Chữa mề đay bằng diện chẩn là phương pháp sử dụng các dụng cụ chuyên biệt như que dò, lăn cầu gai, búa, cào hay cây sao chổi,… tác động trực tiếp lên các huyệt đạo phản chiếu trên khuôn mặt và cơ thể. Kỹ thuật này mang đến tác dụng giảm viêm ngứa, nổi mẩn, phục hồi chức năng thải độc của gan thận và tăng cường hệ miễn dịch.
Có nên trị mề đay bằng diện chẩn?
Chữa mề đay bằng diện chẩn là một phương pháp điều trị không dùng thuốc hiện đang được áp dụng phổ biến. Thông qua việc tác động lên các huyệt đạo phản chiếu trên khuôn mặt và một số vị trí khác trên cơ thể, diện chẩn giúp kích thích khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn được GS. TSKH Bùi Quốc Châu nghiên cứu, phát triển và chính thức giới thiệu từ năm 1980. Phương pháp này không đơn thuần chỉ điều trị triệu chứng của các bệnh lý mà còn hướng tới cân bằng và phục hồi chức năng của các cơ quan bên trong.
Khi điều trị mề đay, diện chẩn sẽ tác động vào các điểm tương ứng trên mặt liên kết với hệ miễn dịch và chức năng của gan, thận được gọi là đồ hình phản chiếu. Các kỹ thuật như day ấn huyệt, lăn, ấn, chà, cào mặt hoặc sử dụng các dụng cụ như que dò sẽ được sử dụng để kích hoạt phản ứng từ cơ thể, giúp giảm ngứa, xoa dịu viêm và tăng cường khả năng thải độc. Kiên trì điều trị một thời gian sẽ giúp kiểm soát và làm giảm các đợt mề đay cấp tính.
Ưu điểm của phương pháp trị mề đay bằng diện chẩn là không cần sử dụng thuốc hay can thiệp xâm lấn, nên giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ cho người bệnh. Ngoài ra, diện chẩn còn có khả năng điều chỉnh tổng thể sức khỏe, giúp cơ thể tự phục hồi và ngăn ngừa tái phát mề đay.
Tuy nhiên, hiệu quả của diện chẩn còn thuộc vào tay nghề của người thực hiện và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Khi xuất hiện các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa, bệnh nhân nên thăm khám để nắm rõ mức độ bệnh của bản thân và tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
XEM THÊM: 5 Bài thuốc đông y chữa nổi mề đay hiệu nghiệm và lành tính
Phác đồ chữa mề đay bằng diện chẩn
Phác đồ điều trị mề đay bằng diện chẩn được các chuyên gia xây dựng dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Dưới đây là các bộ huyệt đạo thường được tác động.
1. Làm ấm bộ huyệt Phế du và Phong môn trừ phong hàn, cải thiện chức năng phế
Việc tác động làm ấm các huyệt đạo Phong Môn và Phế Duy có thể giúp cải thiện tình trạng mề đay trong nhiều trường hợp. Phác đồ này thích hợp cho những đối tượng bị nổi mề đay do nhiễm phong hàn, phế hư, độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể hoặc bị mất cân khí huyết.
Vị trí các điểm Sinh huyệt và tác dụng:
+ Huyệt Phế du:
- Vị trí: Huyệt Phế du nằm ở vị trí gai đốt sống thứ 3, cách khoảng 1.5 thốn tính từ đường giữa cột sống theo chiều ngang.
- Tác dụng: Hỗ trợ điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông dương khí đến phổi, cải thiện chức năng phổi và giảm tắc nghẽn. Khi phổi hoạt động hiệu quả hơn, các biểu hiện mề đay mẩn ngứa do phế hư cũng sẽ được giảm bớt.
+ Huyệt Phong môn:
- Vị trí: Huyệt Phong Môn nằm dưới mỏm gai đốt sống thứ 2 , cũng cách khoảng 1.5 thốn tính ngang từ cột sống.
