Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng nếu không được khắc phục và chăm sóc đúng cách. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào căn nguyên và mức độ tổn thương sẽ áp dụng biện pháp khắc phục khác nhau.
Những thông tin về thủ thuật bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một trong những thủ thuật nha khoa dùng mão răng bằng chất liệu sứ đặt lên răng bị hư hỏng nhằm hạn chế tổn thương ảnh hưởng đến răng. Lớp mão sứ được phủ lên bề mặt răng thật, do đó bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Trong một số trường hợp mão răng sứ được đặt 2 bên răng bị mất ở giữa cầu răng. Theo đó, một bộ phận giả sẽ được sử dụng nhằm lấp đầy những khoảng trống sau khi răng bị mất đi.
Bên cạnh mão răng bằng sứ thì mão răng cũng có thể được làm từ những chất liệu khác như kim loại, gốm,… Phương pháp bọc răng sứ chỉ được thực hiện sau khi lấy tủy răng. Điều này giúp bảo vệ răng những những tổn thương, tác động bên ngoài. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể chỉ định bọc răng sứ như:
- Lỗ sâu răng lớn, phương pháp trám răng không mang lại hiệu quả điều trị
- Răng có xu hướng yếu dần hoặc nứt
- Bị mất răng và có mong muốn làm răng giả hoặc làm cầu răng
- Răng bị lệch, đổi màu
Nguyên nhân gây viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ là một trong những tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây nhiễm trùng, hôi miệng, đau nhức, sưng viêm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Để kiểm soát hiệu quả và nhanh chóng, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể gây khởi phát, từ đó áp dụng những biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến viêm lợi sau khi bọc răng sứ:
1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc bọc răng sứ có thể khiến nhiều người chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn. Điều này có thể khiến các mảng bám, thức ăn thừa, vi khuẩn trong khoang miệng phát triển quá mức, tấn công chân răng dẫn đến sưng đau, phù nề gây viêm nướu răng.
Theo số liệu thống kê cho thấy, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách chiếm 80% nguyên nhân gây viêm nướu răng sau khi bọc răng sứ.
2. Răng sứ tác động đến nướu
Lợi hay nướu răng chính là khoảng sinh học dưới răng, có chức năng bảo vệ và nâng đỡ răng. Các mô nướu tạo thành mô liên kết xung quanh cổ răng nhằm ngăn ngừa thức ăn thừa, vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương vùng mô nha chu bên dưới.
Trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ nha khoa tay nghề kém có thể thực hiện sai kỹ thuật hoặc đưa mão răng sứ quá sâu, ảnh hưởng đến vùng lợi. Điều này lâu dài có thể gây tổn thương hoặc phá hủy các mô sinh học. Từ đó tạo điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn, thức ăn tấn công đến nướu răng, mô nha chu. Trong trường hợp không được thăm khám và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm nha chu, phá hủy những tổ chức quanh răng.
3. Sâu thân răng
Phần răng dưới mão răng sứ vẫn còn sống nên có thể gây tổn thương hoặc sâu răng tại vùng tiếp nối giữa mão răng sứ và thân răng. Thông thường, tổn thương có xu hướng xuất hiện nhiều ở chân răng và gây ra viêm lợi nếu không được khắc phục sớm.
Khi lỗ sâu răng tiến triển nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này, người bệnh có thể được chỉ định lấy tủy răng nhằm khắc phục các triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.
4. Nhiễm trùng
Trong trường hợp không lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ thì có thể làm tăng nguy cơ bị viêm lợi sau khi thực hiện. Bởi lúc này răng vẫn còn các dây thần kinh, trong quá trình đặt mão răng có thể tác động đến dây thần kinh, gây tổn thương, đau nhức và nhiễm trùng.
Ngoài ra, trong một số trường hợp răng bị nhiễm trùng do những vật liệu trám răng trước đó không được làm sạch trước khi đặt mão răng sứ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng tiến triển và lan rộng sang những dây thần kinh khác, dẫn đến nhiễm trùng.
Nhiễm trùng sau khi thực hiện bọc răng sứ có gây viêm nướu, sưng nướu, ê buốt răng và chảy máu chân răng. Trong một số trường hợp nhiễm trùng có thể khiến người bệnh bị ớn lạnh hoặc bị sốt.
5. Tụt nướu
Tụt nướu là tình trạng phổ biến có thể xuất hiện sau khi bọc răng sứ. Điều này có thể gây ê buốt, đau nhức khó chịu, thậm chí là tăng nguy cơ bị viêm lợi nếu không được khắc phục kịp thời. Tụt nướu cũng có thể xuất hiện do thủ thuật bọc răng sứ không đảm bảo chất lượng hoặc chải răng không đúng cách.
Khi bị tụt nướu, phần chân răng sẽ có xu hướng bị lộ ra nhiều. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành những mảng bám, cao răng ảnh hưởng đến nướu răng nặng nề và tiến triển thành viêm nha chu.
6. Cơ địa bị kích ứng
Tình trạng viêm nướu răng sau khi bọc răng sứ có thể khởi phát ở những người có cơ địa nhạy cảm và dễ bị kích ứng, đặc biệt là với những vật liệu mão răng sứ.
7. Kích thước mão răng sứ không phù hợp
Trường hợp dùng mão răng sứ không vừa với răng có thể gây ra tình trạng đau răng, khó chịu và tăng nguy cơ bị viêm nướu răng. Bên cạnh đó, mão răng sứ không phù hợp với răng còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cắn và chức năng thẩm mỹ.
Lúc này người bệnh có thể bị đau nhức, khó chịu khi căn (trường hợp mão răng đặt quá cao). Một số trường hợp gặp phải tình trạng này có thể đi kèm với tình trạng đau đầu, đau hàm.
Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ nguy hiểm không?
Bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ là tình trạng thường gặp và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không được khắc phục kịp thời. Cụ thể:
- Sưng đau nướu răng, vùng nướu có màu đỏ và có thể gây đau nhức dữ dội khi nhai. Điều này có thể tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, việc ăn uống, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Gây mất thẩm mỹ và có mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
- Tăng nguy cơ phát sinh những bệnh lý khác liên quan đến răng miệng như tiêu xương ổ răng, viêm quanh răng, nhiễm trùng răng, áp xe nướu, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Cách điều trị viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Tình trạng viêm nướu răng sau khi bọc răng sứ cần được thăm khám và khắc phục nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Căn cứ vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định những biện pháp y tế phù hợp.
1. Điều trị không xâm lấn
Với những trường hợp bị viêm nướu răng sau khi bọc răng sứ ở mức độ nhẹ, bác sĩ nha khoa có thể áp dụng những biện pháp khắc phục không xâm lấn và kết hợp chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị không xâm lấn thường được áp dụng cho người bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ ở mức độ nhẹ:
- Chỉ định các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm như ibuprofen hoặc acetaminophen giúp cải thiện các triệu chứng tạm thời. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất dùng thuốc.
- Dùng nước muối ấm súc miệng giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, sát khuẩn và dịu đau nhức. Theo đó, người bệnh có thể hòa tan 1/2 muỗng muối vào 1 cốc nước ấm. Ngậm nước muối ấm khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ. Thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm nướu như chữa viêm nướu bằng gừng tươi, hoa cúc, lá trầu không,… Bạn có thể đun sôi các dược liệu và dùng nước này để súc miệng mỗi ngày.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có kết cấu cứng, dính, ngọt hoặc chứa nhiều axit để tránh tình trạng kích ứng nướu răng. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến tổn thương nướu răng trở nên nặng nề hơn. Do đó, bạn cần hạn chế nhóm thực phẩm trên trong quá trình điều trị bệnh.
2. Điều trị xâm lấn
Thông thường các trường hợp bị viêm lợi sau khi bọc răng sứ tiến triển nặng nề, những biện pháp chăm sóc tại nhà không đáp ứng. Lúc này, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành áp dụng các kỹ thuật xâm lấn nhằm kiểm soát các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời ngăn ngừa phát sinh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
- Cắt lợi: Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp bị viêm lợi kéo dài gây tiêu xương ổ răng. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ làm sạch vùng lợi bị tổn thương và cắt bỏ mô bị thương tổn. Thủ thuật này được tiến hành với mục đích để vùng lợi và mão răng sứ hạn chế tiếp xúc nhất có thể, từ đó ngăn ngừa những kích ứng liên quan.
- Phẫu thuật ghép lợi: Với những trường hợp bị viêm nướu răng tiến triển ở mức độ nghiêm trọng, khoảng sinh học bị phá vỡ. Bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ lớp răng sứ cũ. Kế đến tiến hành tiểu phẫu di dời và tái sinh khoảng sinh học. Đến khi khoảng sinh học dần ổn định (từ 20 – 30 ngày) bạn sẽ được bác sĩ tiến hành bọc lại răng sứ nhằm bảo vệ răng thật.
Ngoài ra, trong một số trường nha sĩ có thể đề nghị người bệnh bọc lại răng sứ để điều trị viêm nướu răng. Theo đó, răng sứ được bọc lại cần phải khích với thân răng, tránh gây ảnh hưởng đến vùng lợi, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
3. Chăm sóc nướu răng
Để kiểm soát tình trạng viêm lợi sau khi bọc răng sứ hiệu quả và phòng ngừa tái phát lâu dài. Bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chủ động trong việc vệ sinh răng miệng đúng cách, chăm sóc nướu răng như:
- Chải răng đều đặn từ 2 – 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 30 – 60 phút. Việc chải răng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm sạch các mảng bám men răng, đồng thời ngăn ngừa hình thành cao răng hiệu quả.
- Chọn các loại bàn chải có kích thước phù hợp, lông chải mềm, mảnh giúp làm sạch những mảng bám tích tụ ở kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn nên thay bàn chải định kỳ từ 3 – 4 tháng/ lần.
- Để răng hiệu quả làm sạch, bạn tham khảo dùng máy tăm nước và bàn chải điện. Thông thường, những sản phẩm này có khả năng làm sạch cao hơn những sản phẩm chăm sóc răng miệng thông thường.
- Sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch các mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng. Bên cạnh đó, bạn cần súc miệng với dung dịch sát khuẩn từ 2 lần mỗi ngày giúp loại bỏ những vi khuẩn ở khoang miệng, ngăn ngừa hơi thở có mùi hôi.
- Uống nhiều nước sẽ giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hình thành vôi răng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng keo cao su không thường nhằm kích thích hoạt động tiết nước bọt ở khoang miệng. Bên cạnh đó, nước bọt còn giúp kiểm soát sự phát triển quá mức của vi khuẩn và trung hòa axit.
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Uống thuốc giảm đau khi bị viêm lợi trùm răng khôn và lưu ý
Bị viêm lợi sau khi nhổ răng và cách chữa trị an toàn
Thuốc Sindolor Trị Viêm Lợi: Cách dùng, Thành phần, Review
Thử Ngay Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Lá Trầu Không
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!