng phát
Giá bán tham khảo: 130.000 đồng/ chai
6. Dung dịch giảm đau răng Shoyo Kobayashi
Dung dịch Shoyo Kobayashi được sử dụng để giảm đau nhức do viêm chân răng. Sản phẩm này là dược phẩm của thương hiệu Kobayashi của Nhật Bản.
Thành phần của dung dịch giảm đau Shoyo Kobayashi chủ yếu là chiết xuất tự nhiên như Cetylpyridinium Chloride và Hinokitiol có tác dụng diệt khuẩn, Dipotassium glycyrrhizinate có đặc tính kháng viêm và Allantin có hiệu quả phục hồi, sửa chữa các mô bị tổn thương. Với những thành phần lành tính, sản phẩm có hiệu quả giảm đau nhanh nhưng không gây kích ứng hay dị ứng khi sử dụng.
Dung dịch giảm đau Shoyo Kobayashi được sử dụng bằng cách chấm trực tiếp lên nướu răng. Sau đó, thành phần trong sản phẩm thẩm thấu vào bên trong nhằm kháng viêm và giảm đau nhức. Sau vài ngày sử dụng, tình trạng đau nhức răng và sưng nướu là thuyên giảm rõ rệt.
Hướng dẫn sử dụng:
- Đánh răng và súc miệng sạch sẽ
- Sau đó, dùng tăm bông thấm hút dung dịch thoa lên nướu răng
- Sử dụng đều đặn 2 – 4 lần/ ngày để giảm sưng nướu và đau nhức răng
Giá bán tham khảo: 350.000 đồng/ chai 20g
7. Thuốc giảm đau răng của Nhật Bufferin Premium
Bufferin Premium là một trong những loại thuốc giảm đau răng cấp tốc của Nhật được ưa chuộng trên thị trường. Loại thuốc này kết hợp giữa Acetaminophen 65mg và Ibuprofen 65mg nên có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt hiệu quả.
Thuốc giảm đau răng Bufferin Premium của Nhật Bản được khuyên dùng trong trường hợp đau răng do mọc răng khôn, đau răng sau khi nhổ răng, do sâu răng, viêm tủy răng và áp xe răng. Ngoài hiệu quả giảm đau, thuốc còn giúp cải thiện tình trạng sốt cao và sưng lợi, sưng hạch góc hàm.
Nhờ kết hợp giữa hai hoạt chất là Ibuprofen và Acetaminophen nên thuốc giảm đau răng của Nhật Bufferin Premium mang lại hiệu quả giảm đau nhanh, thích hợp với những trường hợp đau nhiều. Thuốc có kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa nên cần uống sau khi ăn no và hạn chế đồ uống chứa cồn trong thời gian dùng thuốc.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống
- Mỗi lần dùng từ 1 – 2 viên, ngày dùng 2 – 3 lần tùy theo mức độ cơn đau
- Mỗi lần uống phải cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ
Giá bán tham khảo: 350.000 đồng/ hộp
8. Thuốc chữa đau răng của Nhật Aspirin
Thuốc Aspirin của Nhật có tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Loại thuốc này được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như đau đầu, đau nhức xương khớp, đau do chấn thương mô mềm, đau nhức răng,… Hoạt chất Aspirin thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) với cơ chế ức chế tập kết tiểu cầu, ức chế sinh tổng hợp prostaglandin (chất trung gian trong phản ứng viêm).
Nếu bị đau nhức răng do các bệnh nha khoa và do mọc răng, bạn có thể sử dụng Aspirin để giảm cơn đau cùng với một số triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, không nên dùng loại thuốc này để giảm đau sau khi nhổ răng và thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
Lý do là vì Aspirin có tác dụng chống tập kết tiểu cầu nên có thể gây chảy máu kéo dài và ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Dùng loại thuốc này sau khi nhổ răng có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm ổ xương răng khô,… Do đó, sau khi nhổ răng, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc giảm đau răng chứa Paracetamol thay vì thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống
- Mỗi lần dùng 1 viên, ngày dùng 2 – 3 lần
- Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng phải kéo dài ít nhất 4 tiếng đồng hồ
Giá bán tham khảo: 250.000 đồng/ hộp 30 viên
Chống chỉ định thuốc giảm đau răng Aspirin của Nhật cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị loét dạ dày tiến triển, tiền sử chảy máu dạ dày,… Ngoài ra, người từng dị ứng với thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cũng không nên sử dụng Aspirin do nguy cơ dị ứng chéo.
9. Tylenol – Thuốc trị đau răng của Nhật cực hiệu quả
Tylenol là biệt dược của Paracetamol được sản xuất ở nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản,… Nếu có vấn đề về dạ dày và không thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bạn có thể sử dụng loại thuốc này để giảm đau nhức răng.
