Niềng răng – chỉnh nha có thể làm thay đổi một số đường nét trên khuôn mặt. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ có sự khác biệt tùy theo khuyết điểm của răng, độ tuổi chỉnh nha và tay nghề – kỹ thuật của bác sĩ.
Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?
Niềng răng – chỉnh nha được biết đến là phương pháp nắn chỉnh răng về đúng vị trí thông qua sử dụng các khí cụ chỉnh nha như khay niềng trong suốt và mắc cài. Phương pháp này giúp khắc phục tình trạng răng mọc lệch, chen chúc, răng hô, móm và thưa. Qua nguyên lý điều chỉnh vị trí của răng, niềng răng – chỉnh nha giúp khắc phục khớp cắn sâu, ngược và khớp cắn hở một cách triệt để.
Trong quá trình niềng răng, cấu trúc của răng sẽ có sự thay đổi rõ rệt và khuôn mặt cũng trở nên cân đối hơn. Do đó, không ít bạn đọc băn khoăn về vấn đề “Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?”.
Về cơ bản, thay đổi cấu trúc khuôn mặt không nằm trong nguyên lý hoạt động và tác dụng của niềng răng – chỉnh nha. Tuy nhiên, bằng cách tạo ra sự tương quan giữa răng hàm trên và răng hàm dưới, khuôn mặt ít nhiều sẽ có sự thay đổi sau khi niềng – đặc biệt là với những trường hợp răng có quá nhiều khuyết điểm.
Khi 2 hàm răng được điều chỉnh về đúng hệ trục, cấu trúc và các cơ trên khuôn mặt sẽ được giải phóng. Toàn bộ khuôn mặt sẽ trở nên hài hòa, nhẹ nhàng và cân đối hơn. Sự khác biệt rõ rệt nhất thường nhận thấy ở khuôn miệng, dáng cằm và mũi. Đây đều là những bộ phận quan trọng của khuôn mặt nên việc thay đổi hình dáng của những bộ phận này sẽ tác động không nhỏ đến ngoại hình.
Tóm lại, niềng răng – chỉnh nha có thể làm thay đổi khuôn mặt theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, mục đích chính của niềng răng không phải là thay đổi cấu trúc khuôn mặt nên sự thay đổi này còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Thực tế cho thấy, những trường hợp có khuyết điểm răng miệng ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt hơn so với trường hợp răng có những khuyết điểm nhẹ.
Những thay đổi của khuôn mặt sau khi chỉnh nha – niềng răng
Sự thay đổi của khuôn mặt sau khi chỉnh nha – niềng răng phụ thuộc vào khuyết điểm của răng (răng hô, móm hoặc lệch lạc, chen chúc). Ngoài ra, mức độ thay đổi còn phụ thuộc vào cơ địa và một số yếu tố khách quan khác.
1. Trường hợp niềng răng hô (khớp cắn sâu)
Răng hô là tình trạng răng hàm trên bị chìa ra nhiều khiến khớp cắn bị sâu, miệng khó khép lại và dễ gặp phải tình trạng cười hở lợi. Đây là một trong những khuyết điểm răng miệng thường gặp nhất. Tuy nhiên, răng hô, chìa ra phía trước sẽ được khắc phục hoàn toàn sau khi chỉnh nha.
Khi nắn chỉnh răng hàm trên lùi vào bên trong để tạo ra sự cân đối với răng hàm dưới, khuôn mặt sẽ trở nên hài hòa hơn. Cụ thể, những trường hợp niềng răng hô có thể khép miệng và cười một cách thoải mái. Hơn nữa khi răng hàm trên trở về đúng vị trí, mũi và môi sẽ được thả lỏng, trông tự nhiên và nhẹ nhàng hơn. Chỉnh răng hô cũng giúp khuôn mặt trở nên trẻ trung và thu hút hơn trước đây.
2. Chỉnh nha móm (khớp cắn ngược)
Khớp cắn ngược là tình trạng răng móm khiến mặt nhai của răng hàm dưới bị đẩy ra bên ngoài một cách bất thường. Tình trạng này khiến khuôn cằm chìa ra phía trước tạo thành dáng khuôn mặt lưỡi cày. Người có khớp cắn ngược không chỉ gặp khó khăn khi ăn uống mà còn thiếu tự tin khi giao tiếp, phát âm không chuẩn, bị ngọng và đớt.
Khi nắn chỉnh răng móm, khuôn mặt sẽ trở nên cân đối, khuôn hàm không còn quá dài và nụ cười sẽ duyên dáng, tự nhiên hơn. Đối với những trường hợp móm nặng, niềng răng – chỉnh nha còn giúp mũi trông cao lên và xương hàm được thu gọn đáng kể.
3. Niềng răng khớp cắn hở
Khớp cắn hở thường xảy ra do răng mọc không đồng đều, chen chúc khiến các nhóm răng cửa hoặc nhóm răng hàm không chạm được vào nhau. Trường hợp này cũng có thể niềng răng – chỉnh nha để cải thiện. Bên cạnh hiệu quả hoàn thiện khớp cắn, phương pháp này còn có thay đổi đường nét trên khuôn mặt.
Với trường hợp khớp cắn hở, niềng răng sẽ giúp cân đối phần hàm ở phía trên và tạo dáng đường cười tự nhiên, duyên dáng. Ngoài ra, việc nắn chỉnh vị trí của các răng trên cung hàm cũng giúp phần môi và cằm trở nên thon gọn hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của khuôn mặt khi niềng răng
Phần lớn những trường hợp sau khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha đều có sự thay đổi về những đường nét trên khuôn mặt. Tuy nhiên, sự thay đổi này còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
1. Mức độ sai lệch của răng
Mức độ sai lệch của răng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi của khuôn mặt sau khi niềng răng – chỉnh nha. Những trường hợp răng không có quá nhiều khuyết điểm mà chỉ bị thưa hoặc khấp khểnh nhẹ thường không có sự thay đổi rõ rệt sau lộ trình niềng. Sự khác biệt rõ rệt nhất trong trường hợp này là hàm răng trở nên đều, cân đối và nụ cười rạng rỡ, tự nhiên hơn.
Ngược lại, những trường hợp răng hô, móm, khớp cắn hở và lệch lạc nặng sẽ có sự khác biệt rõ rệt sau khi chỉnh nha. Những trường hợp này sẽ có sự thay đổi về cấu trúc răng, hàm, dáng môi, cằm và mũi.
2. Độ tuổi niềng răng
Độ tuổi niềng răng cũng là yếu tố quan trọng đối với quá trình niềng răng – chỉnh nha. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, can thiệp chỉnh nha vào “thời điểm vàng” từ 11 – 16 tuổi sẽ đạt được kết quả tối ưu. Đây là thời điểm khung hàm răng, nướu và chân răng còn đang phát triển nên rất dễ điều chỉnh. Chính vì vậy, cấu trúc khuôn mặt cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt sau can thiệp chỉnh nha.
Ngược lại, khi bước vào tuổi trưởng thành (khoảng từ 20 tuổi trở lên), khung hàm, nướu và răng đã phát triển hoàn chỉnh nên mức độ thay đổi sau khi niềng cũng sẽ ít hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy để đạt hiệu quả chỉnh nha tối ưu, bạn nên can thiệp sớm trong thời điểm từ 11 – 16 tuổi.
3. Kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ
Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ. Khác với những thủ thuật nha khoa thông thường, niềng răng là phương pháp vô cùng phức tạp, can thiệp sâu vào ổ chân răng và khung hàm nên đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức, tay nghề cao. Chính vì vậy, mức độ thay đổi của khuôn mặt sau khi niềng còn phụ thuộc vào tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề này và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha. Nếu có thắc mắc, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng Răng Có Mấy Giai Đoạn? Thời Gian Niềng Mất Bao Lâu?
Niềng Răng Tại Nha Khoa ViDental Tốt Không? Tại Sao Nhiều Người Quan Tâm?
Niềng Răng Có Đau Không? Đau Bao Lâu?
Răng Cửa Thưa: Nguyên nhân và Các Biện Pháp khắc phục hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!