Răng bé bị sún cụt viêm tủy ảnh hưởng đáng kể đến việc phát âm và chức năng ăn nhai. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài còn khiến trẻ mất tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp. Do đó, bố mẹ cần phải trang bị những kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng cho bé.
Răng bé bị sún cụt viêm tủy – Dấu hiệu nhận biết
Sún răng là bệnh nha khoa thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Biểu hiện của bệnh lý này khá giống với sâu răng nhưng sún răng hầu như không gây đau nhức hay ê buốt. Sún răng xảy ra khi các mô cứng của răng bị tiêu hủy và mủn dần theo thời gian khiến răng cụt lủn và chỉ còn lại một phần chân răng màu đen nằm sát mô nướu.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sún răng không gây ra các biến chứng nặng nề như sâu răng. Tuy nhiên, tình trạng răng sún cụt có thể làm tổn thương tủy răng và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bên cạnh đó, 1 – 3 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu tập nói. Nếu răng sún cụt, trẻ sẽ khó có thể phát âm chuẩn và dễ gặp phải tình trạng nói ngọng, chậm nói.
Để kịp thời điều trị, bố mẹ cần phát hiện sớm tình trạng răng bé bị sún cụt viêm tủy thông qua các dấu hiệu sau:
- Răng sún cụt chỉ còn lại chân răng
- Hình dáng của răng bị phá hủy, các răng không đồng đều về kích thước, màu sắc,…
- Bề mặt răng xuất hiện các đốm nâu, đen khá giống với sâu răng
- Răng sún cụt viêm tủy có thể gây sưng nướu răng xung quanh nhưng hiếm khi dẫn đến đau nhức hay ê buốt
Khác với sâu răng ở trẻ em, sún răng hầu như không gây ra cảm giác khó chịu nên trẻ thường không than phiền với bố mẹ. Nếu không chú ý, sún răng có thể tiến triển khiến răng sữa bị phá hủy hoàn toàn.
Nguyên nhân khiến răng bé bị sún cụt viêm tủy
Sún răng là vấn đề nha khoa thường gặp nhưng hiện tại chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lo lắng quá. Trong cơ chế bệnh sinh của bệnh sún răng không có sự tham gia của vi khuẩn nên không dẫn đến áp xe như sâu răng.
Qua một số nghiên cứu được thực hiện, các chuyên gia nhận thấy răng bé bị sún cụt viêm tủy có liên quan đến các yếu tố sau đây:
1. Bẩm sinh
Sún răng nói chung và răng sún cụt viêm tủy nói riêng có liên quan đến yếu tố di truyền. Đa số những trẻ mắc phải bệnh lý này đều có anh chị em từng bị sún răng. Ngoài ra, bố mẹ bị thiểu sản men răng cũng có thể làm gia tăng tỷ lệ sún răng ở trẻ nhỏ.
Các vấn đề này đều có liên quan đến nồng độ khoáng chất trong cấu trúc răng thấp. Kết quả là các mô cứng của răng bị tiêu và mủn dần ngay cả khi không có sự tham gia của vi khuẩn gây sâu răng (Streptococcus mutans).
2. Vệ sinh răng miệng kém
Hầu hết các bệnh về răng miệng đều có liên quan đến thói quen vệ sinh kém. Trẻ dưới 3 tuổi thường chưa thể chải răng và súc miệng nên mảng bám tích tụ nhiều thành vôi răng. Kết quả là khiến cho răng bị viêm lợi, sún cụt và gia tăng các vấn đề nha khoa khác như sâu răng, viêm lợi, hôi miệng,…
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên dùng khăn sữa ẩm để lau sạch răng và miệng cho trẻ sau khi ăn uống. Ngoài ra, nên hướng dẫn trẻ uống nhiều nước sau bữa ăn để làm chậm quá trình tích tụ mảng bám và ngăn ngừa hình thành vôi răng.
3. Thiếu khoáng chất
Khoáng chất là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình hình thành răng. Cung cấp đủ khoáng chất giúp răng cứng chắc và tránh được tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Ngược lại, thiếu khoáng chất khiến răng suy yếu, thường xuyên bị lung lay và bị mủn dần theo thời gian.
Thiếu khoáng chất có liên quan đến chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hoặc do trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến hấp thu kém. Ngoài ra, các bác sĩ cũng nhận thấy, chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng đến mầm răng sữa. Răng sữa yếu, bị sún cụt và viêm lợi có thể do mẹ bầu ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
4. Do thói quen ăn uống
Ngoài những nguyên nhân trên, thói quen ăn uống không phù hợp có thể là nguyên nhân khiến răng bé bị sún cụt viêm tủy. Dưới đây là một số thói quen không lành mạnh có thể gây ra tình trạng này:
- Thường xuyên bú sữa trước khi ngủ là thói quen thường thấy ở trẻ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến cho đường và axit lactic trong sữa bám trong khoang miệng, sau đó tạo điều kiện thuận lợi để hại khuẩn phát triển. Kết quả là gây hôi miệng, viêm lợi, sún răng và sâu răng.
- Thói quen ăn bánh kẹo, uống sữa, nước ngọt có gas,… cũng có thể là yếu tố gia tăng nguy cơ khiến răng bé bị sún cụt viêm tủy. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường còn gia tăng mảng bám, cao răng và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng thường gặp khác.
- Trẻ có thói quen dùng thức ăn, đồ uống chứa nhiều axit như chanh, me, nước ngọt có gas và món ăn quá nóng/ quá lạnh cũng gia tăng nguy cơ sún cụt răng. Bởi răng sữa có kết cấu mỏng và yếu nên dễ bị tổn thương bởi tác động bởi nhiệt độ, axit trong thức ăn.
5. Không điều trị kịp thời bệnh sún răng
Sún răng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lý này có thể được kiểm soát và giúp bảo tồn răng tối đa. Ngược lại, trong trường hợp chủ quan không thăm khám và điều trị sớm, sún răng có thể tiến triển đến khi răng bị phá hủy hoàn toàn còn lại phần chân răng đen nằm sát lợi đi kèm với tình trạng sưng nướu và viêm tủy.
Đa số người Việt đều không có thói quen khám nha khoa định kỳ. Chính thói quen này là nguyên nhân khiến cho các vấn đề nha khoa tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nặng nề. Do đó, khi trẻ mọc răng, bố mẹ hầu như không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng và khám nha khoa 1 – 2 lần/ năm.
Răng sún cụt viêm tủy có nguy hiểm không?
Răng bé bị sún cụt viêm tủy hầu như không đau hay khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này cần phải được điều trị để đảm bảo trẻ có thể ăn nhai một cách dễ dàng và không gặp phải các vấn đề liên quan đến phát âm.
Ngoài ra, tình trạng răng sún cụt chỉ còn lại chân răng cũng khiến trẻ tự ti khi giao tiếp. Chính vì vậy, khi nhận thấy răng bé sún cụt viêm tủy, bố mẹ nên cho trẻ đến phòng khám nha khoa trong thời gian sớm nhất. Điều trị sớm sẽ giúp bảo tồn răng, tránh ảnh hưởng đến khả năng phát âm và ăn nhai.
Trong trường hợp nướu răng sưng đỏ và đau nhức nhiều, nên đưa trẻ đến phòng khám sớm. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu của áp xe răng và một số biến chứng nha khoa.
Cách điều trị, chăm sóc răng bé bị sún cụt viêm tủy
Khi răng bé bị sún cụt viêm tủy, gia đình nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra và điều trị. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn gia đình một số biện pháp chăm sóc tại nhà để có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
1. Thăm khám và điều trị y tế
Sau khi thăm khám và xác định được nguyên nhân khiến răng bé bị sún cụt viêm tủy, bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng trường hợp. Hiện tại, không có cách để điều trị sún răng dứt điểm nên bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp nhằm bảo tồn các răng còn lại.
Các biện pháp điều trị răng bé bị sún cụt viêm tủy:
- Sử dụng thuốc: Trong trường hợp viêm tủy gây sưng đỏ nướu răng và chảy máu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc bôi hoặc uống có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn. Đối với những trường hợp nhẹ, gia đình có thể pha nước muối loãng để trẻ súc miệng hằng ngày.
- Chụp thép sẵn có (SSC): SSC là các mão răng được làm bằng thép có sẵn với kích thước khác nhau. SSC được sử dụng để bảo vệ răng hàm của bé trong trường hợp những răng còn lại bị sún cụt và sâu răng. Chụp thép giúp bảo tồn răng và giúp trẻ ăn uống thoải mái, dễ dàng.
- Liệu pháp fluor: Trong một số trường hợp, thiếu fluor là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sún cụt và viêm lợi. Vì vậy, bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp fluor để củng cố độ chắc khỏe của răng và giúp ngăn chặn quá trình tiêu mủn răng.
Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị, tình trạng răng bé sún cụt và viêm tủy sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Chăm sóc tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị y tế, gia đình cũng có thể cải thiện tình trạng răng sún cụt viêm tủy bằng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Các biện pháp này có thể cải thiện tình trạng sún răng, viêm tủy và ngăn sự phát triển của hại khuẩn trong khoang miệng.
Các biện pháp chăm sóc răng bé bị sún cụt viêm tủy ngay tại nhà:
- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ đánh răng không dùng kem đánh răng. Chải răng hằng ngày sẽ giúp làm sạch mảng bám, thức ăn thừa và ngăn ngừa cao răng tích tụ.
- Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn để tránh tích tụ mảng bám và cao răng. Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ ngậm các loại kẹo không đường chứa xylitol để giảm hôi miệng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
- Hạn chế đường trong chế độ ăn của bé. Không cho trẻ sử dụng bánh kẹo và nước ngọt có gas. Thay vào đó, có thể dùng mật ong và trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn.
- Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu khoáng chất như hải sản, các loại đậu, hạt, trứng, thịt,… để củng cố độ chắc khỏe của men răng. Ngoài ra, mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ăn rau củ vì chất xơ có thể trung hòa axit do vi khuẩn và làm sạch mảng bám tích tụ.
Răng bé bị sún cụt viêm tủy là tình trạng khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Nếu gặp phải tình trạng này, gia đình nên cho trẻ thăm khám sớm để tránh ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và làm gián đoạn quá trình phát triển ngôn ngữ. Để phòng ngừa các vấn đề nha khoa cho cả gia đình, bố mẹ cũng cần cần tập thói quen khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Vĩnh Viễn Của Trẻ Bị Lung Lay: Nguyên nhân, Cách khắc phục
Trẻ bị viêm lợi và sốt nguy hiểm không? Cách trị an toàn cho bé
Răng sữa của bé bị mủn: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khớp Cắn Ngược Ở Trẻ Nhỏ: Nguyên nhân và Phương pháp khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!