Paracetamol chỉ làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương nên không có tác dụng chống viêm và chống tập kết tiểu cầu. Nhờ vậy, thuốc giảm đau răng Tylenol của Nhật không gây kích thích lên niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, vì cơ chế hạn chế hơn so với thuốc chống viêm không steroid nên thuốc chỉ có hiệu quả với cơn đau nhẹ đến trung bình.
Chỉ sử dụng thuốc giảm đau răng Tylenol cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi và người dị ứng với Paracetamol. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú có thể dùng Tylenol để giảm đau nhức răng nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng thuốc bằng đường uống
- Mỗi lần uống từ 1 – 2 viên, ngày dùng từ 2 – 3 lần
- Mỗi liều cách nhau từ 5 – 6 tiếng đồng hồ
Giá bán tham khảo: 400.000 đồng/ hộp
10. Kem bôi giảm đau chân răng Dent Health R
Nếu bị đau nhức răng do viêm chân răng, bạn có thể sử dụng kem bôi Dent Health R để cải thiện. Đây là một trong những loại thuốc giảm đau răng của Nhật nhận được nhiều reviews tốt và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Công thức của loại thuốc này bao gồm các chất khử khuẩn, sát trùng như Cetylpyridinium, Hinokitiol, Dipotassium glycyrrhizinate, L-Mentor, Allantoin,… Trong đó, Cetylpyridinium có đặc tính ức chế vi khuẩn, nấm và virus. Hinokitiol có tác dụng giảm sưng và se nướu răng giúp chân răng cứng chắc, tránh lung lay.
Dipotassium glycyrrhizinate có đặc tính chống viêm, giảm đau nhức và sưng đỏ. Allantoin được bổ sung vào thành phần của sản phẩm nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa.
Với công thức tối ưu, thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng. Sau khi thoa thuốc lên nướu răng bị viêm, tình trạng nướu tấy đỏ và đau nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, thuốc Dent Health R còn được dùng để giảm triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Vì là thuốc bôi ngoài nên loại thuốc này tương đối an toàn, lành tính và có thể dùng mà không cần toa của bác sĩ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thoa trực tiếp thuốc lên vùng nướu bị kích ứng, đau nhức
- Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ thoa lên nướu răng
- Dùng 2 – 4 lần/ ngày tùy theo tình trạng sưng đau của nướu răng
Giá bán tham khảo: 325.000 đồng/ tuýp 20g
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng của Nhật Bản
Các loại thuốc chữa đau răng của Nhật Bản có ưu điểm là công thức lành tính và có thể sử dụng mà không cần kê toa. Nếu sử dụng đúng cách, tình trạng răng đau nhức, khó chịu sẽ thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên trước khi dùng các loại thuốc giảm đau răng của Nhật, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc chỉ có thể làm giảm cơn đau tạm thời. Để trị dứt điểm đau nhức răng, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây đau răng và can thiệp phương pháp điều trị phù hợp.
- Các loại thuốc giảm đau răng của Nhật thường sử dụng những hoạt chất giảm đau, chống viêm phổ biến như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen,… Do đó, nên tránh dùng phối hợp với các loại thuốc giảm đau không kê toa vì có thể dẫn đến tình trạng quá liều.
- Đa số thuốc giảm đau của Nhật có thể dùng mà không kê toa. Tuy nhiên, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và trao đổi với dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
- Chú ý những biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng để kịp thời phát hiện tác dụng phụ. Nếu có biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, phát ban, hen suyễn, khó thở, sưng cổ họng,… bạn nên ngưng dùng thuốc và đến ngay bệnh viện vì dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục sử dụng.
- Ngoài sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng thêm một số cách trị đau răng tại nhà như chườm ấm, ngậm nước muối ấm,… để giảm nhẹ cơn đau. Kết hợp dùng thuốc và biện pháp tại nhà sẽ giúp kiểm soát cơn đau nhức răng hữu hiệu, đồng thời hạn chế được tình trạng lạm dụng thuốc.
- Như đã đề cập, đau răng chỉ là triệu chứng. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện/ phòng khám để được thăm khám. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị và khắc phục phù hợp.
Các loại thuốc giảm đau của Nhật khá được ưa chuộng ở thị trường Việt Nam. Trước khi dùng thuốc, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ về thành phần, liều lượng và cách sử dụng. Ngoài ra, nên chọn địa chỉ uy tín để tránh mua phải thuốc giả, nhái và kém chất lượng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Sự Thật Cây Cúc Áo Trị Đau Răng Và Những Cách Chữa Hiệu Quả Nhất
10 Món Ăn Mềm Tốt Cho Người Bị Đau Răng Hỗ Trợ Giảm Đau
10 Cách Giảm Đau Răng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh
Đau răng ở người già: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!