Trám răng bằng Composite có bền không? Quy trình và chi phí

Trám răng bằng Composite được ưa chuộng nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, lành tính, miếng trám có màu sắc tương tự răng thật và chi phí hợp lý. Nếu có ý định thực hiện kỹ thuật này, bạn nên tìm hiểu về quy trình, độ bền, ưu nhược điểm,… trước khi đưa ra quyết định.

trám răng bằng composite
Composite là vật liệu hàn trám được ưa chuộng nhất hiện nay

Trám răng bằng Composite là kỹ thuật gì?

Composite là một trong những vật liệu trám răng (hàn răng) được ưa chuộng hiện nay. Composite thực chất là một loại nhựa tổng hợp với thành phần chính là polumer, thủy tinh, carbon, cellulose, thủy tinh, hạt đất sét, hạt kim loại,… Hiện nay, vật liệu Composite được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau – đặc biệt là nha khoa.

Từ khi ra đời, Composite đã tạo ra cuộc cách mạng đối với nền nha khoa thẩm mỹ. Vật liệu này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các chất liệu hàn răng truyền thống như Amalgam, xi măng sicilat, GIC, kim loại quý như vàng, bạc,… Trong đó, ưu điểm nổi bật nhất của Composite là màu sắc tương tự như răng thật nên mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, hoàn toàn không bị lộ khi ăn uống và giao tiếp.

Trám răng bằng Composite là kỹ thuật hàn trám trực tiếp, sử dụng Composite lỏng cho vào xoang trám. Sau đó, sử dụng công nghệ Laser Tech để làm đông miếng trám và tăng độ bám dính của miếng trám với răng thật. Chính vì vậy, kỹ thuật trám răng bằng Composite có quy trình khá đơn giản và có thể hoàn thành chỉ sau 1 buổi hẹn.

Khi nào nên trám răng bằng Composite?

Trám răng bằng Composite được áp dụng trong nhiều trường hợp. Composite có màu sắc tương tự như răng thật và độ bền khá cao nên còn được sử dụng để cải thiện một số khuyết điểm ở răng.

trám răng bằng composite có bền không
Kỹ thuật trám răng bằng Composite được áp dụng trong trường hợp sâu răng, viêm tủy răng, mòn cổ răng,…

Các trường hợp nên trám răng bằng Composite:

  • Sâu răng đã hình thành lỗ sâu
  • Viêm tủy răng
  • Răng sứt, mẻ
  • Răng bị mòn men ở phần cổ răng có thể trám răng Composite để giảm ê buốt và bảo vệ phần ngà răng bên trong
  • Răng thưa
  • Răng bị ố màu ở một vài vị trí

Trám răng bằng Composite mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nên thường được ưu tiên thực hiện ở những răng bị lộ ra bên ngoài khi giao tiếp như răng cửa và răng tiền hàm. Tuy nhiên, Composite không phù hợp với những trường hợp răng tổn thương nặng dẫn đến mất nhiều mô cứng. Trong trường hợp này, cần sử dụng các vật liệu có độ cứng chắc cao hơn như sứ hoặc kim loại.

Quy trình trám răng bằng Composite

Trám răng bằng Composite là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và chỉ mất khoảng 1 buổi hẹn để hoàn thành. Tùy theo mức độ tổn thương của răng, thời gian thực hiện phương pháp này có thể kéo dài khoảng 15 – 30 phút.

trám răng bằng composite có bền không
Quy trình trám răng bằng Composite tương đối đơn giản và thường chỉ mất khoảng 15 – 30 phút để hoàn thành

Các bước hàn trám răng bằng vật liệu Composite:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi hàn trám răng bằng Composite, bác sĩ sẽ tiến hành khám răng miệng và chụp X-Quang để đánh giá sức khỏe răng miệng. Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định kỹ thuật hàn trám phù hợp nhất.

Hiện nay, Composite được sử dụng để trám răng trong rất nhiều trường hợp. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tính chất, ưu nhược điểm và chi phí của kỹ thuật này. Hàn răng bằng Composite chỉ được tiến hành khi người bệnh hiểu rõ về phương pháp và đồng ý thực hiện.

Bước 2: Vệ sinh răng cần trám và gây tê

Vệ sinh răng miệng là biện pháp cần được thực hiện trước khi can thiệp bất cứ phương pháp nha khoa nào. Bác sĩ thường chỉ vệ sinh răng cần trám để hạn chế viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu vôi răng tích tụ nhiều, cạo vôi răng sẽ được thực hiện trước khi hàn trám bằng Composite.

Kế tiếp, sử dụng thuốc gây tê cục bộ để giảm cảm giác đau nhức và khó chịu trong quá trình hàn trám. Đối với những trường hợp mắc các bệnh lý nha khoa, bác sĩ cần loại bỏ tủy răng và làm sạch phần ngà răng bị mục, sâu trước khi hàn trám.

Bước 3: Tạo hình xoang trám

Tổn thương ở răng thường có bờ lởm chởm nên khó có thể trám bít hoàn toàn. Do đó trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ tạo hình xoang trám bằng dụng cụ chuyên dụng. Việc tạo hình xoang trước khi thực hiện giúp quá trình trám răng diễn ra thuận lợi hơn.

Bước 4: Tiến hành trám răng

Sau đó, sử dụng Composite dạng lỏng vào xoang trám hoặc che phủ lên phần men răng bị mòn, ố màu. Vật liệu ở dạng lỏng nên bác sĩ có thể dễ dàng điều chỉnh để trám bít hoàn toàn các lỗ hổng trong cấu trúc răng. Cuối cùng, sử dụng tia laser nhằm tạo ra phản ứng quang trùng hợp nhằm làm đông miếng trám. Quá trình này chỉ mất khoảng 40 giây.

Bước 5: Chỉnh sửa miếng trám

Sau khi miếng trám đông lại, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mài để làm nhẵn và đánh bóng miếng trám. Đây là bước rất quan trọng trong quá trình hàn trám. Nếu mài không đúng kỹ thuật, răng có thể bị cộm và gặp phải khó khăn trong quá trình ăn uống.

Sau khi kết thúc quá trình trám răng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vết trám và hướng dẫn cách chăm sóc. Tương tự như hàn răng bằng các chất liệu khác, trám răng bằng Composite không phải kiêng cữ quá nhiều. Tuy nhiên để tăng độ bền của miếng trám, nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và dùng thức ăn mềm, lỏng trong vài ngày đầu.

Hàn trám răng bằng Composite có giá bao nhiêu?

Chi phí hàn trám răng bằng vật liệu Composite cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Trên thực tế, Composite là vật liệu hàn trám có chi phí khá hợp lý, độ bền tương đối và hiệu quả thẩm mỹ cao. Đây cũng là lý do vì sao trám răng bằng Composite trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây.

Chi phí trám răng bằng Composite có sự chênh lệch giữa các bệnh viện/ nha khoa và tình trạng răng miệng (sâu răng, mòn men răng, sâu kẽ, răng nứt, mẻ,…). Vì vậy để biết chính xác giá thành khi thực hiện kỹ thuật này, bạn nên trao đổi với bác sĩ, nhân viên tại cơ sở có ý định hàn trám.

trám răng bằng composite giá bao nhiêu
Hàn trám răng bằng Composite giá bao nhiêu?

Chi phí hàn răng bằng vật liệu Composite (tham khảo):

  • Trám răng sữa có giá khoảng 70.000 – 100.000 đồng/ răng
  • Trám răng sâu bằng Composite (không lấy tủy) có giá 200 – 300.000 đồng/ răng
  • Trám kẽ răng bằng Composite có giá 300.000 đồng
  • Trám cổ răng do mòn men bằng Composite có giá 200 – 300.000 đồng/ răng
  • Đắp mặt răng bằng Composite có giá 400.000 đồng/ răng

Nếu có tham gia BHYT, bạn nên hàn trám răng tại bệnh viện đúng tuyến để được miễn giảm chi phí.

Trám răng bằng Composite có bền không?

Ngoài vấn đề chi phí và quy trình, trám răng Composite có bền không cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Composite là vật liệu được ưa chuộng nhờ có màu sắc tương tự răng thật, an toàn, lành tính và chi phí hợp lý. Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt, trám răng bằng Composite có độ bền khoảng 2 – 3 năm.

Ngoài ra, độ bền của miếng trám còn phụ thuộc vào kỹ thuật hàn trám của bác sĩ và chế độ chăm sóc của từng người. Miếng trám có thể bị bong bật, hở và nứt sớm hơn nếu không chăm sóc đúng cách, thường xuyên dùng thức ăn cứng, khô và dai.

Ưu điểm – Hạn chế khi trám răng bằng Composite

Composite là vật liệu hàn trám răng được sử dụng phổ biến bên cạnh GIC, xi măng sicilat, Amalgam, kim loại vàng, bạc,… Nếu đang băn khoăn trong việc lựa chọn vật liệu hàn trám, bạn nên xem xét ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật trám răng bằng Composite trước khi đưa ra quyết định.

– Ưu điểm của kỹ thuật trám răng bằng Composite:

  • Composite thực chất là nhựa tổng hợp nên an toàn và lành tính đối với sức khỏe. Do đó, kỹ thuật trám răng bằng Composite thường được ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người có cơ địa nhạy cảm.
  • Vật liệu Composite có màu sắc tương tự răng thật, hài hòa, không bị lộ khi ăn uống và giao tiếp.
  • Composite có khả năng chịu lực và độ bền khá tốt. Ngoài ra, miếng trám có chất liệu này ít bị ố màu hơn xi măng silicat.
  • Trám răng bằng Composite có chi phí hợp lý nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

– Hạn chế khi trám răng bằng Composite:

  • Mất nhiều thời gian thực hiện hơn so với hàn răng bằng Amalgam và các chất liệu truyền thống
  • Khả năng chịu lực không quá tốt nên có thể bị bong bật, hở và nứt mẻ nếu đánh răng quá mạnh, ăn thực phẩm cứng, khô và dai
  • Vẫn có thể bị ố vàng sau một thời gian nếu không được chăm sóc đúng cách

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về việc có nên trám răng bằng Composite hay không. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng, cơ địa và nhu cầu của từng bệnh nhân để đưa ra lời khuyên hữu ích nhất.

Một số lưu ý khi trám răng bằng Composite

Trám răng bằng Composite là kỹ thuật nha khoa được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

trám răng bằng composite giá bao nhiêu
Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng sau khi trám răng bằng Composite
  • Composite là vật liệu nha khoa có nhiều ưu điểm nên hầu hết các phòng khám nha khoa đều sử dụng trong quá trình hàn trám. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn phòng khám/ bệnh viện đáng tin cậy nếu có ý định thực hiện.
  • Hàn trám răng bằng Composite chỉ thích hợp trong trường hợp miếng trám không quá lớn. Nếu răng bị hư tổn nặng, nên xem xét trám răng Inlay/ Onlay hoặc sử dụng các vật liệu có độ cứng cao hơn. Sử dụng Composite cho vết trám lớn – đặc biệt là ở vị trí răng hàm rất dễ gặp phải tình trạng hở, nứt và bong bật miếng trám sau một thời gian.
  • Sau khi trám răng, cần tránh ăn uống trong khoảng 2 giờ đầu tiên. Sau đó, có thể dùng các món ăn mềm, nguội để giảm áp lực lên răng. Bên cạnh chế độ ăn uống, nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ răng và tránh tình trạng miếng trám hở, bong.
  • Cần thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám như hút thuốc lá, nghiến răng, dùng rượu bia, sử dụng răng cắn, xé các vật cứng,…
  • Khám nha khoa 2 lần/ năm để được đánh giá tình trạng miếng trám và lấy cao răng định kỳ. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ thay thế miếng trám trong trường hợp miếng trám đã cũ hoặc có dấu hiệu bong bật, cộm và hở.

Trám răng bằng Composite là kỹ thuật hàn trám được ưa chuộng hiện nay. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về quy trình, ưu điểm, hạn chế, chi phí và độ bền của vật liệu này. Trước khi thực hiện, nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được vật liệu hàn trám phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Bình luận ( 1 )

  1. tuhIlluby Trả lời
    Hà Nội 25/07/2023 Khách hàng đã được xác thực


    This instrument is similar to a television set. Rnwwmn – Cialis Rzaoem Kamagra Online In Svizzera cialis from india Xhczwr Viagra Cialis Ecc – cialis coupons cialis y la disfuncion erectil Mnjoas