Mề đay mãn tính, còn được gọi là mề đay mãn, là một dạng mề đay kéo dài và lặp đi lặp lại trong thời gian dài, thường kéo dài hơn 6 tuần. Đây là một tình trạng da phức tạp và khó chữa, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điển hình triệu chứng là những cơn mẩn ngứa, phát ban rất khó chịu. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Mề đay mãn tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Nổi Mề đay mãn tính tiếng anh là Dermographism hay Skin writing. Theo YHCT, căn bệnh này còn được gọi là phong ngứa, mày đay, da nổi vẽ,… Điển hình của bệnh là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ, sẩn đỏ, ngứa ngáy, nóng rát,… kéo dài hơn 6 tuần.

Đây là một trong những bệnh da liễu phổ biến xảy ra ở khoảng 10-20% dân số thế giới. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp đều thuyên giảm sau 6 tuần. Chỉ 5% các trường hợp kéo dài hơn 6 tuần, hoặc tái phát liên tục hơn 6 tuần.

bệnh mề đay mãn tính

Giải đáp vấn đề mề đay mãn tính có nguy hiểm không, Thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Tổ hợp Y tế Quân dân 102 cho biết cũng như mề đay cấp, tình trạng mãn tính gây ra những tổn thương trên da, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, do tính chất kéo dài, tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ làn da, làm giảm mức độ tập trung, chất lượng giấc ngủ, cuộc sống của người bệnh.

Đáng nói, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách nổi mề đay mãn còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây ra nhiều đợt mề đay cấp với các triệu chứng rầm rộ như đỏ nóng vùng da, ngứa ngáy dữ dội,… khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh không kịp ứng phó.
  • Gây mất thẩm mỹ do vùng da liên tục bị ngứa đỏ, sưng khiến da nhăn lại, mất tính đàn hồi.
  • Người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiễm khuẩn do gãi ngứa nhiều, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào cơ thể.
  • Mề đay xuất hiện liên tục khiến cơ thể phải tăng cường sức đề kháng làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác, từ đó dẫn tới mệt mỏi, cơ thể suy kiệt.
  • Đáng nói, mề đay giai đoạn mãn tính có thể dẫn tới các biến chứng như suy hô hấp, phù mạch, sốc phản vệ – một trong những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.

Triệu chứng mề đay ở giai đoạn mãn tính

Để nhận biết mề đay mãn tính, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng điển hình bên ngoài. Trên thực tế, các tổn thương do mề đay mãn tính không quá khác biệt so với tình trạng cấp tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương da do mề đay gây ra thường tiến triển chậm, ít lan tỏa, chỉ gây ngứa âm ỉ.

Một số triệu chứng nổi bật của bệnh thường gặp phải kể tới:

  • Xuất hiện các nốt sẩn đỏ, ngứa, phát ban trên da. Các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần.
  • Tổn thương da gây ngứa nhẹ, ngứa âm ỉ, ít khi bùng phát mạnh mẽ như mề đay cấp tính.
  • Tình trạng mày đay mãn tính thường xuất hiện nhiều ở người trưởng thành, đặc biệt là nữ giới.

Mề đay mãn tính là hệ quả từ quá trình tạo ra kháng thể IgE từ hệ miễn dịch. Sau khi IgE kích thích, giải phóng histamin (chất trung gian gây dị ứng) vào da, niêm mạch, các triệu chứng lâm sàng bắt đầu xuất hiện.

Nguyên nhân khiến mề đay chuyển sang giai đoạn mãn tính

Không phải trường hợp mề đay mãn tính nào cũng có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay. Theo các chuyên gia, chỉ 20-30% trường hợp mắc bệnh có thể xác định các yếu tố gây bệnh. Một số nguyên nhân thường gặp phải kể tới:

  • Do chủ quan: Người mắc mề đay cấp tính nhưng chủ quan không điều trị dứt điểm đúng cách, kịp thời có thể khiến bệnh trầm trọng hơn, chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Do thay đổi thời tiết: Các tác nhân nóng lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa,… có thể khiến những người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm dễ mắc mề đay, hiện tượng này lặp lại nhiều lần dẫn tới tình trạng mãn tính.
  • Do ký sinh trùng: Những loại ký sinh trùng như giun sán, bọ chét, ve, ghẻ,… tồn tại trong cơ thể tiết ra chất dịch, phân, sinh sản,… có thể gây nổi mề đay. Nếu không xử lý đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới tình trạng mãn tính.
  • Dị ứng thức ăn: Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, cá biển,…. chứa nhiều protein mà cơ  thể không dung nạp dẫn tới phản ứng nổi mề đay.
  • Chức năng gan suy giảm: Gan là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể giúp đào thảo độc tố. Nếu chức năng gan suy giảm, các chất độc tích tụ lại trong cơ thể có thể gây dị ứng, mẩn ngứa,…

Điều trị mề đay mãn tính như thế nào?

Điều trị mề đay gặp nhiều khó khăn do bệnh có tỷ lệ tái phát cao. Hơn nữa, đa phần các trường hợp đều không thể xác định nguyên nhân chính xác. Do vậy, người bệnh bên cạnh việc sử dụng thuốc cần kiểm soát bệnh bằng cách chăm sóc bản thân đúng cách.

1. Sử dụng thuốc Tây y làm giảm triệu chứng

thuoc-chua-benh-me-day
thuốc điều trị bệnh mề đay

Đa phần các loại thuốc Tây y hiện nay đều có tác dụng giảm nhanh triệu chứng của nổi mề đay mãn tính, giảm nguy cơ tái phát. Một số loại thuốc thường gặp phải kể tới:

  • Thuốc kháng histamin: Histamin là chất trung gian dẫn tới mề đay. Do vậy, để trị mề đay mãn tính sử dụng thuốc kháng histamin là một trong những phương pháp thường được sử dụng. Hiện nay, bác sĩ thường chỉ định sử dụng histamin H1 thế hệ II nhằm giảm nguy cơ buồn ngủ, an thần. Với trường hợp không đáp ứng với thuốc kháng histamin H1, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin H2.
  • Thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc nội tiết, giúp chống dị ứng mạnh. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nó có thể gây ra một số biến chứng như loãng xương, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày,… Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không nên dùng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng leukotriene: Ngoài histamin, leucotrien cũng là hoạt chất trung gian dẫn tới các phản ứng viêm do dị ứng. Do vậy, những trường hợp không sử dụng được histamin có thể sử dụng phối hợp với loại thuốc này.
  • Thuốc ức chế  miễn dịch: Đây là loại thuốc thường gặp trong điều trị mề đay mãn tính không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Chữa bệnh mề đay mãn tính bằng Tây y thường mang tới tác dụng nhanh chóng, giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, nóng rát, nổi sẩn đỏ,… khó chịu ở người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Thuốc Đông y chữa mề đay mãn tính toàn diện

Cùng với xu hướng quay trở về với thiên nhiên, chữa bệnh mề đay bằng thuốc Đông y hiện cũng là lựa chọn được nhiều người lạ chọn. Đang nói, thay vì tập trung cắt giảm triệu chứng bệnh, Đông y tập trung vào đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh từ bên trong, bởi đối tượng chính của phương pháp là “con người” chính vì vậy, hiệu quả mà phương pháp này mang lại mới bền vững, lâu dài hơn.

Cụ thể, Đông y cho rằng nguyên nhân gây mề đay là do sự suy yếu của các tạng phủ, chủ yếu là can, thận,… khiến khí huyết ứ trệ, tạo điều kiện cho phong hàn, phong nhiệt tấn công cơ thể gây ngứa rát, sẩn, phù nề….  Để xử lý tình trạng này, cần tác động vào nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới triệt tiêu triệu chứng rồi cân bằng âm dương, tăng cường thể trạng và ngăn ngừa tái phát.

Những lưu ý khi bị mề đay

Mề đay giai đoạn mãn tính có đặc tính kéo dài và tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh bên cạnh việc dùng thuốc cần hỗ trợ quá trình điều trị và kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các biện pháp chăm sóc đúng cách cụ thể:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh. Nếu phải hoạt động ngoài trời cần sử dụng kem chống nắng, sử dụng đồ bảo hộ cẩn thật nhằm tránh tia UV tác động tới da
  • Không sử dụng thuốc hay các loại mỹ phẩm, thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng.
  • Không chà xát, gãi vào các vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa. Có thể giảm ngứa ngáy, làm dịu da bằng cách đắp khăn lạnh, tắm nước mát, dùng gel nha đam,…
  • Không dùng nước quá nóng để tắm, nên tránh tiếp xúc với nguồn nước lạ.
  • Hạn chế tập các bộ môn thể dục dễ gây đổ mồ hôi nhiều, làm tăng thân nhiệt.
  • Giảm stress, căng thẳng quá mức bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
  • Tẩy giun, sán định kỳ nhất là với trẻ em.

Mề đay mãn tính thường có xu hướng tái phát nhiều lần, chính vì thế người bệnh nên thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp điều trị và chăm sóc bản thân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cần lưu ý, việc nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân là điều rất cần thiết do các bệnh lý tiềm ẩn

Nguồn: Soytethainguyen

Bài viết liên quan