- Tác dụng: Giải nhiệt, ngăn ngừa sự xâm nhập của phong hàn, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, qua đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của mề đay mẩn ngứa.
Các bước tác động huyệt:
- Bước 1: Người thực hiện nhẹ nhàng xác định vị trí các huyệt trên bằng cách sử dụng bút bi đã hết mực hoặc đầu que dò chuyên dụng trong diện chẩn. Để chắc chắn hơn, hãy thoa một ít dầu nóng vào đồng xu rồi đánh xuôi trên khu vực chứa 2 huyệt. Nếu thấy đỏ lên thì đó chính là vị trí chính xác của huyệt.
- Bước 2: Bật máy sấy tóc với nhiệt độ vừa phải lần lượt hơ nóng quanh các huyệt. Nếu hơ bằng điếu ngải cứu thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Bước 3: Di chuyển vật hơ xung quanh huyệt trong vòng 5 – 10 phút. Không giữ thiết bị hơ nóng ở một vị trí cố định và chú ý giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng da.
- Bước 4: Lặp lại thao tác làm ấm huyệt hàng ngày để nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng bệnh mề đay.
MÁCH BẠN: Top 10 thuốc trị nổi mề đay tốt nhất, giảm mẩn ngứa hiệu quả
2. Bộ huyệt thông kinh mạch, điều hòa khí huyết
Phương pháp chữa mề đay bằng diện chẩn còn chú trọng đến việc đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết bằng cách kích thích các bộ huyệt quan trọng, từ đó giúp điều tiết cơ thể, kháng viêm, giảm ngứa và cải thiện khả năng miễn dịch.
Các điểm Sinh huyệt được tác động bao gồm:
+ Huyệt MO.17:
- Vị trí: Nằm thẳng trên khóe miệng, giữa rãnh nhân trung.
- Tác dụng: Giảm ngứa, hỗ trợ điều trị dị ứng nổi mề đay, hen suyễn và cải thiện tình trạng viêm nhiễm ngoài da.
+ Huyệt MM.50:
- Vị trí: Chân cánh mũi phải, trên đường thẳng với con ngươi mắt phải.
- Tác dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, giải độc, chống dị ứng, điều trị nổi mề đay mẩn ngứa khắp người, giảm sưng viêm.
Huyệt TR.103:
- Vị trí: Nằm giữa trán
- Tác dụng: Tăng cường trí nhớ, điều trị kinh phong, chống suy nhược cơ thể, giảm căng thẳng, giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn.
Huyệt CA.127:
- Vị trí: Nằm tại vị trí lõm nhất, nơi giao nhau giữa vành môi dưới và ụ cằm.
- Tác dụng: Giảm đổ mồ hôi ở các chi, điều trị đau bụng, lạnh bụng, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể.
Huyệt MM.61:
- Vị trí: Điểm cuối của nếp nhăn mũi, dưới bờ xương mũi.
- Tác dụng: Hỗ trợ điều tiết mồ hôi, làm ấm người, giảm hiện tượng sưng phù và viêm đỏ da, kích thích giãn nở mạch máu để khí huyết lưu thông tốt hơn.
Huyệt MU.1:
- Vị trí: Nằm dọc theo đường sống mũi.
- Tác dụng: Điều trị nổi mề đay do nhiễm gió lạnh.
Huyệt DT.14:
- Vị trí: Nằm tại điểm tiếp giáp giữa bờ dưới tai với góc hàm.
- Tác dụng: Giải nhiệt, ức chế phản ứng viêm, an thần và hạ huyết áp.
Huyệt MO.38:
- Vị trí: Nằm giữa nếp nhăn mũi và má, ngang với rãnh nhân trung.
- Tác dụng: Tiêu sưng, giảm viêm, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, qua đó hỗ trợ điều trị mề đay và các bệnh ngoài da.
Huyệt MU.58:
- Vị trí: Dưới khóe mắt.
- Tác dụng: Điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và gan, hỗ trợ điều trị nổi mề đay do các bệnh lý liên quan đến gan.
Huyệt MO.19:
- Vị trí: Điểm cao nhất của nhân trung, ngay sát mũi.
- Tác dụng: Ổn định chức năng tim mạch, làm ấm cơ thể, thăng khí.
Nhờ việc tác động lên các bộ huyệt này, phương pháp diện chẩn giúp kích thích tuần hoàn máu, giải phóng năng lượng bị tắc nghẽn trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng mề đay.
THAM KHẢO THÊM: Cách chữa nổi mề đay ban đêm hiệu quả nhất
Trường hợp không nên điều trị mề đay bằng diện chẩn
Diện chẩn là một phương pháp chữa bệnh tự nhiên nên an toàn cho hầu hết mọi đối tượng khi được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến cáo thực hiện cho những trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai: Các kích thích từ diện chẩn lên các huyệt đạo trên cơ thể có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt là ở những vùng nhạy cảm. Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi chữa mề đay bằng diện chẩn hay bất kỳ hình thức chữa trị nào khác.
- Người có vấn đề về tim mạch hoặc huyết áp không ổn định: Diện chẩn có thể kích thích hệ tuần hoàn và gây ra tác động không mong muốn đối với các trường hợp bị rối loạn huyết áp hoặc có vấn đề về tim mạch.
- Trường hợp đang bị nhiễm trùng, tổn thương da hoặc mắc bệnh da liễu nặng: Tránh áp dụng diện chẩn nếu điểm sinh huyệt cần tác động nằm ở vị trí da đang bị tổn thương nghiêm trọng.
- Trẻ nhỏ: Do hệ miễn dịch và cơ thể của trẻ còn yếu nên diện chẩn không phải lúc nào cũng an toàn, phù hợp với trẻ nhỏ. Nếu muốn áp dụng cho trẻ, phụ huynh cần có sự tư vấn kỹ lưỡng từ chuyên gia và bác sĩ.
TÌM HIỂU THÊM: 11 Thuốc trị mề đay cho trẻ em hiệu quả, bác sĩ chỉ định dùng
Diện chẩn chữa mề đay có khỏi không? Cần lưu ý gì khi áp dụng?
Diện chẩn có thể giúp giảm các triệu chứng viêm, ngứa, hỗ trợ thải độc và cải thiện tình trạng mề đay thông qua cơ chế kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào áp dụng đều có thể trị khỏi bệnh.
Như đã thông tin ở trên, hiệu quả của phương pháp chữa mề đay bằng diện chẩn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của từng người, mức độ bệnh và tay nghề của người thực hiện. Với các trường hợp mề đay nặng hoặc mãn tính, bệnh nhân cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt kết quả tốt hơn.
Trong quá trình dùng diện chẩn điều trị mề đay, bệnh nhân cũng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Lựa chọn chuyên gia có kinh nghiệm: Diện chẩn đòi hỏi người thực hiện phải hiểu rõ về các điểm phản chiếu và huyệt đạo trên cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần tìm đến những chuyên gia hoặc người được đào tạo chính quy để được hỗ trợ.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh: Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cũng cần duy trì một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn,…. Đồng thời, giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và thoáng mát.
- Theo dõi cơ thể và điều chỉnh: Nếu sau khi thực hiện diện chẩn, các triệu chứng mề đay không giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh biện pháp can thiệp cho phù hợp.
- Không tự ý áp dụng: Việc tự trị mề đay tại nhà bằng diện chẩn khi không có kiến thức chuyên môn có thể dẫn đến kích ứng da hoặc phản ứng không mong muốn.
Chữa mề đay bằng diện chẩn có thể là một phương pháp hỗ trợ tốt nhưng cần áp dụng đúng cách và đúng đối tượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp bị mề đay kéo dài, cần kết hợp điều trị cả nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn kết hợp với lối sống lành mạnh để bệnh được điều trị dứt điểm và không còn tái phát trở lại.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
- Nổi mề đay nên ăn gì và kiêng những gì để giảm tình trạng ngứa rát?
- 7 Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới vừa hay lại lành tính
Nguồn: Soytethainguyen