Có nên bọc răng sứ không là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định thực hiện biện pháp này. Để có được câu trả lời, bạn sẽ cần có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình thực hiện, lợi ích và tác động có thể có của phương pháp. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Có nên bọc răng sứ hay không?
Bọc răng sứ là một biện pháp thẩm mỹ trong nha khoa, phương pháp này có thể hiểu đơn giản là thay cho răng cũ của bạn một lớp vỏ mới được chụp lên phần cùi răng thật. Chất liệu của lớp vỏ trên có thể là sứ tự nhiên hoặc sứ nhân tạo. Bọc răng sứ thường được chỉ định trong các trường hợp như hình thể răng không cân đối, răng mất men, mòn mặt nhai, hô lệch, quá thưa hoặc mọc chen chúc.
Mục đích chính của việc bọc răng sứ là giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho răng. Ngoài ra, nó còn giúp điều trị tổn thương răng trong trường hợp răng bị chết tủy do sâu răng hoặc bị xỉn màu hoặc ố vàng.
Để trả lời cho câu hỏi có nên bọc răng sứ không, các chuyên gia đều cho rằng nếu như bạn muốn có một hàm răng trắng sáng hơn hoặc khắc phục những khiếm khuyết như răng sứt mẻ, mọc không đều thì câu trả lời là có.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mọi biện pháp can thiệp bao gồm cả bọc răng sứ cũng sẽ gây ra một số tác động nhất định đến hàm răng của bạn. Trước khi thực hiện, bạn vẫn nên tìm hiểu thật kỹ cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng này trước khi quyết định.
Lợi ích và tác hại của việc bọc răng sứ
Bọc răng sứ là biện pháp thẩm mỹ nha khoa rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người băn khoăn có nên bọc răng sứ thẩm mỹ hay không. Để có thể có được câu trả lời cho mình, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin về lợi ích và tác hại có thể có trong việc bọc răng sứ dưới đây.
Lợi ích
Bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích có thể kể đến như sau:
- Hàm răng trắng sáng và đều hơn: Từ xưa đến nay, ông cha ta đã có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”, bên cạnh việc đảm nhiệm chức năng ăn nhai, hàm răng còn đóng vai trò quyết định diện mạo khuôn mặt. Có được một hàm răng trắng sáng sẽ giúp mang lại sự tin cũng như ấn tượng tốt hơn khi giao tiếp. Đây là điều hoàn toàn có thể có được nếu như bạn thực hiện phương pháp bọc răng sứ.
- An toàn: Mặc dù được làm từ chất liệu nhân tạo nhưng mão răng sứ đều được sản xuất từ các vật liệu không gây hại cho sức khỏe. Chúng sẽ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như không bị axit bào mòn, không gây kích ứng niêm mạc miệng, độ cứng cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Đồng thời, độ bền cũng được đánh giá rất tốt, nếu được chăm sóc đúng cách thì hàm răng giả của bạn sẽ có tuổi thọ từ 10 – 20 năm, thậm chí là lâu hơn.
- Đảm bảo khả năng ăn nhai của răng: Răng sau khi được bọc sứ vẫn có thể đảm bảo tốt chức năng ăn nhai. Do vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc răng sẽ bị yếu đi hoặc suy giảm khả năng nhai, cắn.
Tác hại
Bên cạnh những lợi ích nói trên, việc bọc răng sứ cũng sẽ gây ra một số tác động xấu đến răng. Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ buộc phải mài bớt một phần men răng bên ngoài. Phần men răng này sẽ không thể khôi phục lại được. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra một số tác hại không mong muốn. Vì vậy, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ cũng như lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện.
Quy trình bọc răng sứ chuẩn
Quy trình bọc răng sứ chuẩn tại hầu hết các cơ sở nha khoa hiện nay sẽ bao gồm các bước cụ thể như sau:
- Kiểm tra tình trạng răng: Ở bước này, bác sĩ sẽ tiến hành khám và kiểm tra tình trạng răng của bạn để xem xét có nên bọc răng sứ không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chụp CT để biết được cấu trúc răng miệng của bệnh nhân đã phù hợp để thực hiện hay chưa. Điều này nhằm đảm bảo việc làm răng sứ an toàn hơn. Nếu như bệnh nhân chưa đủ điều kiện để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các vấn đề trước khi tiến hành bọc răng.
- Vệ sinh răng miệng: Đây là một bước rất quan trọng để tránh nhiễm trùng và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý.
[pr_middle_post]
- Lấy dấu răng: Sau khi răng miệng đã được vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để gửi cho phòng Labo chế tác.
- Chế tác răng: Khi tiếp nhận được thông tin về dấu răng, các kỹ thuật viên sẽ chế tác mão răng sứ có hình dạng và kích thước chuẩn xác nhất cho từng bệnh nhân cụ thể.
- Gắn mão răng sứ: Khi mão răng sứ đã được chế tác xong, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên răng.
- Hoàn thiện: Sau khi đã gắn mão sứ lên răng, bác sĩ sẽ kiểm tra độ tương thích của mão sứ với cùi răng và hoàn tất quá trình bọc răng sứ.
Trường hợp nào không nên dùng biện pháp bọc răng sứ?
Mặc dù có thể khắc phục được rất nhiều khuyết điểm thẩm mỹ của hàm răng nhưng trong một số trường hợp các bác sĩ cho rằng không nên áp dụng phương pháp bọc răng sứ, cụ thể:
- Sai khớp cắn khá nghiêm trọng: Bọc răng sứ chỉ có thể khắc phục được tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ. Trong trường hợp khớp cắn bị lệch quá nghiêm trọng, bạn sẽ phải tiến hành niềng răng trước khi bọc sứ.
- Răng bị hô, móm vẩu do xương hàm: Tình trạng răng bị vẩu, hô do cấu trúc xương hàm thì bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ không thể mang lại kết quả khả quan. Để khắc phục, bác sĩ sẽ phải chỉ định phẫu thuật, can thiệp trực tiếp vào xương hàm.
- Răng bị sâu hỏng quá nặng, chân răng quá yếu: Bọc răng sứ cho răng sâu cũng là một giải pháp để bảo tồn răng. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị sâu hỏng quá nghiêm trọng thì bác sĩ thường sẽ xem xét nhổ bỏ răng, và phục hình cố định bằng phương pháp trồng răng Implant.
- Răng bị gãy vỡ chỉ còn chân răng: Với tình trạng này, bác sĩ thường sẽ chỉ định biện pháp cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng sứ. Nguyên nhân là do mô răng thật không còn đủ để làm trụ chống đỡ cho mão sứ.
- Răng quá nhạy cảm: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy răng bị đau nhức, ê buốt khi có tác động từ bên ngoài thì cũng không nên thực hiện phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Bởi quá trình làm răng sứ sẽ cần phải mài bớt cùi răng và khiến tình trạng răng nhạy cảm càng thêm nghiêm trọng.
Một số lưu ý khi bọc răng sứ
Khi thực hiện bọc răng sứ, để đảm bảo an toàn cũng như tránh những sự cố không đáng có, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có cơ sở vật chất đảm bảo, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để thực hiện.
- Trong vài ngày đầu sau khi thực hiện bọc răng sứ, có thể sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu, ê buốt nhẹ tuy nhiên căm giác này sẽ hết dần.
- Để bảo vệ lớp mão sứ, bạn nên tránh các tật xấu như nghiến răng, mím chặt răng, nhai đá, dùng răng để mở bao bì.
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn hằng ngày, đánh răng 2 lần 1 ngày, súc miệng, sử dụng thêm chỉ nha khoa thường xuyên để tăng hiệu quả làm sạch.
- Thăm khám định kỳ tại cơ sở nha khoa ít nhất 2 lần mỗi năm để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi có nên bọc răng sứ hay không. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về vấn đề này.
Tham khảo thêm: Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không