Cách trị mề đay bằng gừng tuy đơn giản nhưng có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng, cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ nhanh chóng. Bạn có thể ăn gừng, uống trà gừng mật ong, thoa nước cốt gừng, sắc uống hoặc nấu nước tắm ngay từ khi bệnh còn nhẹ để thấy được hiệu quả rõ ràng hơn.

Tác dụng của gừng trong điều trị mề đay

Gừng vừa là gia vị, vừa được xem là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt các các đối tượng đang bị nổi mề đay mẩn ngứa. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách có thể đem đến một số công dụng nhất định cho quá trình phục hồi bệnh. Tất cả là nhờ các đặc tính quý giá của gừng. 

 cách trị mề đay bằng gừng
Gừng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống dị ứng nên thường được sử dụng để điều trị mề đay

  • Tính chống viêm: Gừng chứa các hợp chất chống viêm như gingerol, có thể giúp làm giảm viêm và tình trạng kích ứng trên da, qua đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn.
  • Chống oxy hóa: Gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ quá trình hồi phục da.
  • Giảm ngứa, xoa dịu cơn đau: Một số báo cáo cho thấy, gừng cũng có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu trên da.
  • Tăng cường miễn dịch: Gừng có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng tốt hơn khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, từ đó giảm nguy cơ bị dị ứng, ngăn ngừa tái phát mề đay.
  • Tăng tuần hoàn máy, giữ ấm cơ thể: Gừng có tính ấm nên đặc biệt tốt cho những người bị nổi mề đay do lạnh. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm hiện tượng sưng phù da.

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có phản ứng và kết quả khác nhau khi áp dụng cách chữa mề đay bằng gừng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi áp dụng nhằm đảm bảo phương pháp này thật sự an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

XEM THÊMCây Đơn Lá Đỏ Trị Mề Đay Và Những Bài Thuốc Hay Và Hiệu Quả Nhất

11 Cách trị mề đay bằng gừng dễ làm

Có nhiều cách dùng gừng chữa nổi mề đay. Bạn có thể tham khảo 12 mẹo dễ làm và đang được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả được chúng tôi tổng hợp dưới đây:

1. Thoa nước cốt gừng chữa mề đay

Dân gian thường sử dụng nước cốt gừng như một loại thuốc bôi ngoài da để trị mề đay. Với phương pháp này, bạn có thể thực hiện ngay từ khi các vết mẩn ngứa mới xuất hiện. Các hoạt chất trong gừng sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào trong từng tế bào và phát huy hiệu quả chống viêm, chống dị ứng và xoa dịu các cảm giác khó chịu.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 2 – 3 củ gừng tươi rửa sạch, giã nát
  • Bước 2: Thêm vào một ít nước ấm, khuấy đều và vắt lấy nước cốt gừng.
  • Bước 3: Làm sạch vùng da bị nổi mề đay rồi thoa một ít nước gừng lên da.
  • Bước 4: Rửa sạch lại sau khoảng 15 phút.

Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày

*Lưu ý: Không dùng nước cốt gừng nguyên chất thoa lên da hoặc bôi quá nhiều lần trong ngày khiến da bị nóng rát, kích ứng. Trường hợp đang có vết thương hở ngoài da cũng không nên áp dụng cách này.

2. Đắp gừng tươi

Đây cũng là một trong những cách chữa mề đay bằng gừng tươi đơn giản nhất. Bằng cách đắp gừng tươi trực tiếp lên da, các hoạt chất sẽ được tận dụng triệt để, nhanh chóng hơn. 

cách trị nổi mề đay bằng gừng
Đắp gừng tươi là một phương pháp đơn giản để đẩy lùi cơn ngứa và các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay gây ra

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít gừng tươi, số lượng tương ứng với diện tích da bị nổi mề đay
  • Bước 2: Rửa sạch gừng, thái lát mỏng hoặc giã nát và đắp trực tiếp lên khu vực cần điều trị
  • Bước 3: Lưu lại hỗn hợp khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch.

Tần suất áp dụng: 1 – 2 lần/ngày

*Lưu ý: Cách trị mề đay bằng gừng theo hình thức đắp không thích hợp với người có làn da mỏng, nhạy cảm hoặc có vết trầy xước ngoài da.

3. Uống trà gừng mật ong

Để đẩy lùi bệnh mề đay từ bên trong, bạn có thể uống trà gừng mật ong. Thức uống này khá ngon miệng, lại bổ sung thêm các vitamin A, B, C, axit amin, chất chống oxy hóa và khoáng chất phong phú. Chúng giúp chống dị ứng, diệt khuẩn, giảm viêm ngứa, nổi mẩn, kích thích tái tạo da và tăng khả năng miễn dịch.

Các bước sử dụng:

  • Bước 1: Bạn lấy 2 thìa gừng tươi đã được bằm nhuyễn cho vào ấm hãm trà chuyên dụng.
  • Bước 2: Thêm nước sôi vào, đậy kín nắp ủ khoảng 15 phút sao cho nước trà chuyển sang màu vàng.
  • Bước 3: Thêm vào 2 thìa mật ong, khuấy đều và thưởng thức.

Liều lượng: Mỗi ngày uống 2 – 3 tách.

Chống chỉ định: Không dùng trà gừng mật ong để trị nổi mề đay ở trẻ em dưới 1 tuổi

4. Tắm nước gừng giảm nổi mề đay mẩn ngứa, chống nhiễm trùng

Ngay cả khi đang bị nổi mề đay, bạn cũng nên duy trì thói quen tắm rửa mỗi ngày 1 lần để làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc sử dụng nước gừng để vệ sinh cơ thể còn giúp tăng cường loại bỏ các tác nhân gây kích ứng ra khỏi bề mặt da, làm dịu cơn ngứa, tăng cường tuần hoàn máu dưới da, giảm phù mạch và mang đến cảm giác thư giãn cho người bệnh.

cách chữa mề đay bằng gừng
Tắm nước gừng mỗi ngày 1 lần có tác dụng giảm nổi mề đay mẩn ngứa, cải thiện tình trạng viêm đỏ da

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch 3 – 5 củ gừng tươi rồi đập dập để các hoạt chất dễ dàng tiết ra nước trong quá trình nấu
  • Bước 2: Bỏ gừng vào nồi nấu cùng với 3 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Gạn nước ra chậu, để nguội đến khi đạt độ ấm vừa phải thì lấy tắm rửa. Chú ý để nước tiếp xúc nhiều hơn với vùng da bị nổi mề đay.

Tần suất thực hiện: 1 lần/ngày. 

*Lưu ý:

  • Thời gian tắm không nên quá 10 phút.
  • Sau khi tắm với nước gừng xong, bạn nên dùng nước sạch dội lại.

GIẢI ĐÁPNổi mề đay có kiêng tắm không? Có cần tránh nước?

5. Cách trị nổi mề đay bằng gừng và trà xanh

Tiếp theo, bạn có thể cân nhắc áp dụng cách chữa mề đay bằng gừng và trà xanh. Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, trà xanh sẽ giúp làm tăng công dụng sát trùng, giảm ngứa của gừng, đồng thời củng cố hàng rào bảo vệ da trước sự tấn công của các tác nhân gây dị ứng.

Các bước sử dụng:

  • Bước 1: Rửa sạch 1 củ gừng tươi, đập dập. Lá trà xanh bạn cần 1 nắm nhỏ, đem rửa sạch và vò nhẹ cho hơi nát.
  • Bước 2: Đun sôi 2 – 3 lít nước rồi bỏ các nguyên liệu trên vào, nấu thêm 5 phút nữa.
  • Bước 3: Chờ nước nguội rồi tắm hoặc pha loãng với một ít nước lạnh nếu bạn muốn tắm ngay.

Tần suất thực hiện: Các trường hợp bị nổi mề đay trên diện rộng hoặc bệnh ảnh hưởng đến toàn thân thì nên dùng hỗn hợp này tắm ngày 1 lần. 

6. Cách dùng rượu gừng chữa nổi mề đay

Với cách trị mề đay bằng gừng ngâm rượu, bạn có thể tận dụng thêm khả năng sát trùng, diệt khuẩn tự nhiên của rượu để nâng cao hiệu quả giảm ngứa, giúp các vết mề đay nhanh lặn.

cách dùng gừng chữa nổi mề đay
Rượu gừng được sử dụng làm thuốc bôi ngoài da trị nổi mề đay

Các bước sử dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30g gừng tươi và 100ml rượu trắng
  • Bước 2: Giã nát hoặc thái gừng thành những lát mỏng sau khi đã rửa sạch sẽ.
  • Bước 3: Ngâm gừng với rượu, để ít nhất 24 tiếng mới lấy ra dùng.
  • Bước 4: Dùng bông gòn tiệt trùng thấm một ít rượu thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Bước 5: Rửa sạch lại da sau 20 phút.

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/ngày.

TÌM HIỂU THÊMTrị mề đay bằng rượu có hiệu quả không? Làm sao cho đúng?

7. Vệ sinh da với nước gừng và muối

Nếu đang tìm cách giảm nhanh cơn ngứa ngáy ở các vết mẩn đỏ, bạn không nên bỏ qua cách trị mề đay bằng gừng và muối. Hai nguyên liệu này được đem nấu nước để vệ sinh da hàng ngày, giúp sát khuẩn, giảm viêm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Các bước sử dụng:

  • Bước 1: Đun sôi 1,5 lít nước rồi thêm vào 1 củ gừng tươi đã được giã nát và 3 thìa cà phê muối.
  • Bước 2: Tiếp tục nấu hỗn hợp thêm 5 phút nữa và gạn ra chậu cho nguội bớt.
  • Bước 3: Dùng nước này để vệ sinh, làm sạch vùng da bị bệnh thay thế cho các loại xà bông có hại.

Tần suất thực hiện: Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để làn da luôn được sạch sẽ.

8. Bài thuốc uống trị mề đay từ gừng, đường phèn và giấm táo

Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng bài thuốc uống từ gừng kết hợp với giấm và đường phèn có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh mề đay. Trong công thức này, giấm sẽ hoạt động mạnh mẽ trong việc sát khuẩn, còn đường phèn không chỉ giúp làm dịu vị chua của giấm, vị cay của gừng mà còn có tác dụng giải nhiệt, làm giảm cảm giác nóng rát, khó chịu trên da. 

cách trị mề đay bằng gừng giấm táo
Gừng sắc chung với gừng cùng giấm táo uống mỗi ngày giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 1 củ gừng tươi, 1 muỗng giấm táo và 1/2 muỗng đường phèn.
  • Bước 2: Đem gừng rửa sạch, thái sợi, cho vào ấm sắc chung với giấm, đường phèn và 2 bát nước.
  • Bước 3: Đun hỗn hợp cho cạn còn khoảng 1/2 bát.
  • Bước 4: Gạn thuốc ra bát, uống khi còn ấm.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 lần. Sử dụng thuốc trong 5 – 7 ngày liên tục để tình trạng nổi mề đay được điều trị dứt điểm.

9. Lá trầu không kết hợp với gừng chữa mề đay

Lá trầu không chứa thành phần kháng sinh tự nhiên nên thường được kết hợp với gừng để nấu nước tắm rửa, vệ sinh vùng da bị nổi mề đay. Hoạt động này vừa có tác dụng giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm đỏ, sưng phù da, vừa giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 10 lá trầu không bánh tẻ.
  • Bước 2: Rửa sạch cả 2 nguyên liệu. Sau đó giã dập gừng và vò lá trầu cho hơi nát.
  • Bước 3: Đem tất cả nấu chung với 2 lít nước và đun sôi trong 10 phút.
  • Bước 4: Để nước nguội, dùng rửa ngoài da hoặc tắm.

Tần suất thực hiện: Áp dụng cách trị mề đay bằng gừng và lá trầu mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết bệnh.

10. Dùng gừng và lá khế 

Bộ đôi gừng và lá khế đều là những nguyên liệu khá nổi tiếng trong điều trị mề đay. Trong đó, lá khế được ghi nhận với tác dụng chống dị ứng, giảm nổi mẩn ngứa tốt, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với gừng để trị bệnh.

cách trị mề đay bằng gừng và lá khế
Gừng và lá khế thường được dùng để nấu nước tắm hoặc vệ sinh vùng da bị nổi mề đay, giúp giảm ngứa nhanh

Các bước sử dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 củ gừng. Rửa sạch cả hai.
  • Bước 2: Giã nát gừng rồi bỏ vào nồi nấu cùng lá khế và 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Gạn nước vừa nấu ra chậu, pha với nước sạch cho nguội bớt rồi lấy tắm rửa hàng ngày.

Tần suất thực hiện: 1 lần mỗi ngày

12. Thêm gừng vào trong món ăn

Ngoài những cách trị mề đay bằng gừng ở trên, bạn cũng nên thường xuyên sử dụng loại củ gia vị này khi chế biến các món ăn để cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn quá 4g gừng mỗi ngày. 

Các trường hợp có thể âm hư hỏa vượng hoặc đang bị nóng trong không nên ăn gừng hoặc uống nước gừng.

XEM NGAY: Nổi mề đay nên ăn gì và kiêng gì để giảm tình trạng ngứa rát?

6 Lưu ý khi áp dụng cách chữa mề đay bằng gừng

Khi sử dụng gừng để điều trị mề đay, bạn hãy lưu ý những điểm sau:

  • Kiểm tra xem bạn có phản ứng dị ứng với gừng hay không bằng cách thoa một lượng nhỏ nước cốt lên da trước khi tiến hành điều trị.
  • Không lạm dụng gừng quá mức gây nóng trong, táo bón, kích ứng da và một số tác dụng phụ khác.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo rằng gừng không gây tương tác với thuốc bạn đang dùng hoặc tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nếu thấy triệu chứng xấu đi hoặc có phản ứng không mong muốn, hãy ngừng dùng gừng ngay và thông báo cho bác sĩ biết.
  • Sử dụng gừng tươi trong các bài thuốc để đạt được hiệu quả tốt hơn. Không dùng các củ đã có dấu hiệu hư thối.
  • Các trường hợp chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu không nên ăn gừng hoặc uống nước gừng.

Cách trị mề đay bằng gừng hiện chỉ được áp dụng trong dân gian chứ chưa được Y học hiện đại công nhận là một phương pháp điều trị chính thống. Bạn chỉ nên sử dụng để hỗ trợ khi được bác sĩ cho phép. Điều quan trọng là cần xác định được chính xác nguyên nhân gây nổi mề đay để có hướng điều trị triệt để.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM


Câu hỏi thường gặp
Theo kinh nghiệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng tắm rửa hoặc tránh tiếp xúc với nước nếu không muốn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này liệu có đúng? Bệnh nhân nổi mề đay có kiêng tắm không? Nổi mề đay có kiêng nước không? Nổi mề đay là một phản ứng...
Chứng mề đay xuất hiện thường mang theo các cơn ngứa ngáy dữ dội khiến bệnh nhân phải ám ảnh. Điều này cũng khiến nhiều người lo lắng liệu bệnh nổi mề đay có lây không để có biện pháp phòng ngừa cho bản thân lẫn những người xung quanh.  Bệnh nổi mề đay có lây không? Các nghiên cứu...
Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan