Niềng răng hiện đang là giải pháp nha khoa nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng răng mọc không đều, khấp khểnh, lệch lạc,… gây mất tự tin. Vậy niềng răng là gì, quá trình niềng răng và chi phí làm có cao không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về biện pháp chỉnh nha này ngay trong nội dung dưới đây.
Niềng răng là gì? Lợi ích khi niềng răng
Niềng răng là một kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện những khiếm khuyết trên răng để nâng cao giá trị thẩm mỹ và giúp người bệnh thuận lợi hơn trong việc nhai nhá thức ăn. Biện pháp này giúp di chuyển và sắp xếp lại vị trí của các răng bằng những khí cụ nha khoa chuyên dụng.
Để thực hiện được kỹ thuật chỉnh nha này đòi hỏi các bác sĩ phải có chuyên môn cao, am hiểu tường tận về sự phát triển, cấu trúc của hệ thống sọ mặt, các kiểu sai lệch trong hình thái của răng và xương hàm. Đồng thời biết được rõ tác động cơ học của các loại khí cụ, từ đó mới có thể vận dụng một cách linh hoạt, chính xác và đem lại một kết quả tối ưu nhất.
Vậy lợi ích của việc niềng răng thẩm mỹ là gì, bạn đã nắm được chưa?
- Cải thiện được những khó khăn trong ăn uống: Việc răng mọc lệch, khấp khểnh, rời rạc, không ngay ngắn trên khung hàm gây ra khó khăn cho quá trình nhai nhá thức ăn của nhiều người. Nếu không cải thiện và để tình trạng này kéo dài trong nhiều năm có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, tổn thương khớp cắn, đau đầu,… Niềng răng chính là giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng này.
- Nâng cao giá trị thẩm mỹ: Đây chính là lý do khiến nhiều người dù được đánh giá là có hàm răng khá đều và đẹp vẫn quyết định bỏ thời gian và tiền bạc đi niềng. Bởi sau khi chỉnh nha xong, họ sẽ sở hữu một hàm răng đều đẹp hơn và có một nụ cười tự tin tỏa sáng.
- Không cần phải trồng răng giả: Với những người bị mất 1 – 2 cái răng, niềng răng là một cách đơn giản để di chuyển răng và lấp đầy khoảng trống đã mất. Bởi nhiều báo cáo thực tế đã cho thấy, nhai nhá với một hàm răng chắc khỏe sẽ tốt và tiện lợi hơn việc thay thế bằng một chiếc răng giả.
- Khắc phục được một số nhược điểm về phát âm: Giọng nói của con người thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lưỡi, răng và môi, bởi vậy nếu răng mọc không đều có thể kéo theo tình trạng bị ngọng hay phát âm khó nghe rất khó sửa. Khi hàm răng được chỉnh đều đặn, khả năng phát âm của bạn cũng sẽ được cải thiện, giọng nói phát ra dễ nghe hơn, giúp nâng cao khả năng giao tiếp đáng kể.
- Phòng ngừa một số vấn đề răng miệng cho trẻ nhỏ: Việc phát hiện và tiến hành niềng răng sớm cho trẻ nhỏ sẽ giúp xương răng phát triển chắc khỏe và thuận lợi hơn. Đồng thời, tránh được việc phải làm các phẫu thuật chỉnh hình sau này.
Trên đây là một số lợi ích khi niềng răng, tuy nhiên để biết chính xác mình có thuộc nhóm đối tượng nên đi chỉnh nha không, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Đối tượng nào cần chỉnh nha?
Nhìn chung, các trường hợp răng mọc sai lệch, khấp khểnh, không đều ở trong độ tuổi phù hợp và đạt một số yêu cầu nhất định đều có thể đi niềng răng. Cụ thể các trường hợp nên đi chỉnh nha như sau:
- Khớp cắn ngược, răng bị móm: Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là răng hàm dưới chìa ra nhiều hơn so với răng hàm trên. Điều này vừa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa gây khó khăn cho việc nhai nhá bởi hai hàm không cắn khớp vào nhau.
- Khớp cắn sâu, răng bị hô: Răng hàm trên nhô ra ngoài nhiều hơn so với hàm dưới. Tương tự với răng móm, trong trường hợp này hai hàm cũng không thể khớp với nhau, thậm chí trường hợp nặng môi còn không thể khép lại.
- Răng thưa, giữa các răng có nhiều khoảng trống: Trong trường hợp này không gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng quá lớn nhưng lại rất mất thẩm mỹ, dẫn đến tự ti trong giao tiếp.
- Răng mọc lệch lạc, khấp khểnh, chen chúc: Thay vì mọc đều trên cung hàm, răng lại bị sắp xếp một cách lộn xộn. Điều này gây khó khăn cho việc ăn nhai và vệ sinh răng miệng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho những ai gặp phải.
