Sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em là cần thiết đối với các trường hợp bị nổi mẩn ngứa kéo dài, bệnh gây ngứa ngáy nhiều hoặc lan rộng toàn thân. Tùy theo tình trạng bệnh của bé, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc tiêm, giúp chống dị ứng và cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu.

Có nên dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em?

Nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em là một phản ứng dị ứng thường gặp, xảy ra khi da bị kích thích bởi tác nhân gây dị ứng như thực phẩm, thuốc, côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với môi trường bất lợi. Hiện tượng này khiến bé bị nổi các nốt sần đỏ, ngứa ngáy. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện đột ngột, chỉ ảnh hưởng đến một vùng da nhỏ hoặc lan rộng khắp cơ thể của bé tùy theo mức độ dị ứng.

thuốc trị mề đay cho trẻ em
Trong một số trường hợp, trẻ cần sử dụng thuốc trị nổi mề đay để giảm bớt cơn ngứa, ngăn ngừa bệnh lan rộng hoặc gây biến chứng

Do bị ngứa ngáy dữ dội, trẻ thường có cảm giác vô cùng khó chịu, hay quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, mất ngủ hoặc thậm chí là khó thở, sốc phản vệ khi bị nổi mề đay nghiêm trọng. Đối mặt với tình trạng này, nhiều phụ huynh muốn dùng thuốc chống dị ứng mề đay cho bé nhưng lại lo ngại về tác dụng phụ và không biết nên sử dụng loại thuốc nào cho tác dụng nhanh chóng, an toàn. 

Trong một số tình huống, việc sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em là cần thiết để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng cho bé. Các trường hợp được khuyến cáo nên dùng thuốc bao gồm:

  • Triệu chứng mề đay của trẻ kéo dài hơn 24 giờ và không có dấu hiệu giảm. Bé cần được sử dụng thuốc để giảm triệu chứng và tránh tình trạng lan rộng.
  • Trẻ ngứa nhiều gây khó chịu, mất ngủ hoặc làm trẻ gãi nhiều gây trầy xước, có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao.
  • Bệnh mề đay lan rộng ra toàn thân của bé, đặc biệt ở mặt hoặc các khu vực nhạy cảm.
  • Trẻ có dấu hiệu sưng nề ở môi, mắt, lưỡi hoặc cổ họng, kèm theo khó thở hoặc khó nuốt. Đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ, cần can thiệp y tế ngay.
  • Trẻ từng có tiền sử dị ứng nặng hoặc mắc bệnh hen suyễn. Việc điều trị mề đay bằng thuốc có thể cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng khác.

Tuy nhiên, với bất kỳ trường hợp nào, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc. Dù là thuốc bôi hay thuốc uống, việc tự ý sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bé. Trong trường hợp trẻ bị nổi mề đay nặng hoặc xuất hiện kèm các dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

XEM THÊMNổi mề đay có kiêng tắm không? Có cần tránh nước?

Top 5 thuốc trị mề đay cho trẻ em dạng uống thông dụng

Trẻ bị nổi mề đay uống thuốc gì nhanh hết? Đây hẳn là thắc mắc luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân nên phát huy tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nên cần thận trọng khi sử dụng cho bé.

Dưới đây là các loại thuốc uống trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em thường được chỉ định:

1. Famotidine

Famotidine thuộc nhóm thuốc kháng histamin H2. Thuốc có tác dụng giảm ngứa và nổi mề đay bằng cách ức chế histamine, một chất gây ra phản ứng dị ứng.

Sử dụng thuốc Famotidine cho trẻ có thể giúp làm giảm đáng kể cảm giác ngứa ngáy khó chịu và các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này cho trẻ em cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, khô da, co thắt phế quản, bầm tím da, ảo giác, đau cơ,…

Liều dùng: Trẻ trên 1 tuổi có thể uống 0,5 mg/kg mỗi ngày, tối đa 40 mg/ngày.

Giá tham khảo: 60.000 VNĐ/ Hộp 10 vỉ x 10 viên Famotidin 40mg

2. Loratadin

Loratadin thuộc nhóm kháng histamine thế hệ thứ hai, ít gây buồn ngủ hơn so với các loại thuốc kháng histamine H1. Loại thuốc này chủ yếu được chỉ định cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên nhằm mục đích giảm ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và ngăn chặn bệnh lan rộng.

trẻ bị nổi mề đay uống thuốc gì
Loratadine là thuốc kháng histamin đường uống, được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em

Thận trọng khi dùng Loratadin cho trẻ có bệnh nặng về gan, thận hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trong quá trình sử dụng, trẻ có thể  gặp các tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, khô miệng,… Trước khi sử dụng Loratadine cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn liều dùng phù hợp và an toàn.

