Cháo là món ăn thích hợp cho người bị đau nhức răng. Món ăn này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời có kết cấu mềm, lỏng nên không gây bùng phát cơn đau và các triệu chứng khó chịu. Nếu đang băn khoăn về vấn đề “Bị đau răng nên ăn cháo gì?”, bạn đọc có thể tham khảo 7 món cháo trong bài viết sau.
Bị đau răng có nên ăn cháo không?
Cháo là món ăn có kết cấu lỏng, mềm với nguyên liệu chính là gạo trắng hoặc gạo lứt kết hợp với các loại thịt, trứng, hải sản và rau củ. Các món cháo thường được chế biến theo nhiều công thức khác nhau và được cân chỉnh nguyên liệu, gia vị theo khẩu vị của từng vùng miền.
Không chỉ có hương vị thơm ngon, cháo còn là món ăn giàu dinh dưỡng với sự cân bằng giữa tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, món ăn này có kết cấu cấu mềm, lỏng nên rất thích hợp với người bị đau nhức răng, người bị ốm nặng và có chức năng tiêu hóa kém.
Chính vì vậy, người bị đau răng hoàn toàn có thể dùng các món cháo trong thời gian điều trị để cung cấp năng lượng và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dùng các món cháo còn giúp giảm áp lực răng, nướu trong quá trình ăn uống. Qua đó tạo điều kiện để các cơ quan bị tổn thương hồi phục hoàn toàn.
Dùng các món cháo trong thời gian bị đau nhức răng mang đến nhiều lợi ích như:
- Kết cấu mềm, lỏng, không làm tăng áp lực lên nướu, răng và không kích thích cơn đau bùng phát.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hạn chế tình trạng suy nhược và mệt mỏi do ảnh hưởng của các bệnh nha khoa.
- Cháo là món ăn dễ chế biến với nguyên liệu đa dạng. Vì vậy, bạn có thể chế biến cháo với nhiều công thức khác nhau nhằm đa dạng thực đơn ăn uống và cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết cho cơ thể.
- Hương vị thơm ngon, dễ ăn, thích hợp với trường hợp đau răng gây giảm vị giác, mệt mỏi và ăn uống kém.
Có thể thấy, cháo là món ăn tốt cho người bị đau răng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cháo khi bị cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Người sau khi ốm dậy cũng nên dùng các món cháo để bồi bổ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
Đau nhức răng nên ăn cháo gì tốt và giảm đau nhanh?
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, một số món cháo còn được chế biến từ các dược liệu và thực phẩm có khả năng cầm máu, giảm đau và tiêu viêm. Để kiểm soát tình trạng đau nhức răng, bạn nên dùng các món cháo này bên cạnh việc sử dụng thuốc và thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng.
Dưới đây là một số món cháo có thể cải thiện tình trạng đau nhức răng:
1. Cháo chi tử ngẫu tiết (ngó sen)
Cháo chi tử ngẫu tiết là món cháo dành cho người bị đau răng, sưng lợi, hôi miệng và chảy máu chân răng. Đây không chỉ là món ăn thông thường mà còn là bài thuốc trị đau nhức răng hiệu quả được lưu truyền rộng rãi trong y học cổ truyền.
Món cháo này được chế biến từ nhiều nguyên liệu, trong đó gồm hai nguyên liệu chính là chi tử (quả của cây dành dành) và ngẫu tiết (ngó sen). Chi tử có tác dụng giải độc, lợi thấp, sát trùng và lương huyết. Trong khi đó, ngó sen có tác dụng cầm máu và bồi bổ sức khỏe. Với công năng đa dạng, món cháo chi tử ngẫu tiết có thể cải thiện tình trạng răng đau nhức, lợi sưng và chảy máu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ngẫu tiết 15g, chi tử 10g, gạo lức 100g và thạch cao sống 15g
- Cho thạch cao sống vào nồi đun với nước trong vòng 30 phút
- Sau đó, thêm chi tử và ngẫu tiết đã được sơ chế vào nấu kỹ
- Vớt bỏ bã, cho gạo lức đã được vo sạch vào nấu mềm nhừ thành cháo
- Dùng ăn 1 lần/ ngày trong liên tục 7 ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt
Cháo chi tử ngẫu tiết là món ăn có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, giải độc và thanh nhiệt. Dùng trong giai đoạn đau răng cấp có thể giảm đau nhức và cải thiện tình trạng lợi sưng tấy do tràng vị tích nhiệt.
2. Cháo thịt bằm
Cháo thịt bằm là món ăn quen thuộc đối với người Việt. Món cháo này dễ chế biến, hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể chế biến cháo thịt bằm thay vì các món cháo có nhiều nguyên liệu.
Cháo thịt bằm có nguyên liệu chính là gạo, thịt lợn bằm và một số loại rau củ như đậu cô ve, khoai tây, cà rốt. Món ăn này có cách thực hiện đơn giản nhưng cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cháo thịt bằm còn là món dễ ăn, thích hợp dùng vào những ngày cơ thể mệt mỏi và giảm vị giác.
Cách chế biến món cháo thịt bằm cho người đau nhức răng:
- Chuẩn bị 1 chén gạo trắng, 100g nấm rơm, 100g nạc heo bằm nhỏ, 50g đậu hà lan hoặc đậu cô ve, hành tím và gia vị vừa đủ
- Cho thịt heo bằm vào chén, nêm thêm 1 ít muối, đường, hạt nêm, hành tím băm nhuyễn, nước mắt và tiêu. Trộn đều và để trong 10 – 15 phút để thịt ngấm gia vị
- Sơ chế các loại rau củ, nấm và cắt hạt lựu
- Vo gạo cho sạch, sau đó cho vào nồi nấu với 1 – 2 lít nước. Khi nấu nên để lửa nhỏ và khuấy đều để tránh bị khét
- Đến khi cháo mềm nhừ thì cho tất cả nguyên liệu vào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi ăn, thêm hành ngò và gừng tươi xắt sợi vào để tăng hương vị
3. Cháo đậu phụ thương nhĩ – Món cháo hỗ trợ giảm đau nhức răng
Cháo đậu phụ thương nhĩ là món cháo phù hợp cho người bị đau nhức răng do viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,… Theo kinh nghiệm dân gian, món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, tán phong và tiêu viêm, có thể giảm tình trạng răng đau nhức, lợi sưng đỏ, chảy dịch, mủ và chảy máu.
Hiện nay, tác dụng của thương nhĩ cũng đã được nghiên cứu và chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Cụ thể, y học hiện đại nhận thấy, thương nhĩ có hiệu quả kháng khuẩn mạnh. Dùng các món ăn từ dược liệu này có thể ức chế hiện tượng viêm nhiễm ở răng nướu, qua đó giảm các triệu chứng đau nhức răng và sưng nướu rõ rệt.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị gạo lức 100g, thương nhĩ tử 25g và 1 bìa đậu phụ
- Rửa sạch thương nhĩ tử, sau đó cho vào túi vải và cho vào nồi cùng với đậu phụ + gạo đã được vo sạch
- Nấu nhỏ lửa đến khi cháo chín mềm nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn
- Chia cháo thành 2 phần bằng nhau và dùng ăn 2 lần/ ngày
- Ăn liên tục trong vài ngày để giảm đau nhức răng và các triệu chứng đi kèm
4. Cháo cá lóc
Cháo cá lóc là món ăn giàu dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon. Trong thời gian bị đau nhức răng, bạn cũng có thể dùng món ăn này để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn uống.
Cá lóc là thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm và khoáng chất dồi dào. Bên cạnh đó, món cháo này còn có nấm rơm, cà rốt, hành tím và một số loại rau khác. Các nguyên liệu trong cháo cá lóc đều dễ tiêu hóa và cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết.
Hướng dẫn chế biến món cháo cá lóc cho người bị đau răng:
- Chuẩn bị 1 con cá lóc khoảng 800 – 100g, nấm rơm 200g, cà rốt 1 củ 100g, hành tím, gạo tẻ ½ chén và gia vị vừa đủ
- Vo gạo sạch rồi cho vào đun với 1.5 lít nước với lửa nhỏ. Trong thời gian nấu cháo, nên khuấy đều để tránh cháo bị khét
- Rửa sạch cá với muối và chanh cho sạch. Sau đó, đem luộc cá và vớt ra để nguội. Phần nước luộc cá cho vào nồi cháo đang nấu để tăng độ ngọt tự nhiên.
- Sau khi cá nguội, đem tách phần thịt, bỏ xương. Ướp thịt cá với 1 ít tiêu xay và hạt nêm trong vòng 15 phút.
- Sơ chế các nguyên liệu còn lại và cắt thành miếng vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo, phi hành tím cho thơm. Sau đó, vớt hành phi cho vào chén để riêng.
- Tận dụng phần dầu để xào nấm rơm và cà rốt. Khi các nguyên liệu chín thì cho cá lóc vào đảo đều cho thấm gia vị. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
- Khi cháo chín mềm thì cho tất cả phần nguyên liệu đã được xào vào. Khuấy đều, nếm lại cháo và gia giảm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Khi ăn, cho cháo ra bát, sau đó thêm hành ngò và hành ngò để tăng hương vị
5. Cháo gà – Món cháo thích hợp với người đau nhức răng
Cháo gà là món cháo quen thuộc, phù hợp với người bị ốm và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng món cháo này khi bị đau nhức răng để giảm áp lực lên răng và mô nướu tổn thương.
Cháo gà có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Món cháo này có công thức khá đa dạng và có thể cân chỉnh nguyên liệu tùy theo sở thích. Bên cạnh gà và gạo, bạn cũng có thể thêm vào nấm hương, nấm rơm, cà rốt, hạt sen,… tùy theo sở thích.
Cách chế biến cháo gà:
- Chuẩn bị gà khoảng 70 – 100g, gạo 100g, nấm hương khô, cà rốt, hành tím và gia vị vừa đủ
- Rửa sạch gà và cho vào luộc với 1 lít nước cùng với một ít muối. Khi gà chín thì vớt ra và dùng nước để nấu cháo.
- Vo gạo và cho vào nấu với 1 lít nước gà luộc. Nên đun lửa nhỏ và chú ý khuấy thường xuyên để tránh tình trạng cháo bị khét
- Trong thời gian chờ cháo mềm, xé gà nhỏ để riêng
- Rửa sạch nấm rơm, chẻ đôi. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành hạt lựu. Hành tím băm nhỏ, nấm hương ngâm cho nở rồi cắt thành miếng mỏng, gừng tươi rửa sạch xắt lợi, hành ngò rửa sạch và cắt nhỏ
- Khi cháo chín thì cho gà và các nguyên liệu vào (trừ hành ngò) đun sôi trong 5 – 10 phút
- Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn và cho hành ngò vào đảo đều cho chín. Tắt bếp và dùng cháo ăn khi còn ấm.
6. Cháo hàu
Ngoài các món cháo trên, bạn cũng có thể đa dạng thực đơn ăn uống bằng cháo hàu. Cháo hàu là món cháo thích hợp cho người bị đau nhức răng, sưng lợi, người bị suy nhược và ăn uống kém. Món cháo này ít phổ biến hơn cháo gà và cháo thịt bằm nhưng có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và thích hợp với tất cả mọi người.
Hàu không chỉ chứa nhiều đạm mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng lớn kẽm và canxi. Đây đều là những loại khoáng chất cần thiết đối với sức khỏe răng miệng. Vì vậy trong thời gian điều trị đau nhức răng, bạn nên thêm món cháo hàu vào chế độ ăn để hỗ trợ giảm đau và tăng cường độ chắc khỏe của răng.
Cách chế biến món cháo hàu cho người bị đau nhức răng:
- Chuẩn bị 70 – 100g hàu sữa, 1 chén gạo tẻ, 1 củ hành tím, hành ngò, rau răm và gia vị vừa ăn
- Rửa sạch thịt hàu với nước muối pha loãng để làm sạch cát và tạp chất. Sau đó, vớt ra để ráo trước khi chế biến.
- Các loại hành lá, ngò, rau răm đem rửa sạch, để ráo và băm nhuyễn
- Vo gạo sạch và nấu với 1.5 lít nước đến khi mềm nhừ.
- Dùng vài củ hành tím bóc vỏ, cắt nhỏ cho vào chảo phi thơm với dầu. Sau đó thêm hàu vào đảo đều, nêm nếm 1 ít tiêu, nước mắm và bột nêm.
- Khi cháo chín, cho cháo ra tô và thêm hàu thêm phía trên cùng với hành ngò, rau răm. Khi ăn, có thể thêm một ít tiêu và nước mắm để cháo có hương vị đậm đà hơn
7. Cháo hải sản
Cháo hải sản cũng là món cháo thích hợp với người bị đau răng. Món cháo này là sự kết hợp giữa nhiều loại hải sản khác nhau như mực, tôm, thịt nghêu,… bên cạnh đó là nấm rơm, cà rốt và các loại rau gia vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể điều chỉnh nguyên liệu tùy theo sở thích và nhu cầu dinh dưỡng.
Cách chế biến cháo hải sản cho người bị đau nhức răng:
- Chuẩn bị gạo tẻ 150g, mực, tôm, thịt nghêu (điều chỉnh liều lượng theo ý thích), nấm rơm 100g, cà rốt 1 củ, hành lá, ngò rí, giá, hành tím và gia vị
- Sơ chế các loại hải sản. Nếu dùng nghêu, nên luộc để lấy nước nấu cháo. Sau đó, tách phần thịt nghêu ra khỏi phần vỏ. Mực và tôm đem rửa sạch, bỏ vỏ, xương và cắt miếng vừa ăn
- Vo sạch gạo, cho nước luộc nghêu vào nấu với lửa nhỏ.
- Trong thời gian chờ cháo chín, đem tất cả các loại hải sản ướp với 1 ít tiêu, bột nêm và nước mắm. Sau đó, rửa sạch cà rốt, xắt hạt lựu. Nấm rơm rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Các loại rau gia vị và hành tím cũng đem rửa sạch, để ráo và băm nhỏ
- Sau đó, cho dầu vào cho, sau đó thêm hành tím và đầu hành lá vào phi cho thơm. Cho tất cả các loại hải sản vào xào sơ để hải sản săn lại và ngấm đều gia vị.
- Khi cháo chín mềm, cho cà rốt và nấm rơm vào nấu trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, thêm hải sản đã xào vào, khuấy đều và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Khi ăn, múc cháo ra tô, thêm giá và các loại rau gia vị vào để tăng hương vị
Cháo là món ăn thích hợp cho người bị đau răng. Tuy nhiên khi chế biến, cần chú ý nấu mềm nhừ các nguyên liệu và hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị để tránh gây kích thích nướu, răng. Dùng các món cháo trong 1 – 3 ngày đầu có thể giảm nhanh cảm giác đau nhức răng và một số triệu chứng đi kèm. Khi triệu chứng thuyên giảm, bạn có thể dùng thêm một số các món ăn khác như súp, miến, phở, bún,…
Bài viết đã tổng hợp 7 món cháo thích hợp cho người bị đau răng. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian điều trị. Ngoài các món cháo, có thể dùng thêm súp, sinh tố, sữa chua để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Lung Lay Đau Nhức Có Nên Nhổ Không?
Bị đau răng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ phải làm sao?
Trồng răng giả xong bị đau có nguy hiểm không?
Đau Răng Ăn Thịt Trâu Được Không? Vì Sao Nên Kiêng?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!