Bởi vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều phương pháp niềng răng đã ra đời, thuận lợi hơn cho người bệnh để có hàm răng đều đẹp, chắc khỏe. Tuy nhiên, với những trường hợp răng đã bị lung lay, yếu và tụt lợi gần như không thể áp dụng được phương pháp này.
Bao nhiêu tuổi phù hợp để niềng răng?
Theo các chuyên gia, độ tuổi đẹp nhất để niềng răng là từ 10 – 20 tuổi, bởi cơ thể vẫn trong giai đoạn phát triển. Vào lúc này, cấu trúc xương hàm đang phát triển, vẫn còn mềm nên dễ tác động, di chuyển hơn. Từ đó giúp đem lại hiệu quả cao hơn và thời gian để hoàn thành việc chỉnh nha cũng nhanh hơn.
Mặt khác khi bước sang độ tuổi từ 20 – 30, lúc này cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện. Bởi vậy, các khớp xương rất cứng, nếu di chuyển răng sẽ gây đau đớn và tốn thời gian hơn rất nhiều.
Ngoài hai độ tuổi kể trên, các chuyên gia khuyến cáo không nên chỉnh nha nữa. Tuy nhiên, kỹ thuật chỉnh nha và các khí cụ ngày càng tiên tiến, hiện đại nên tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và quyết tâm của mỗi người, bác sĩ vẫn có thể quyết định điều trị hoặc không.
Niềng răng có mấy loại?
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển nên phương pháp chỉnh nha cũng ngày càng đa dạng. Nhờ đó, nhiều người đã được sở hữu hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin hơn. Một số cách được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:
- Niềng răng mắc cài kim loại thường: Đây là phương pháp ra đời đầu tiên và hiện nay được áp dụng phổ biến nhất. Bác sĩ sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài kim loại không gỉ để tạo lực đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Công nghệ ngày càng phát triển nên các mắc cài nhỏ hơn, tính thẩm mỹ cao, đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Bên cạnh đó, chi phí của niềng răng mắc cài kim loại thường cũng không quá cao, thời gian niềng cũng ngắn hơn các phương pháp khác.
- Niềng răng mắc cài sứ: Phương pháp này là sự kết hợp của dây cung kim loại truyền thống và các mắc cài làm bằng chất liệu sứ sinh học. Kích thước của loại mắc cài này tương tự như kim loại nhưng khó nhận ra hơn, bởi màu sắc đã được chế tạo gần như màu men răng tự nhiên. Bởi vậy, phương pháp này được đánh giá khá cao về tính thẩm mỹ.
- Niềng răng mắc cài tự động: Mắc cài tự động được chia thành 2 loại là mắc cài sứ tự động và mắc cài kim loại tự động. Tương tự 2 loại trên, phương pháp này cũng sử dụng dây cung và mắc cài để tác động và dịch chuyển răng. Tuy nhiên mắc cài sẽ được thiết kế ở dạng có nắp và rãnh trượt để dây cung được giữ chắc thay vì phải dùng chun buộc. Bên cạnh đó, nhờ rãnh trượt mà dây cung tạo ra lực đều đặn, từ đó giúp rút ngắn thời gian niềng răng hơn phương pháp niềng truyền thống. Đồng thời, cũng giúp bạn hạn chế được việc phải đến nha khoa liên tục để nắn chỉnh.
- Niềng răng mắc cài mặt trong: Với phương pháp này, thay vì gắn mắc cài lên mặt trước của răng, bác sĩ sẽ gắn vào mặt bên trong (mặt lưỡi). Mắc cài mặt trong có tính thẩm mỹ cao hơn, tuy nhiên lại làm người bệnh bị khó chịu, vướng víu, đồng thời cũng rất khó vệ sinh răng miệng.
- Niềng răng không mắc cài còn gọi là niềng răng Invisalign: Đây đang là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp mỗi khi ăn uống và vệ sinh. Sau khi đo và tính toán tỷ lệ trên cung hàm, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng một khay niềng trong suốt, có hình dáng tương tự hàm răng và được ôm sát vào các răng.
Đây là các phương pháp niềng răng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại phù hợp, bệnh nhân vẫn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ càng.
Quy trình niềng răng
Để việc chỉnh nha nhanh chóng có kết quả như ý, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ quy trình và hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là các bước cơ bản của quá trình niềng răng:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát và lấy thông tin về răng, hàm: Trước khi tiến hành điều trị, bạn sẽ được bác sĩ khám và tư vấn các thông tin về tình hình sức khỏe răng miệng. Từ đó, bạn mới được quyết định nên niềng răng hay không.
- Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy mẫu niềng: Sau khi có đầy đủ thông tin về răng, hàm của bạn, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị có kế hoạch chi tiết và đầy đủ danh sách thiết bị, vật liệu phù hợp với từng người.
- Bước 3: Tiến hành niềng răng: Tùy theo loại niềng răng mà bạn sẽ dùng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ và hướng dẫn bạn sử dụng.
- Bước 4: Chăm sóc răng miệng và theo dõi tiến trình niềng: Đây là một quá trình lâu dài, bởi vậy bạn cần chú ý thường xuyên chăm sóc răng miệng và tái khám đúng định kỳ để có những điều chỉnh phù hợp.
Trên đây là tất cả các bước quan trọng trong niềng răng. Để đạt được kết quả tốt nhất và tối ưu được thời gian niềng, bạn cần tuyệt đối tuân thủ quy trình này.
Chi phí chỉnh nha có cao không?
Hiện nay, các phương pháp niềng răng ngày càng đa dạng, tùy vào tình trạng răng miệng và kinh tế của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn loại phù hợp. Dưới đây là mức giá niềng răng của các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay, các bạn có thể tham khảo.
- Niềng răng mắc cài kim loại thường, chi phí trung bình rơi vào khoảng 25.000.0000 VND – 45.000.000 VND/2 hàm.
- Niềng răng mắc cài sứ chi phí khoảng 45.000.000 VND – 60.000.000 VND/2 hàm.
- Niềng răng mắc cài tự buộc giá khoảng 42.000.000 VND – 70.000.000 VND/2 hàm.
- Niềng răng mắc cài mặt trong giá trung bình 80.000.000 VND – 90.000.000 VND/2 hàm.
- Niềng răng Invisalign chi phí khoảng 80.000.000 VND – 120.000.000 VND/2 hàm.
Niềng răng an toàn ở đâu?
Nếu bạn đang băn khoăn tìm địa chỉ niềng răng uy tín với mức chi phí hợp lý, dưới đây chính là một vài gợi ý của chúng tôi:
Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội
Địa chỉ: Nằm tại số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.
Đây là bệnh viện tuyến cuối trong khám chữa các bệnh lý về răng hàm mặt không chỉ của người dân thủ đô mà toàn bộ khu vực phía Bắc. Khi đến với Răng Hàm Mặt Trung Ương, bạn sẽ được các bác sĩ đầu ngành thăm khám và điều trị.
Về chỉnh nha, tại đây đã thực hiện thành công rất nhiều ca bệnh khó và phức tạp. Bệnh viện đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong niềng răng như dùng Microimplant làm neo chặn, mắc cài sứ giúp người bệnh tự tin hơn, mắc cài tự buộc thế hệ mới,…
Nha Khoa ViDental – Hệ Thống Nha Khoa Quốc Tế Chuẩn AIFC
Trung tâm hiện đã trở thành địa chỉ uy tín trong chăm sóc và điều trị các bệnh lý về răng miệng. Tại đây bạn sẽ được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia hàng đầu và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Các bác sĩ sẽ nhiệt tình thăm khám và điều trị cho bạn trong suốt quá trình nắn chỉnh nha.
Tại Nha Khoa ViDental, bạn có thể lựa chọn các phương pháp chỉnh nha như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi hoặc khay niềng trong suốt. Tất cả quá trình đều được thực hiện với các thiết bị, máy móc hiện đại nhất hiện nay. Qua đó, khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng có được hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.
Bệnh viện Răng hàm mặt TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tại số 265 đường Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Niềng răng là một kỹ thuật chỉnh nha khó và phức tạp nhất, bởi vậy việc tìm một địa chỉ uy tín là hết sức cần thiết. Tại Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, bệnh viện Răng Hàm chính là cái tên được tin tưởng hàng đầu.
Đây là bệnh viện tuyến đầu nên được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và thường xuyên cập nhật công nghệ mới từ nước ngoài. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ đều là những người có tiếng, dày dặn kinh nghiệm trong nghề, luôn đề cao y đức và nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn.
Niềng răng nên ăn gì, kiêng gì?
Một trong những vấn đề người niềng răng hoặc có ý định niềng răng rất quan tâm tới là nên ăn gì, kiêng gì trong quá trình này. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống:
Những thực phẩm tốt cho người chỉnh nha
Theo các chuyên gia y tế, vào thời gian đầu khi mới chỉnh nha, bạn thường cảm thấy răng hơi đau và ê buốt. Bởi vậy hãy chú ý bổ sung một số thực phẩm dưới đây:
- Bạn nên ăn những thực phẩm mềm như các loại bánh và chế phẩm từ sữa, bơ, phô mai,… trong chế độ ăn (Lưu ý ít đường) vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không gây đau đớn, khó chịu cho răng miệng.
- Trứng và một số chế phẩm của trứng như bánh bông lan, bánh flan,… chứa nhiều vitamin D rất tốt cho sự phát triển của răng.
- Các thực phẩm như thịt heo, thịt bò, gia cầm, hải sản đều không thể thiếu trong bữa ăn của người niềng răng. Tránh trường hợp vì sợ đau, khó vệ sinh răng mà bạn lười bổ sung các chất này. Để dễ ăn hơn và tránh được việc bung mắc cài, cách tốt nhất là nên cắt nhỏ, nấu mềm đồ ăn.
- Bổ sung nhiều loại vitamin có trong rau củ, trái cây vào các bữa ăn chính. Điều này vừa giúp răng miệng khỏe mạnh, đồng thời giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho toàn cơ thể.
- Các món ăn dạng cháo, súp, các loại ngũ cốc hay cơm, bún, phở được nấu chín mềm sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể bạn tốt nhất.
Niềng răng nên kiêng gì?
Để có thể giữ được một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng cả trong và sau khi tháo niềng, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:
- Hạn chế các loại bánh kẹo chứa nhiều đường, bởi chúng dễ tạo thành các mảng bám. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển trên răng gây ra các bệnh lý về răng nướu.
- Soda và một số loại kẹo chứa màu sắc nhân tạo có thể gây úa vàng và xỉn màu răng làm mất thẩm mỹ.
- Rượu, bia là đồ uống chứa cồn nên dễ bào mòn men răng và làm răng nhạy cảm, ê buốt hơn trong quá trình chỉnh nha.
- Cà phê đen và các loại trà cũng dễ làm xỉn răng, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng.
- Ngoài ra, các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên bạn cũng nên cân nhắc vì chúng khó vệ sinh, dễ làm vi khuẩn phát sinh và gây hại cho răng.
Trên đây là một số lưu ý về chế độ ăn để có một hàm răng khỏe mạnh, trắng sáng hơn trong và sau khi chỉnh nha, người bệnh nên ghi nhớ.
Một số lưu ý chăm sóc răng miệng khi chỉnh nha
Sau khi tiến hành niềng răng, các khí cụ sẽ được đưa vào miệng, người chỉnh nha sẽ phải học cách sống chung với nó. Bởi vậy, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận để bảo vệ răng và tránh làm hư hại các khí cụ. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các tổn thương cho răng nướu, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình niềng răng.
Dưới đây là một số hướng dẫn của chuyên gia trong chăm sóc và bảo vệ răng miệng:
- Không nên cắn trực tiếp bằng các răng phía trước: Khi ăn các thực phẩm như táo, ổi, bánh mì,… người niềng răng nên tránh đưa trực tiếp vào miệng để cắn, thay vào đó nên sử dụng dao hoặc kéo để cắt nhỏ, sau đó đưa vào răng hàm để nhai. Điều này sẽ giúp hạn chế được lực tác động vào răng, giúp bảo vệ răng tốt hơn.
- Bạn nên chọn những loại bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, loại có lông mềm, mịn. Đồng thời học cách chải răng đúng cách như chải từ từ, nhẹ nhàng và xoay tròn để luồn xuống được phía bên dưới đáy thép loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
- Đánh răng sạch sẽ sau khi ăn những đồ ngọt, uống sữa và các loại nước giải khát có đường. Bởi các thực phẩm này dễ tạo thành mảng bám, từ đó vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển tạo thành sâu răng.
- Khi phát hiện các vết xước trên môi, má do bị dây cung, mắc cài cọ vào hoặc do bị nhiệt, bạn hãy ngậm nước lạnh, dùng sáp nha khoa hay nhét một ít kẹo cao su vào vị trí đó. Sau đó, liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.
- Bàn chải kẽ đem đến hiệu quả rất tốt trong việc loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn dính lại trên răng và nướu. Cách sử dụng rất đơn giản nên bạn có thể dùng dụng cụ này hằng ngày. Sau khi dùng bàn chải kẽ, bạn đánh răng bằng bàn chải thường như hướng dẫn phía trên.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch các mảng bám giữa các kẽ răng. Dụng cụ này cũng tương đối dễ sử dụng và có ưu điểm là không gây tổn thương cho nướu răng.
- Sử dụng máy tăm nước để vệ sinh răng đang được ưu tiên hàng đầu. Vì theo nhiều nghiên cứu, nó đem đến hiệu quả làm sạch mắc cài, vòng niềng, kẽ răng gấp 3 lần so với chỉ nha khoa và bàn chải thông thường. Với máy tăm nước, mỗi ngày bạn chỉ mất 1 – 2 phút để vệ sinh răng miệng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản mà những người đang có ý định niềng răng nên nắm được. Điều bạn cần lưu ý nhất là lựa chọn đúng nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp với tình trạng răng miệng và khả năng kinh tế. Chúc các bạn nhanh chóng có hàm răng đều đẹp và nụ cười tỏa nắng.