Liều dùng:

  • Trẻ < 30kg: Uống 5mg/ngày
  • Trẻ > 30kg: Uống 10mg/ngày

Giá tham khảo: 16.800 VNĐ/ Hộp 2 vỉ x 10 viên 

3. Chlorpheniramine

Chlorpheniramine chính là gợi ý tiếp theo cho các mẹ đang thắc mắc bé bị nổi mề đay uống thuốc gì tốt. Đây là một loại thuốc kháng histamine thế hệ đầu, giúp giảm ngứa, nổi mề đay và các triệu chứng liên quan đến dị ứng ở trẻ em. 

Khi được hấp thụ, thuốc Chlorpheniramine sẽ phát huy tác dụng nhanh chóng trong việc ức chế hoạt động của histamine, một chất trung gian quan trọng có trong phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây buồn ngủ nên cần cẩn thận khi cho trẻ sử dụng, đặc biệt nếu con bạn phải tham gia các hoạt động cần tập trung.

Các tác dụng phụ khác có thể gặp khi dùng thuốc Chlorpheniramine bao gồm: Khô miệng, mệt mỏi trong người, choáng váng,… Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều lượng:

  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 1 mg/lần, liều dùng tiếp theo cách 4 – 6 giờ. Ngày uống tối đa 6mg.
  • Trẻ 12 – 18 tuổi: Uống 4 mg/lần sau mỗi 4 – 6 giờ. Không uống quá 24mg/ngày.

Giá tham khảo: Thuốc Clorpheniramin 4mg Hậu Giang hiện đang được bán với giá 35.000 VNĐ/Hộp 20 viên nén. Mức giá có thể khác nhau tùy theo thương hiệu và cơ sở bán thuốc.

4. Cetirizine

Cetirizine là một trong những loại thuốc trị mề đay cho trẻ em thông dụng nhất hiện nay. Thuốc được đánh giá tích cực về hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng dị ứng như ngứa và nổi mề đay bằng cách ức chế thụ thể H1 của histamine.

thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em
Thuốc Cetirizine có tác dụng giảm ngứa, chống nổi mề đay ở trẻ em bằng cách ức chế thụ thể H1

Mặc dù ít gây buồn ngủ nhưng Cetirizine cũng có thể gây ra tác dụng phụ tương tự như các loại thuốc khác cùng nhóm. Thường gặp nhất là tình trạng khô miệng, khát nước, đau đầu, mệt mỏi hoặc khiến bé chóng mặt khi sử dụng kéo dài. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng loại thuốc này.

Liều dùng: 

  • Trẻ 6 tháng – 2 tuổi: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần dùng 2,5mg. Trẻ trên 12 tháng có thể uống liều tối đa 5mg/ngày chia làm 2 lần dùng.
  • Trẻ 2 – 5 tuổi: Ngày dùng 5mg, có thể chia làm 2 lần uống.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: Ngày dùng 10mg.

Giá tham khảo: 22.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên

5. Methylprednisolon

Thuốc Methylprednisolon thường chỉ được bác sĩ kê đơn để điều trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em khi bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng, dùng thuốc kháng histamine không hiệu quả . Thuốc nằm trong nhóm corticosteroid, có tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, qua đó hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng mề đay nhanh chóng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Methylprednisolon cho trẻ:

  • Thường gặp: Tăng cân tạm thời, tăng huyết áp, tăng đường huyết (cần theo dõi ở trẻ tiểu đường).
  • Hiếm gặp: Các vấn đề về tiêu hóa (như viêm loét dạ dày), suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng, rối loạn giấc ngủ, lo âu.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Methylprednisolon được tính theo trọng lượng cơ thể của trẻ. Phụ huynh nên dùng thuốc cho con theo liều lượng được bác sĩ chỉ định. Không cho trẻ dùng thuốc kéo dài quá thời gian quy định.

Giá tham khảo: Thuốc Methylprednisolon 16 Khapharco có giá 190.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.

ĐỪNG BỎ QUA: 5 Bài thuốc đông y trị nổi mề đay hiệu nghiệm và lành tính

5 Loại thuốc bôi trị mề đay cho bé an toàn

Đối với những trẻ bị nổi mề đay ngứa ở mức độ vừa, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng các loại thuốc bôi. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng trong phạm vi vùng da điều trị nên ít gây hại hơn so với thuốc uống.

Dưới đây là các loại thuốc bôi trị mề đay cho trẻ em đang được sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Phenergan Cream

Phenergan Cream là sự lựa chọn hàng đầu cho các mẹ đang tìm kiếm một loại thuốc trị mề đay cho trẻ em dạng bôi hiệu quả nhanh. Thuốc được đánh giá cao về khả năng thẩm thấu tốt, giúp các vết sẩn trên da bé nhanh lặn và bớt gây ngứa ngáy khó chịu.

thuốc bôi trị mề đay cho bé
Thuốc bôi Phenergan Cream có thể sử dụng để điều trị nổi mề đay cho trẻ từ 2 tuổi trở lên

Mặc dù có tính an toàn cao nhưng Phenergan Cream không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài. Việc lạm dụng thuốc quá mức có thể khiến da bé bị ăn mòn, trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Cách sử dụng:

  • Thoa thuốc lên vùng da bị bệnh của bé mỗi ngày 3 – 4 lần.
  • Vệ sinh da sạch sẽ và thấm khô trước khi dùng để thuốc thẩm thấu nhanh hơn.
  • Chống chỉ định Phenergan Cream cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Giá tham khảo: 20.000 VNĐ/ tuýp 10g.

2. Hydrocortisone Cream 1%

Thuốc trị mề đay cho trẻ em Hydrocortisone Cream 1% được bào chế ở dạng bôi ngoài da. Thuốc chứa thành phần chính là  hydrocortison, chlorocresol và một số loại tá dược khác.

Hydrocortisone Cream 1% là thuốc steroid nên có tác dụng kháng viêm mạnh. Thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dị ứng như viêm da dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa, eczema, ngứa da hoặc vết đốt côn trùng.  

Cách sử dụng cho trẻ:

  • Ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Không thoa kem lên vùng da có vết thương hở, đang bị lở loét hoặc nhiễm trùng.
  • Không bôi thuốc cho trẻ quá 1 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Giá tham khảo: 35.000 VNĐ/tuýp 15g

3. Eumovate

Thuốc bôi mề đay cho bé Eumovate cũng đang được sử dụng khá phổ biến. Thuốc nằm trong nhóm corticosteroid, được bào chế với thành phần chính là Clobetasone butyrate 0.05%. 

thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em
Thuốc Eumovate có nhiều tác dụng phụ, chỉ nên dùng để điều trị mề đay cho trẻ em trong thời gian ngắn

Khi thoa lên vùng da bị nổi mề đay, Eumovate sẽ phát huy công dụng chống sưng đỏ da, làm dịu cơn ngứa. Trẻ thường được bác sĩ kê đơn loại thuốc này để điều trị trong ngắn hạn, thường là từ 7 – 14 ngày. Không lạm dụng thuốc kéo dài khiến da bé bị mỏng, teo, viêm nang lông hoặc dễ bị nhiễm trùng.

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vùng da bị bệnh của bé và thoa một lớp mỏng thuốc bao phủ toàn bộ tổn thương.
  • Ngày dùng 2 lần.
  • Không bôi thuốc lên các vùng da lành hoặc khu vực đang có vết thương hở.

Giá tham khảo: 21.000 VNĐ/tuýp 5g.

4. Axcel Hydrocortisone

Thuốc Axcel Hydrocortisone là dược phẩm của hãng Kotra Pharma – Malaysia. Thuốc được bào chế từ Hydrocortison, propylene glycol và các loại tá dược.

Sự kết hợp giữa các thành phần trên mang đến tác dụng giảm mẩn đỏ, cải thiện nhanh tình trạng viêm da cùng cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ bị nổi mề đay. Đôi khi, thuốc còn được chỉ định để điều trị cho các bệnh lý như viêm da tiếp xúc hay viêm da dị ứng.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh và thấm khô vùng da bị bệnh
  • Thoa một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị nổi mề đay của bé, mỗi ngày 1 – 2 lần.

Giá tham khảo: 35.000 VNĐ/tuýp 15g

5. Benzicort

Kem bôi trị dị ứng mề đay Benzicort chứa thành phần chính là Benzydamine hydrochloride, vitamin E, Menthol, chiết xuất từ cam thảo, rau má và một số hoạt chất khác. Kem có khả năng thẩm thấu nhanh vào da và phát huy tác dụng giảm viêm ngứa, chống dị ứng, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương trên da.

thuốc trị mề đay cho trẻ em Benzicort
Kem Benzicort được sử dụng để điều trị mề đay cho cả trẻ em và người lớn

Benzicort có mùi hương dễ chịu, không gây nhờn rít hoặc bết dính da khi sử dụng. Kem dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ em bị nổi mề đay cấp tính, mãn tính.

Cách sử dụng:

  • Nhẹ nhàng thoa một lớp kem mỏng lên dùng da bị bệnh của bé.
  • Ngày dùng 5 – 6 lần.

Giá tham khảo: 85.000 VNĐ/tuýp 20g.

TÌM HIỂU THÊM: Trị mề đay bằng rượu có hiệu quả không? Làm sao cho đúng?

Thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em dạng tiêm

Các thuốc trị mề đay cho trẻ em dạng tiêm ít khi được chỉ định. Tuy nhiên, thuốc tiêm có thể được sử dụng khi trẻ không đáp ứng được với thuốc kháng histamin hoặc các thuốc điều trị khác. 

Omalizumab (Xolair) là loại thuốc tiêm thường được bác sĩ kê đơn để điều trị mề đay mãn tính tự phát ở trẻ em và người lớn. Bản chất của thuốc là một loại kháng thể đơn dòng, hoạt động bằng cách ức chế IgE, qua đó ức chế phản ứng dị ứng, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

bé bị nổi mề đay uống thuốc gì
Thuốc tiêm Omalizumab (Xolair) được sử dụng để điều trị cho trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa nặng

Chóng chỉ định dùng Omalizumab cho trẻ em dưới 12 tuổi và bệnh nhân bị dị ứng với thành phần của thuốc. Trẻ thường được tiêm thuốc dưới da sau mỗi 2 – 4 tuần để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng sống.

Tác dụng phụ nên thận trọng khi dùng Omalizumab trị mề đay ngứa cho trẻ em:

  • Hen do dị ứng
  • Rụng tóc
  • Rối loạn hệ miễn dịch
  • Đau đầu
  • Đau cơ xương
  • Sốt
  • Sưng, ngứa hoặc bầm tím tại vị trí tiêm…

Liều dùng:

Liều dùng cụ thể của thuốc Omalizumab thường dựa trên trọng lượng của trẻ và do bác sĩ xác định. Thông thường, trẻ có thể được tiêm dưới da từ 150 mg – 300mg, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 4 tuần.

GỢI Ý: Giảm ngứa nhanh với 11 cách trị mề đay bằng gừng đơn giản

Sử dụng thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ em như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Khi trẻ em bị nổi mề đay, việc sử dụng thuốc đúng cách là yếu tố quan trọng để kiểm soát triệu chứng và đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số nguyên tắc cần tuân thủ để đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp bệnh của bé nhanh được chữa khỏi:

  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ.
  • Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc.
  • Tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn, tránh cho trẻ uống thuốc quá liều.
  • Quan sát tình trạng nổi mề đay của bé sau khi dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ biết nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như dị ứng thuốc,…
  • Không nên cho trẻ bôi hoặc uống thuốc kéo dài mà không có chỉ định.
  • Không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc chống dị ứng mề đay cho trẻ cùng lúc mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc phản ứng tương tác giữa các thuốc.
  • Dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ em kết hợp chăm sóc da đúng cách cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt được hiệu quả tốt hơn. Cha mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước và tránh để bé tiếp xúc với các yếu tố kích ứng để giảm ngứa ngáy, viêm da.
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc khi các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ chưa chấm dứt hẳn.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện tái khám lại sau khi hết thuốc.

Sử dụng thuốc trị mề đay cho trẻ em kịp thời và đúng cách không chỉ giúp bé giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn ngăn ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cha mẹ nên tuân thủ theo đúng khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn, giúp bé nhanh khỏi bệnh mà không gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Câu hỏi thường gặp
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan