Keo dán răng sứ được sử dụng để gắn kết răng sứ với răng thật nhằm tránh tình trạng xô lệch và lỏng lẻo khi ăn uống. Dựa vào thời gian hiệu quả, keo dán được chia thành 2 nhóm là keo dán răng sứ tạm thời và vĩnh viễn.
Keo dán răng sứ là gì?
Keo dán răng sứ là loại keo chuyên dụng được sử dụng để cố định răng sứ, miếng dán sứ, cầu răng sứ,… vào cung hàm. Như vậy, răng sứ sẽ không bị xô lệch, đồng thời có khả năng chịu lực và ăn nhai tốt không thua kém răng thật.
Trước đây, keo dán răng sứ có khá ít loại. Tuy nhiên, trước nhu cầu tăng cao, ngày càng có nhiều loại keo dán răng sứ ra đời để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thực tế ngoài chất liệu sứ, chất lượng của keo dán răng sứ cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ bền và hiệu quả của các phương pháp như bọc răng sứ, làm cầu răng sứ, phục hình răng sứ trên Implant,…
Phân loại keo dán răng sứ
Keo dán răng sứ được chia thành 2 loại chính là keo dán răng sứ tạm thời (tháo lắp) và keo dán răng sứ vĩnh viễn (cố định). Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau.
1. Keo dán răng sứ tạm thời
Keo dán răng sứ tạm thời được sử dụng trong trường hợp làm hàm giả tháo lắp. Phương pháp này dùng nhựa để làm nướu răng và sử dụng mão sứ để thay thế cho răng thật. Khi gắn lên răng, hàm giả dễ bị xô lệch khi ăn uống và giao tiếp nên bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm keo dán răng sứ tạm thời.
Loại keo này chỉ có tác dụng tạm thời và dễ dàng tháo gỡ khi không cần sử dụng. Keo dán có tác dụng tăng độ bám dính của răng giả với cung hàm. Nhờ đó, răng giả có thể cố định chắc chắn và không gặp phải tình trạng khó chịu, vướng víu và xô lệch khi ăn uống.
2. Keo dán răng sứ vĩnh viễn
Keo dán răng sứ vĩnh viễn còn được gọi là keo dán răng cố định. Loại này được sử dụng trong các phương pháp trồng răng giả cố định như bọc răng sứ, trồng răng Implant và làm cầu răng sứ. Ngoài ra, trường hợp dán sứ Veneer và trám răng Inlay/ Onlay cũng dùng keo dán răng sứ cố định.
Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng điểm chung của các phương pháp này đều là sử dụng sứ để phục hình. Do đó, keo dán răng sứ sẽ được dùng trong các trường hợp kể trên để cố định miếng dán sứ, miếng trám Inlay/ Onlay hoặc mão răng vào cung hàm.
So với keo dán răng sứ tạm thời, keo dán vĩnh viễn có độ bám dính tốt hơn rất nhiều lần. Vì vậy, bạn có thể ăn uống thoải mái mà không lo ngại về vấn đề bung súc và vướng víu như hàm giả tháo lắp. Đối với những trường hợp sử dụng keo dán sứ vĩnh viễn, bạn cần phải đến nha khoa để tháo gỡ mão sứ/ cầu răng nếu có nhu cầu.
Keo dán răng sứ loại nào tốt?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại keo dán răng sứ. Dưới đây là một số sản phẩm được ưa chuộng và đánh giá cao.
1. Keo dán răng sứ Fixodent
Keo dán răng sứ Fixodent là sản phẩm thông dụng được nhiều nha sĩ sử dụng. Sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ và đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định về độ an toàn lẫn tính hiệu quả.
Keo dán Fixodent có 2 loại là dạng bột và dạng keo. Tuy nhiên, dạng keo có tính tiện lợi cao hơn nên được sử dụng phổ biến hơn so với dạng bột. Sản phẩm có tác dụng cố định hàm giả tháo lắp, tránh tình trạng hàm giả bị xô lệch khi ăn uống, giao tiếp gây khó chịu và đau nhức nướu.
