Cách dùng rau tần dày lá trị ho cho bà bầu, trẻ sơ sinh an toàn

Cập nhật: 14/05/2024 Theo dõi trên goole news

Dùng rau tần dày lá trị ho là bài thuốc có thể áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng, kể cả bà bầu hay trẻ nhỏ để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu. Ưu điểm của bài thuốc này là có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ đồng thời chi phí cũng vô cùng rẻ nên được rất nhiều người lựa chọn khi bệnh mới khởi phát.

Dùng rau tần dày lá trị ho có thực sự hiệu quả?

Rau tần dày hay còn được với những cái tên khác như húng chanh, dương tử tô hay rau thơm lông. Loại rau này thường được dùng để ăn kèm với các món cuốn để tăng thêm hương vị và mùi thơm. Ngoài ra cả trong Đông y và Tây y đều tận dụng dược liệu này vào trong điều trị rất nhiều bệnh lý vì những tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại.

Dùng rau tần dày lá trị ho
Dùng rau tần dày lá trị ho là bài thuốc dân gian được rất nhiều người sử dụng từ xa xưa

Trong y học cổ truyền, đây là dược liệu có vị chua the, tính ấm, không độc, quy vào kinh phế và đem đến tác dụng giải cảm, kích thích ra mồ hôi, khử độc, chống viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, giảm ho.. Bởi thế mà từ rất lâu đời dân gian đã dùng dược liệu này để trị các chứng ho, viêm họng, viêm phế quản hay một số bệnh hô hấp khác mà không cần dùng thuốc.

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng tìm thấy rất nhiều hoạt chất có ích trong húng chanh có thể hỗ trợ rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là tình trạng ho khan, ho có đờm. Trong đó các hoạt chất như henolic, salicylat, thymol, carvacrol, eugenol.. đặc biệt là cavaron có thể đem đến tác dụng ức chế các vi khuẩn gây ho cực mạnh.Hoạt chất Codein được đặc trưng với màu đỏ cũng được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên có thể giúp ức chế sự hoạt động rất nhiều vi khuẩn, vi trùng ở mũi, họng và cả đường ruột. Đặc biệt nếu xuất hiện tình trạng sưng viêm cổ họng do viêm họng thì hoạt chất này cũng phát huy tác dụng rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng này.

Những hoạt chất này cũng giúp tăng cường lớp phòng ngự của hệ thống miễn dịch để chống lại sự tấn công của các dị nguyên bên ngoài vào cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rau tần dày có khả năng ức chế các vi khuẩn sau đây

  • Pneumococcus
  • Coli bothesda Streptococcus
  • Coli paihogène
  • Bordet Gengou
  • Staphyllococcus 209 p. Salmonella typhi
  • Diphteri
  • Shigella flexneri-Shigeila sonnet
  • Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis

Không chỉ vậy với những người ho do trào ngược dạ dày thì húng chanh cũng đem đến những tác dụng cải thiện rất tốt. Hoạt chất limonene có trong dược liệu có khả năng trung hòa acid dịch vị nhờ đó giảm ngay những triệu chứng ợ hơi ợ nóng cũng như các kích ứng tại thực quản do trào ngược dà dày gây ra.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy mùi thơm từ lá húng chanh có thể làm thư giãn tinh thần giúp người dùng ngủ ngon hơn. Bởi thế mà trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu húng chanh để hít trị sổ mũi hoặc dùng cho máy phun sương trong phòng thơm hơn.

Bên cạnh đó một ưu điểm khiến dược liệu này được nhiều người sử dụng chính là vô cùng an toàn. Ai cũng có thể dùng húng chanh trừ những người bị dị ứng với loại rau này. Chưa có bất cứ ghi nhận nào về những tác dụng nguy hiểm do rau tần dày gây ra cho sức khỏe, nếu bị dị ứng có thể chỉ bị ngứa ngáy, nổi mẩn, đau bụng nhưng không quá đáng kể.

Như vậy có thể thấy những tác dụng của rau húng chanh trong điều trị các triệu chứng ho là thực sự có. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp này nếu các triệu chứng ho mới khởi phát để làm giảm nhanh tình trạng này thay vì dùng thuốc, nhất là với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thau, người đang cho con bú, trẻ nhỏ hay cả người già.

Hướng dẫn cách dùng rau tần dày lá trị ho đơn giản

Có rất nhiều cách dùng rau tần dày lá trị ho đơn giản tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện được. Kiên trì thực hiện đúng các bài thuốc này sẽ giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng để bạn nhanh chóng khỏe lại.

Lá húng chanh và muối hột giảm ho

Muối hột cũng là dược liệu có tính sát khuẩn diệt trùng khá mạnh nên thường được kết hợp chung với lá húng chanh để tăng tác dụng trị bệnh. Bài thuốc này rất thích hợp với sự thay đổi thời tiết đột ngột gây ho. Cách làm cũng vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện.

Dùng rau tần dày lá trị ho
Ngậm húng chanh được giã với muối giúp giảm ho, giảm ngứa họng hiệu quả

Cách làm như sau

  • Dùng vài lá tươi rửa thật sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất nếu có
  • Cho dược liệu vào cối và giã thật nhuyễn cùng 1 ít muối hạt.
  • Dùng hỗn hợp này để ngậm và nuốt từ từ
  • Thực hiện 2- 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng ho và đau họng được thuyên giảm dần.

Dùng rau tần dày lá trị ho cùng rượu trắng

Rượu trắng cũng có tính sát trùng khá mạnh nên với những trường hợp ho nặng bạn có thể dùng cách này để giảm các cơn ho. Chú ý đây không phải là bài thuốc uống mà là bài thuốc dùng để xông hơi nên trẻ nhỏ và bà bầu đều có sử dụng bình thường mà không gây ra tác dụng phụ nào khác.Thực hiện như sau

  • Dùng một nắm húng chanh tươi rửa thật sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất nếu có
  • Giã hoặc thái nhỏ dược liệu để các tinh chất tiết ra, sau đó đổ ngập rượu vào, đảo nhẹ tay để các chất hòa quyện vào nhau
  • Đun sôi một bát nước rồi cho hỗn hợp vừa rồi vào, tiếp tục đun đến khi nước sôi trở lại
  • Tắt bếp rồi nhanh chóng đem đi xông hơi để các tinh chất không bay mất
  • Bạn để nồi xông cách mặt khoảng 15cm rồi trùm một chiếc khăn mỏng lên mặt để xông trong 10- 15 phút
  • Thực hiện mỗi ngày sẽ thấy tình trạng ho và sổ mũi được thuyên giảm

Chú ý sau khi xông hơi bạn nên dùng khăn lau khô mặt và người để tránh nhiễm lạnh. Nên nghỉ ngơi một chút không nên đi tắm ngay sau khi xông. Nếu cho bé xông hơi cần có sự giám sát của phụ huynh để phòng tránh tình trạng bé bị bỏng mặt do quá nóng hay vô tình làm đổ nước gây nguy hiểm.

Rau tần dầy và đường phèn trị ho có đờm

Với tình trạng ho, ngứa họng người bệnh thường được khuyên nên dùng đường phèn hay mật ong để thay thế các loại đường tinh luyện thông thường. Theo Đông y, đường phèn vẫn có vị ngọt nhưng có vị ngọt dễ chịu hơn đường cát đồng thời nó còn có tác dụng sát khuẩn chống viêm cực kỳ tốt. Trong bài thuốc này nếu không có đường phèn bạn cũng có thể thay thế bằng mật ong cũng mang đến tác dụng tốt không kém.

Dùng rau tần dày lá trị ho
Bài thuốc từ rau tần dày, húng chanh và đường phèn có thể áp dụng cho mọi đối tượng

Bên cạnh đó dược liệu này còn có tắc xanh. Dược liệu này có chứa rất nhiều tinh dầu và các vitamin có thể hỗ trợ quá trình giảm sưng viêm và ngứa họng. Sự kết hợp giữa 3 dược liệu húng chanh, đường phèn và tắc xanh sẽ giúp nhanh chóng loại bỏ những cơn ho dai dẳng kéo dài đồng thời cũng vô cùng an toàn.Bạn có thể chỉ cần dùng đường phèn hấp cách thủy với rau tần dầy đã được rửa sạch nếu quá bận rộn. Hoặc thực hiện như sau để tăng tác dụng điều trị bệnh

  • Dùng một nắm húng chanh tươi cùng vài quả tắc xanh rửa thật sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong 15 phút để loại bỏ các tạp chất nếu có
  • Cho các dược liệu bào máy xay sinh tố xay nhuyễn, chú ý nên đập nhỏ đường phèn để dễ xay hơn
  • Cho hỗn hợp vừa xay được ra bát rồi đem đi hấp cách thủy trong 10- 15 phút
  • Dùng để ăn cả phần nước và phần cái, nên dùng khi còn nóng để đem lại tác dụng tốt nhất.

Rau tần dầy cùng các dược liệu trị ho kèm sốt

Với bài thuốc này cần chuẩn bị các dược liệu như tía tô, gừng và cam thảo. Cam thảo có thể đem đến tác dụng khá tốt trong việc hạ sốt và ức chế một số triệu chứng ho nếu có liên quan đến virus. Tuy nhiên chú ý với bà bầu không nên lạm dụng quá nhiều cam thảo vì có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có.Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị các dược liệu bao gồm 1 nắm lá tần dầy, 1 ít cam thảo đất, 3 lát gừng tươi cùng 8g lá tía tô. Chú ý nên chọn những lá tươi non mới thu hoạch, không bị hư hỏng, héo úa để đảm bảo giữ được các dưỡng chất cần thiết.
  • Làm sạch các dược liệu, ngâm nước muối trong 15p để loại bỏ các tạp chất. Riêng với gừng thì không cần ngâm nước muối, chỉ cần rửa sạch rồi thái lát.
  • Thái nhỏ tía tô và tần dày để các tinh chất có thể tiết ra dễ dàng hơn
  • Cho cam thảo và gừng vào ấm đun sôi trong vài phút
  • Tiếp tục cho húng chanh và tía tô vào đun sôi thêm 5 phút và đậy nắp hãm thêm 10 phút
  • Dùng uống như trà hằng ngày

Chú ý do có cảm thảo nên nếu bạn đang sử dụng thuốc Tây thì nên chú ý bởi cam thảo có thể gây tương tác với một số chất gây hạ huyết áp. Để an toàn hơn bà bầu tốt nhất không nên dùng bài thuốc này.

Rau tần dầy và các dược liệu trị ho do cảm lạnh

Cảm lạnh thường xuất hiện vào các thời điểm thay đổi thời tiết hay do người bệnh đi đường dính mưa. Vì vậy sử dụng bài thuốc với các dược liệu như gừng, bạc hà, tía tô sẽ giúp làm ấm cơ thể, làm ấm họng từ đó giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Dùng rau tần dày lá trị ho
Kết hợp các dược liệu như húng chanh, gừng, tía tô và bạc hà giúp làm ấm cổ họng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn

Trong đó gừng, tía tô và bạc hà đều là các dược liệu quen thuộc với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, có tính ấm tốt. Cách dược liệu này cũng rất dễ kiếm nên ai cũng có thể thực hiện.Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị các dược liệu bao gồm 1 nắm lá tần dầy, 5g bạc hà, 3 lát gừng tươi cùng 8g lá tía tô. Chú ý nên chọn những lá tươi non mới thu hoạch, không bị hư hỏng, héo úa để đảm bảo giữ được các dưỡng chất cần thiết.
  • Làm sạch các dược liệu, ngâm nước muối trong 15p để loại bỏ các tạp chất. Riêng với gừng thì không cần ngâm nước muối, chỉ cần rửa sạch rồi thái lát.
  • Cho tất cả các dược liệu vào sắc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ
  • Khi thấy nước cạn còn khoảng 2/3 so với ban đầu thì tắt bếp, lọc lấy phần nước cốt dùng để uống trong ngày
  • Thực hiện trong vài ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả cải thiện bệnh tuyệt vời

Một số chú ý khi dùng rau tần dày lá trị ho

Bên cạnh các cách trên đây mẹ cũng có thể sử dụng các loại tinh đầu được chiết xuất từ rau tần dầu để cho vào máy xông hơi, máy tạo độ ẩm trong phòng để thanh lọc không khí trong lành hơn. Ngoài ra cũng cần chú ý các vấn đề sau

  • Bài thuốc dùng rau tần dày lá trị ho chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không giúp trị ho hoàn toàn nếu có liên quan đến các bệnh lý như trào ngược dạ dày hay viêm phế quản
  • Với những tình trạng ho nặng, ho dai dẳng có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn
  • Nên ưu tiên dùng cho các trường hợp ho nhẹ, mới khởi phát triệu chứng
  • Hiệu quả bài thuốc còn phụ thuộc theo cơ địa
  • Sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng, nên dùng rau mới thu hoạch
  • Tránh dùng những dược liệu bị hư hỏng, héo úa hay có dấu hiệu phun thuốc bảo vệ thực vật
  • Dùng thuốc ngay nếu phát hiện các triệu chứng dị ứng
  • Cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để nhanh chóng cải thiện bệnh

Bài thuốc dùng rau tần dày lá trị ho vừa đơn giản nhưng cũng đem đến những hiệu quả bất ngờ nên người bệnh có thể tham khảo để hạn chế tình trạng của thuốc Tây. Tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng kéo dài bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp, tránh nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm khác.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC