Viêm lợi gây hôi miệng là tình trạng phổ biến ở nhiều người bởi các nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Biểu hiện này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng lại tác động tiêu cực đến khẩu vị, sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh.
Viêm lợi có gây hôi miệng không?
Viêm lợi là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tình trạng này đặc trưng bởi các mô nướu xung quanh răng bị phù nề, viêm nhiễm do những mảng bám trên bề mặt răng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Viêm nướu răng là vấn đề nha khoa ở mức độ nhẹ, tuy nhiên nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách, tổn thương do bệnh lý gây ra có thể tiến triển nặng nề dẫn đến viêm nha chu và phát sinh những biến chứng khác.
Các triệu chứng viêm lợi đặc trưng bởi tình trạng đau nhức, sưng mô nướu, đỏ và rất dễ chảy máu. Bệnh lý nếu không được kiểm soát sớm có thể ảnh hưởng đến cơ quan nâng đỡ răng như xương ổ răng, cement, dây chằng nha chu. Lâu dần có thể gây tụt lợi, răng bị lung lay, lỏng lẻo, đau nhức khi ăn uống.
Bên cạnh những tác động trên, viêm lợi còn có thể dẫn đến hiện tượng hôi miệng. Cụ thể những trường hợp mắc phải bệnh lý này, lượng vôi răng sẽ tích tụ ở chân răng và kẽ răng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và bài tiết độc tố. Hơn nữa, những độc tố cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Hôi miệng do viêm nướu răng gây ra còn có thể khởi phát khi những túi mủ ở lợi hình thành. Sau một thời gian tiến triển, các túi mủ này sẽ xuất hiện ở giữa mô nướu và chân răng. Trong túi có chứa mủ/ dịch kèm theo mùi hôi và vị khó chịu. Tình trạng này thường kéo dài dai dẳng dù người bệnh đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hiện tượng hôi miệng là dấu hiệu nhận thấy bệnh viêm lợi đã tiến triển trong thời gian dài. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nhưng tình trạng này có thể tác động trực tiếp đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày cũng như tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng hôi miệng còn có thể là hệ quả của các vấn đề răng miệng khác như viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,…
Các cách chữa viêm lợi hôi miệng hiệu quả
Viêm lợi gây hôi miệng là hiện tượng khá phổ biến. Để kiểm soát triệu chứng này, người bệnh cần chủ động điều trị bệnh lý dứt điểm, đồng thời kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó, có thể tận dụng các loại thảo dược từ tự nhiên để ngăn mùi hôi, mang lại hơi thở thơm mát.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng viêm nướu răng gây hôi miệng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả:
1. Áp dụng các cách chữa viêm lợi hôi miệng tại nhà
Việc áp dụng các cách chữa viêm lợi gây hôi miệng tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Đa số các cách chữa này đều tận dụng các dược liệu từ tự nhiên, có độ lành tính, an toàn và hạn chế phát sinh tác dụng trong quá trình thực hiện.
Dưới đây là những mẹo làm giảm tình trạng hôi miệng do viêm lợi gây ra:
- Súc miệng với nước muối ấm: Nước muối có đặc tính sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Ngậm và súc miệng với nước muối ấm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm ở các mô nướu, cải thiện tình trạng hôi miệng do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, những khoáng chất có trong muối còn hỗ trợ phục hồi men răng, tăng khả năng bám dính của chân răng và nướu răng.
- Sử dụng gừng tươi: Hàm lượng tinh dầu có trong gừng tươi được minh chứng có hiệu quả trong việc khử mùi tốt. Do đó, người bệnh có thể tận dụng dược liệu giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm lợi gây ra. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể ngậm vài lát gừng tươi sau mỗi lần chải răng hoặc dùng nước nước gừng sắc súc miệng mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
- Tận dụng tinh dầu đinh hương: Loại tinh dầu có công dụng khử mùi, giảm đau và gây tê hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể dùng dầu đinh hương pha với nước ấm để súc miệng mỗi ngày. Mẹo chữa này có thể làm giảm đau nhức, hôi miệng, phù nề và sưng đỏ ở mô nướu do bệnh lý gây ra.
- Các mẹo chữa khác: Bên cạnh những mẹo chữa trên, người bị hôi miệng do viêm nướu răng gây ra cũng có thể áp dụng một số cách khác như súc miệng với trà hoa cúc, dầu dừa, lá bạc hà, ngậm nước sắc lá trầu không kết hợp bổ sung một số thực phẩm khử mùi như trái cây, sữa chua, rau xanh,…
Những mẹo làm giảm hôi miệng viêm lợi tại nhà có thể cải thiện tình trạng của bạn rất tốt. Bên cạnh đó, biện pháp này còn mang lại hiệu quả trong cải thiện tình trạng đau nhức, chảy máu mô nướu, sưng nóng do ảnh hưởng của bệnh lý gây ra.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc sinh răng miệng là một trong những biện pháp giúp làm sạch các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó đẩy lùi tình trạng hơi thở có mùi do bệnh viêm lợi gây ra.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ hiện tượng hôi miệng do viêm nướu răng gây ra:
- Mỗi ngày chải răng từ 2 – 3 lần để giúp loại bỏ lượng thức ăn thừa và các mảng bám. Nhờ đó ngăn ngừa quá trình hình thành vôi răng, giảm sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý thao tác đúng cách, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở các kẽ răng. Bởi đây là những vị trí khuất, khó làm sạch nếu chỉ đánh răng thông thường.
- Để đẩy lùi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, bện nên dùng dung dịch súc miệng có tính sát khuẩn chứa Kẽm, Hydrogen Peroxide, Chlorhexidine, Hexetidine, fluor (khoáng chất thiết yếu hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng). Khi số lượng vi khuẩn trong khoang miệng giảm sẽ cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
- Viêm nướu răng là một trong những vấn đề nha khoa kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần. Do đó, người bệnh nên chủ động đến phòng khám để được thăm khám và lấy cao răng thường xuyên. Kỹ thuật sẽ giúp làm giảm số lượng vi khuẩn ở khoang miệng, làm giảm tình trạng hôi miệng.
3. Lấy cao răng
Lấy cao răng hay cạo vôi răng được xem là phương pháp tối ưu trong điều trị bệnh viêm nướu răng. Bởi tình trạng viêm, kích ứng, chảy máu hay hôi miệng đều bắt nguồn từ việc cao răng tích tụ trên bề mặt răng. Do đó, kỹ thuật cạo vôi răng sẽ giúp phòng ngừa các triệu chứng bệnh lý tiến triển, khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi hiệu quả.
Quy trình lấy cao răng chữa viêm lợi hôi miệng:
- Khám sức khỏe răng miệng tổng quát và tư vấn điều trị
- Bác sĩ dùng dụng cụ chuyên khoa để làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng, bên dưới nướu
- Sau khi loại bỏ cao răng, dùng dụng cụ đánh bóng giúp ngăn ngừa tích tụ các mảng bám, giúp răng sáng khỏe hơn.
Lấy cao răng không chỉ là phương pháp điều trị mà còn được xem là bước chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản. Để phòng ngừa viêm lợi cũng như những bệnh lý nha khoa, người bệnh nên tiến hành lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần. Nếu vôi răng bám chặt vào bề mặt răng sẽ không thể làm sạch thông quá vệ sinh răng miệng thông thường.
4. Sử dụng thuốc chữa viêm lợi hôi miệng
Bên cạnh kỹ thuật cạo vôi răng, bác sĩ nha khoa cũng có thể chỉ định các loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và khắc phục tình trạng hôi miệng do bệnh lý gây ra. Những nhóm thuốc điều trị này có khả năng sát trùng và kháng khuẩn hiệu quả.
Những loại thuốc trị viêm lợi hôi miệng phổ biến như:
- Gel bôi kháng khuẩn: Các loại gel bôi kháng khuẩn chứa Metronidazole thường được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn viêm nhiễm tại chỗ. Thuốc được dùng trực tiếp tại vùng mô nướu bị nhiễm trùng, sưng viêm nhằm kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
- Dung dịch súc miệng sát khuẩn: Dung dịch súc miệng sát khuẩn thường chứa Chlorhexidine, Hexetidine,… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây hại trong khoang miệng. Việc sử dụng nước súc miệng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây mùi hôi trong khoang miệng, hỗ trợ phục hồi các mô nướu bị thương tổn, kích ứng.
Những loại thuốc này được dùng với mục đích kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, mùi hôi ở khoang miệng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Viêm lợi gây hôi miệng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao tiếp cũng như tâm lý của người bệnh. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm nha chu và những biến chứng nặng nề khác tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng cũng như dự phòng tái phát lâu dài.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Viêm Lợi Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
Bị viêm lợi có ăn được thịt gà không?
Viêm Lợi Nổi Hạch Gây Sốt Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?
Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì? Top 7 loại hiệu quả cao
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!