Với sản phẩm này, bạn có thể thoa trực tiếp lên răng giả trước khi gắn vào cung hàm. Tuy nhiên, cần làm sạch và lau khô răng giả trước khi dùng để tăng độ bám dính. Sản phẩm này được đánh giá mang lại hiệu quả cao và giá thành khá hợp lý.
Giá bán tham khảo:
- Keo dán răng sứ Fixodent có giá 195.000 đồng/ tuýp
2. Keo dán răng sứ Permacem 2.0
Permacem 2.0 là loại keo dán răng sứ vĩnh viễn được sử dụng khi bọc răng sứ, dán sứ Veneer, làm cầu răng sứ và trồng răng Implant. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty DMG – Đức.
Keo dán răng sứ Permacem 2.0 có hiệu quả bám dính cao, đặc biệt với chất liệu sứ kim loại, Silicate và Zirconia. Ngoài ra, sản phẩm cũng được dùng trong trường hợp trám răng composite để tăng độ kết dính và độ bền của miếng trám.
Sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn, lành tính. Do đó, những người có cơ địa nhạy cảm và dễ dị ứng có thể an tâm khi sử dụng. Keo dán răng sứ Permacem 2.0 có 3 tone màu nên sẽ phù hợp với nhiều màu răng khác nhau và ít gặp phải tình trạng “lộ” keo dán.
3. Keo dán răng sứ Meron
Keo dán răng sứ Meron là sản phẩm của thương hiệu Voco – Đức. Thành phần chính của sản phẩm là Acid Polyacrylic có khả năng gắn kết tốt và tương thích với ống tủy nên nguy cơ dị ứng, kích ứng được hạn chế ở mức tối đa. Sản phẩm được đánh giá cao về độ dính, độ đàn hồi và độ đồng nhất.
Keo dán răng sứ Meron được sử dụng trong trường hợp gắn band chỉnh nha, trám răng Inlay/ Onlay, làm cầu răng sứ, bọc răng sứ,… Hiện nay, sản phẩm này ngày càng được ưa chuộng vì các bác sĩ nhận thấy keo ít tan trong miệng, độ axit thấp và tương thích sinh học nên hầu như không có tác dụng phụ. Ngoài ra, nhờ có độ axit thấp nên những trường hợp men răng mỏng cũng ít gặp phải tình trạng răng ê buốt và đau nhức.
Ngoài những sản phẩm được giới thiệu trong bài viết, trên thị trường cũng có khá nhiều loại keo dán răng sứ khác. Nếu có nhu cầu sử dụng, bạn đọc nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
Mua keo dán răng sứ ở đâu?
Mua keo dán răng sứ ở đâu là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Hiện tại, các sản phẩm này có bán tại các cửa hàng kinh doanh vật liệu và dụng cụ nha khoa. Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng để được tư vấn sản phẩm phù hợp hoặc có thể đặt trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử.
Tuy nhiên, nên chú ý lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh trường hợp mua phải sản phẩm giả và kém chất lượng. Các sản phẩm này thường cho hiệu quả kém và nguy cơ dị ứng, kích ứng cao.
Keo dán răng sứ là sản phẩm không thể thiếu khi phục hình răng bằng phương pháp bọc răng sứ, làm cầu răng sứ, trồng răng Implant, dán sứ Veneer,… Hy vọng qua thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về công dụng, phân loại và các sản phẩm chất lượng trên thị trường. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại keo dán răng sứ phù hợp và nắm rõ cách sử dụng.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bọc Sứ Cho Răng Sâu: Quy Trình Và Chi Phí
Bọc răng sứ Titan có bị đen không? Dùng được bao lâu?
Chuyên Gia Cảnh Báo: 8 Hậu Quả Bọc Răng Sứ Kém Chất Lượng
Bọc Răng Sứ Có ảnh Hưởng Tới Ăn Uống? Nhai Đồ Cứng Được Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!